TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bài toán cây trồng chuyển gien

Ngày đăng: 19 | 09 | 2011

Đã có rất nhiều tranh cãi về lợi ích cũng như những nguy cơ tiềm ẩn của cây trồng biến đổi gien. Dù vậy, VN đã xác định tính cần thiết của cây trồng này trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi trong nước ngày càng cao.

Giống ngô biến đổi gien đang được trồng khảo nghiệm trên diện rộng tại VN
 
Không còn xa lạ
Cây trồng biến đổi gien là cây trồng được thay đổi vật liệu di truyền (DNA) bằng công nghệ sinh học hiện đại, còn gọi là công nghệ chuyển gien (GM). Thuốc lá là cây trồng GM kháng thuốc diệt cỏ đầu tiên đã được thử nghiệm trên đồng ruộng ở Mỹ và Pháp từ năm 1986. 10 năm sau, cây trồng GM được trồng thương mại đại trà. Về mặt lợi ích, cây trồng GM có thể góp phần đảm bảo an ninh lương thực và hạ giá thành lương thực trên giới thông qua việc tăng năng suất mùa vụ. Theo tính toán, thế giới cần phải sản xuất một lượng lương thực nhiều gấp đôi so với hiện nay để nuôi 8 tỉ người vào năm 2025, nhiều gấp 3 để nuôi 10 tỉ người vào năm 2050. Kỹ thuật tạo giống cổ điển kiểu lai hữu tính không còn khả năng tăng cao năng suất như trước đây mà chỉ còn tăng được 1,5% mỗi năm trong khi kỹ thuật biến đổi gien đã cho thấy khả năng tạo một bước nhảy vọt, không những trong việc tăng năng suất và chất lượng cây trồng mà còn bảo tồn đa dạng sinh học, giảm tác hại của các hoạt động nông nghiệp đối với môi trường, giảm tác hại của biến đổi khí hậu...
Lộ trình phát triển
Giai đoạn 2006 - 2010: thử nghiệm một số giống cây trồng GM trên đồng ruộng. Từ 2011 - 2015 đưa một số giống cây trồng GM (ngô, đậu tương và bông) vào sản xuất thương mại. Đến năm 2020, diện tích một số cây trồng GM (bông, ngô, đậu tương) đạt 30 - 50%.
(Quyết định 11/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12.1.2006)
TS Clive James - Chủ tịch, người sáng lập Dịch vụ quốc tế về tiếp thu các ứng dụng cây trồng GM trong nông nghiệp (ISAAA) - cho biết đến nay diện tích cây trồng GM như đậu tương, ngô, bông, cải dầu, đu đủ, cỏ linh lăng, củ cải đường... (tính lũy kế) đã vượt 1 tỉ ha. Theo ISAAA, trong số 29 nước trồng cây GM trong năm 2010 có 19 nước đang phát triển, chỉ có 10 nước công nghiệp. Ông James cho biết: “Từ năm 1996 đến năm 2009, cây trồng GM đã góp phần vào tính bền vững và sự biến đổi khí hậu bằng cách: sản lượng cây trồng ngày càng tăng và trị giá 65 tỉ USD, tạo môi trường tốt hơn với việc tiết kiệm 393 triệu tấn thuốc trừ sâu…”.
Hiện Mỹ, Canada và các nước đang phát triển khu vực Mỹ La-tinh, châu Phi, châu Á ủng hộ việc sử dụng cây trồng GM. Riêng các nước châu Âu lúc đầu rất dè dặt đối với cây trồng này nhưng đến nay đã dần chấp nhận.
Những bước đầu tiên
VN hiện là một nước sản xuất, xuất khẩu nhiều nông sản nhưng có một nghịch lý là chúng ta vẫn đang nhập khẩu và lệ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu nông sản từ các nước khác. Cụ thể, hằng năm VN vẫn phải nhập ngô, đậu tương cho chế biến thức ăn chăn nuôi; nhập bông vải cho dệt may… Hiện sản lượng ngô VN chỉ đứng mức khoảng 4 triệu tấn, trong khi nhu cầu sử dụng cho ngành chăn nuôi lên tới 5,5 triệu tấn. Vì vậy, mỗi năm chúng ta phải mất khoảng nửa tỉ USD để nhập khẩu ngô, chủ yếu làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Trong khi đó, 10 năm qua, diện tích đậu tương của nước ta mỗi năm một giảm vì năng suất quá thấp.
Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN, năm 2010, VN nhập 2,76 triệu tấn đậu tương, trị giá 1,16 tỉ USD. Năm 2011, sản xuất đậu tương trong nước dự báo cao nhất chỉ đạt gần 300.000 tấn, đáp ứng 7,5% nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Chưa kể, nhu cầu đậu tương để sản xuất dầu đậu tương cho người cũng rất lớn. Việc phát triển cây trồng GM là giải pháp khả dĩ có thể giúp VN thoát khỏi tình trạng lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu hiện nay. Hiện VN đang trong giai đoạn khảo nghiệm trên diện rộng các giống ngô GM trên đồng ruộng. Nếu thuận lợi, năm 2012 nông dân mới có thể trồng đại trà giống ngô này.
TS Lê Huy Hàm - Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) - nói rằng VN là nước nông nghiệp nhưng trong tương lai sẽ phải đối mặt với những thách thức về an ninh lương thực. Theo dự báo, dân số nước ta vào năm 2020 là 100 triệu người và năm 2050 lên tới 130 triệu nên sản lượng ngũ cốc phải đạt được vào năm 2020 là 50 triệu tấn và năm 2050 là 80 triệu tấn. Trong khi đó, hiện nay mỗi năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu 1 triệu tấn ngô, 2 triệu tấn đỗ tương để phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi; diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần, biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Trong bối cảnh này, ứng dụng GM đang là một trong những hướng đi để tăng năng suất cây trồng.
Theo Thanh niên

Nguồn:http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110919/Bai-toan-cay-trong-chuyen-gien.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Giá gạo tăng tác động tới đời sống nhiều gia đình Việt Nam

16-9-2011

Đó là kết quả nghiên cứu của Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương (IRC) và Trung tâm Thông tin PTNNNT (AGROINFO) tại hội thảo ““Tác động của khủng hoảng giá lương thực đến nghèo đói và phúc lợi hộ gia đình Việt Nam” diễn ra sáng 15-09-2011tại tầng 1, số 16 Thụy Khuê – Tây Hồ - Hà Nội.

Bảo đảm sự phát triển toàn diện và bền vững của nông nghiệp, nông dân, nông thôn

16-9-2011

Ngày 15/9, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Tổng lực cho xây dựng nông thôn

16-9-2011

Cả hệ thống chính trị phải tiếp tục vào cuộc mạnh mẽ, thực hiện Nghị quyết về Nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Sẽ có quy định đối với nghề giúp việc gia đình

16-9-2011

Dự kiến các gia đình khi thuê người giúp việc phải ký hợp đồng lao động và đảm bảo các quyền lợi cho họ theo tiêu chuẩn của Bộ luật Lao động. Đây là quy định của bốn điều mới bổ sung vào Bộ luật Lao động đang được sửa đổi. Tuy nhiên làm thế nào để sau khi các quy định đó ra đời phải thực thi được là điều phải tính…

Bảy nỗi lo của nông dân

16-9-2011

T.Ư Hội Nông dân Việt Nam vừa có báo cáo về tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn (NN, ND, NT) sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 26 Hội nghị T.Ư 7 (khóa X).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Bộ NNPTNT: Sẽ tăng đầu tư cho tam nông lên 2,5 lần

16-9-2011

Hôm qua (15.9), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi làm việc với Bộ NNPTNT về tình hình thực hiện Nghị quyết 26 về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” sau 3 năm triển khai.

Cà phê Buôn Ma Thuột bị xâm hại thương hiệu: Lo cho nông sản Việt

16-9-2011

Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) vừa bị một doanh nghiệp Trung Quốc xâm hại đã làm dấy lên mối quan tâm, lo lắng xung quanh vấn đề bảo vệ thương hiệu nông sản Việt.

Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho 7 doanh nghiệp

16-9-2011

Bộ Tài chính vừa ra Quyết định số 2170/QĐ-BTC công bố danh sách 7 doanh nghiệp bảo hiểm được lựa chọn triển khai thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản và muối nhập khẩu

16-9-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) cho biết: Từ hôm nay (16-9), các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành của Việt Nam và tàu cá có công suất máy chính từ 50 CV trở lên sẽ phải kiểm tra, chứng nhận nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm, theo quy định của Việt Nam và của nước nhập khẩu.

Tăng giá lương thực và những tác động đến nghèo đói và phúc lợi ở Việt Nam

16-9-2011

Giá gạo tăng đã làm tăng phúc lợi bình quân của các hộ gia đình ở Việt Nam lên 8,8% và làm giảm tỷ lệ nghèo ở Việt Nam 1,5 điểm phần trăm. Tuy nhiên, giá gạo tăng lại có tác động tiêu cực đến đời sống của các hộ vẫn là hộ nghèo, đặc biệt các hộ nghèo sống ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, Tây Bắc và Đông Nam Bộ.

Chính sách tín dụng phục vụ tam nông: Phao cứu sinh cho dân nghèo

16-9-2011

Nói đến Nghị định 41 của Chính phủ về chính sách tín dụng mới, người dân xã Phú Tân, huyện Phú Tân, Cà Mau hầu hết đều... ngơ ngác. Bởi dân ở xã nghèo này chỉ quen gọi Nghị định 41 bằng cái tên rất riêng của họ: Nghị định “cứu mạng”.

Sẽ hỗ trợ đến 70% viện phí cho người cận nghèo

16-9-2011

Dù đã được chuẩn bị từ lâu nhưng việc tăng viện phí vốn là vấn đề nhạy cảm liên quan đến hàng chục triệu người dân nên đến nay Bộ Y tế mới thúc đẩy triển khai.