TIN TỨC-SỰ KIỆN

100% làng nghề ô nhiễm

Ngày đăng: 20 | 09 | 2011

Báo động đỏ này về ô nhiễm môi trường làng nghề vừa được Bộ NNPTNT đưa ra, cho thấy còn nhiều việc phải làm để bảo vệ môi trường nông thôn.

Bệnh tật của người dân gia tăng
Theo đánh giá mới đây của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau 2 đợt làm việc với 2 tỉnh có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước là Bắc Ninh và Hà Nội cho thấy, nồng độ khí độc hại trong môi trường đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần; nồng độ bụi, benzen, SO2… đều vượt tiêu chuẩn Việt Nam từ 1,3-1,8 lần.
Tình trạng thu mua, tái chế túi nylon ở xã Phụng Thượng (Phúc Thọ, Hà Nội) gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
 
Đặc biệt, các làng nghề chế biến giấy như ở Phong Khê (Bắc Ninh) chứa đựng tất cả các yếu tố nguy hại như tiếng ồn, bụi bông, bụi giấy, hóa chất nhuộm, nước thải chứa javen và các chất độc hại khác gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Đánh giá của Đoàn giám sát còn cho thấy, ô nhiễm ở các làng nghề chế biến giấy chủ yếu từ nước thải ở công đoạn ngâm tẩm, nấu và nghiền nguyên liệu cũng như công đoạn xeo giấy. Chỉ tính riêng 2 làng nghề Dương Ô (Bắc Ninh) và Phúc Lâm (Bắc Giang) mỗi ngày thải vào nguồn nước mặt khoảng từ 1.450-3.000kg COD và 3.000kg bột giấy…
Ở những làng nghề chế biến nông sản như rượu Vân Hà, bún Đa Mai, làng mì Dĩnh Kế (Bắc Giang), sau quá trình sản xuất, nước thải không qua xử lý đổ thẳng ra hệ thống ao, hồ. Thực tế ở làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội), 100% số lượng quan trắc đều xác định có ít nhất 1 chỉ tiêu phân tích nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10-14 lần.
Còn theo TS Nguyễn Mạnh Dũng (Cục Chế biến Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối), kết quả điều tra y tế tại các làng nghề cho thấy, tỷ lệ lao động mắc bệnh nghề nghiệp ở các làng nghề Dương Liễu, (Hà Nội), bún bánh Vũ Hội (Thái Bình) là 70%, làng rượu Tân Độ (Thái Bình), làng bún bánh Yên Ninh (Ninh Bình) là 10%...
Phát triển thiếu bền vững
Trong 5 năm (2006-2010), Bộ NNPTNT đã phối hợp với các cơ quan hữu quan về môi trường để tiến hành điều tra, khảo sát thực tế tại 52 làng nghề, tập trung vào 7 loại hình làng nghề đặc trưng như: Chế biến lương thực, thực phẩm; vật liệu xây dựng; dệt nhuộm; tái chế giấy; tái chế kim loại.
Kết quả cho thấy có 24 làng nghề ô nhiễm nặng (46,2%), 14 làng nghề ô nhiễm vừa (26,9%) và 14 làng nghề ô nhiễm nhẹ (26,9%). Nhiều làng nghề như sơn mài Hạ Thái, Duyên Thái (Thường Tín, Hà Nội), giày Hoàng Diệu, Gia Lộc (Hải Dương), đồ gỗ và sơn mài mỹ nghệ ở Đồng Nai… đã có đội ngũ chuyên thu gom rác thải, nhưng với phương tiện còn thô sơ nên chưa giải quyết được dứt điểm những bức xúc về việc tràn lan chất thải ở các khu vực dân cư.
Tăng cường quản lý tài nguyên nước
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng, các cơ quan liên quan và các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ điều tra, đánh giá mức độ nhiễm mặn, ô nhiễm môi trường nguồn nước ngầm, đề xuất các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, bảo đảm phát triển bền vững. Đặc biệt chú trọng công tác cấp giấy phép, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác tài nguyên nước dưới đất.
Theo TS Dũng, phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là chủ trương, quan điểm rõ ràng, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, đến nay, công tác bảo vệ môi trường ở các làng nghề còn nhiều hạn chế.
"Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề chưa thực sự đồng bộ, đầy đủ rõ ràng, trong đó đặc biệt là phân cấp từ trung ương đến địa phương cũng như phân công trách nhiệm cho từng đối tượng"- TS Dũng nhấn mạnh.
Về vấn đề này, ông Đinh Vũ Thanh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ môi trường (Bộ NNPTNT) cho rằng, phát triển bền vững là vấn đề đa mục tiêu, cần có cách tiếp cận tổng hợp, liên ngành, liên vùng trong quá trình thực hiện để đạt chuỗi mục tiêu: Lợi ích kinh tế- an sinh xã hội - an toàn môi trường.
Theo Nông thôn ngày nay
 

 

NỘI DUNG KHÁC

Tình trạng mất thương hiệu nông sản: Không thể đổ lỗi cho nông dân

20-9-2011

Sự kiện thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị doanh nghiệp Trung Quốc chiếm dụng là bài học lớn để đánh thức ý thức xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho nhiều loại nông sản nổi tiếng khác.

Những phong trào đẩy nông dân xa đất

20-9-2011

Cắt giảm đầu tư công là một trong những giải pháp được Chính phủ ưu tiên hàng đầu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Song hiện nay vẫn có hàng loạt dự án đầu tư công chạy theo phong trào, gây lãng phí ngân sách Nhà nước, thậm chí nhiều dự án mang tính phong trào còn khiến nông dân rơi vào cảnh mất đất, không việc làm...

Gom mía sớm để đảm bảo lợi ích cho nông dân

20-9-2011

Hiện, vùng nguyên liệu mía 16.000ha phía Đông tỉnh Gia Lai đang do 2 doanh nghiệp sản xuất mía đường là An Khê và Bình Định đầu tư, trong đó Công ty cổ phần Đường Bình Định đầu tư gần 5.000ha. Theo chu kỳ, vụ thu hoạch mía khởi động vào đầu tháng 11, song năm nay, Công ty cổ phần Đường Bình Định sẽ tiến hành gom mua mía sớm hơn 1 tháng.

Bảo hiểm nông nghiệp bắt đầu “vào guồng”

20-9-2011

Bộ Tài chính vừa có quyết định chính thức cho phép Bảo Minh được tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013.

Bài học từ vụ mất thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

19-9-2011

Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk đã bị đăng ký bảo hộ độc quyền trong vòng 10 năm tại Trung Quốc. Trong khi đó, thương hiệu cà phê Đắk Lắk cũng bị một công ty của Pháp đăng ký bảo hộ ở hơn 10 quốc gia khác nhau. Đây không phải là lần đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam bị lấy mất thương hiệu.

Trồng cà phê chè, mau chóng vươn lên giàu có

19-9-2011

Chúng ta biết rằng, trên thị trường thế giới chỉ có hai loại cà phê được tiêu dùng và buôn bán chủ yếu là cà phê vối và cà phê chè. Cả hai loại đều có xuất xứ từ châu Phi xa xôi.

Mô hình thí điểm dạy nghề nông dân: Dạy nghề để tạo vùng chuyên canh

19-9-2011

Tới tháng 9.2011, đã có hàng trăm lớp dạy nghề theo 3 mô hình thí điểm được mở trong cả nước. Đây là những “hạt nhân” về cách thức tổ chức, liên kết tạo việc làm để nhân rộng trong thời gian tới.

Khó tiếp cận nguồn vốn giá rẻ

19-9-2011

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã có 34/42 ngân hàng thương mại (NHTM) công bố hạ lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuống 17-19%/năm nhưng trên thực tế không nhiều doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ này.

Nhiều chính sách hỗ trợ nông dân trồng bông vải

19-9-2011

Ông Hồ Đăng Phú, Giám đốc Cty CP Bông Tây Nguyên cho biết:

Dốc sức cho vụ đông

19-9-2011

Chưa vụ đông năm nào như vụ đông năm nay, cả Bí thư và Chủ tịch tỉnh Yên Bái đều xắn quần lội ruộng trong ngày ra quân SX vụ đông. Kế hoạch SX vụ đông 2011 Yên Bái trồng 11.000ha các loại cây trồng, trong đó có 3.000 ha ngô đông trên đất 2 lúa. Thời gian trồng ngô đông đang gấp rút từng ngày, phương châm "sáng lúa chiều ngô" được áp dụng khắp các bản làng…

Bài toán cây trồng chuyển gien

19-9-2011

Đã có rất nhiều tranh cãi về lợi ích cũng như những nguy cơ tiềm ẩn của cây trồng biến đổi gien. Dù vậy, VN đã xác định tính cần thiết của cây trồng này trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi trong nước ngày càng cao.

Giá gạo tăng tác động tới đời sống nhiều gia đình Việt Nam

16-9-2011

Đó là kết quả nghiên cứu của Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương (IRC) và Trung tâm Thông tin PTNNNT (AGROINFO) tại hội thảo ““Tác động của khủng hoảng giá lương thực đến nghèo đói và phúc lợi hộ gia đình Việt Nam” diễn ra sáng 15-09-2011tại tầng 1, số 16 Thụy Khuê – Tây Hồ - Hà Nội.