TIN TỨC-SỰ KIỆN

GS. Peter Timmer nhận Giải thưởng kinh tế Leontief 2012

Ngày đăng: 22 | 09 | 2011

Viện phát triển và môi trường toàn cầu thuộc Đại học Tufts (GDAE) sẽ trao giải thưởng Leontief năm 2012 cho Giáo sư C. Peter Timmer - Đại học Harvard và GS. Michael Lipton - Đại học Sussex vvì những đóng góp to lớn để giải quyết"Khủng hoảng lương thực toàn cầu và Tương lai của ngành nông nghiệp”.

Ông Neve Goodwin, đồng giám đốc của GDAE cho biết: “cơn khủng hoảng lương thực hiện nay là dấu hiệu sớm của một trong những thách thức lớn nhất đối với kinh tế, nhân đạo và môi trường trong thời đại của chúng ta”. “ Michael Lipton và C.Peter Timmer là những “người khổng lồ”trong lĩnh vực chính sách lương thực và nông nghiệp. Nghiên cứu và các bài viết của họ đã đưa ra định hướng quan trọng về nhận thức cũng như những cơ sở thực tiễn cần thiết để giải quyết những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt”.
Lễ trao giải sẽ diễn ra vào 3/4/2012 tại Medford, Đại học Tufts.
Giải thưởng Leontief cho những đóng góp nổi bật trong lý thuyết kinh tế được trao cho các nhà kinh tế có công trình nghiên cứu, như công trình nghiên cứu của Viện và của Leontief, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, nhằm thúc đẩy nhận thức toàn diện về các quá trình kết hợp giữa xã hội và môi trường. Giải thưởng năm 2000 được trao cho John Kenneth Galbrianth và Amartya Sen, người đã dành được giải Nobel.
Giải thưởng Leontief mang tênNhà kinh tế lỗi lạc Wassily Leontief (1906-1999), ông không chỉ nổi tiếng với phương pháp “input-output”  (nhờ đó ông được giải kinh tế học của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel năm 1973), mà còn có nhiều ảnh hưởng trong một lĩnh vực quan trọng khác trong sự nghiệp của ông nhờ những đóng góp về khoa học luận và phương pháp luận kinh tế.
GS. Timmer  là một nhà khoa học, người bạn thân thiết với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn (IPSARD), và có quan hệ gần gũi với nông nghiệp Việt Nam.
GS.Peter Timmer tại một buổi làm việc với IPSARD
Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn (IPSARD) xin chúc mừng GS. Timmer đã vinh dự được nhận giải thưởng danh giá mang tên Nhà kinh tế Leontief năm nay. Giải thưởng này không chỉ mang lại vinh dự cho cá nhân Giáo sư mà là sự khích lệ hơn nữa của Hệ thống giải thưởng trên thế giới nhằm phát triển và tôn vinh khoa học về kinh tế Nông nghiệp.
 
GS. Timmer là chuyên gia hàng đầu thế giới về kinh tế nông nghiệp và kinh tế phát triển với số lượng lớn đóng góp nghiên cứu khoa học và uy tín quốc tế thông qua các hoạt động cố vấn chính sách phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực cho chính phủ các quốc gia Đông và Đông Nam Á. Năm 1992, GS. Timmer nhận Huân chương Danh dự cao nhất (Bingtang Jasa Utama) của Cộng hòa Indonesia, tôn vinh những đóng góp của ông cho chính sách an ninh lương thực của quốc gia này. Giáo sư C.Peter Timmer đã giảng dạy trên 40 năm tại các trường đại học danh tiếng nhất của Hoa Kỳ: Đại học Harvard (1967 - 1972), (1977 - 1998); Đại học Stanford (1968 - 1975), (2007 - 2008); Đại học Cornell (1975 - 1977); Đại học California (1998 - 2003).
GS. Timmer hiện đang cố vấn chiến lược hoạt động cho Bill & Melinda Gates Foundation trong hai lĩnh vực: phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực.
Trong lần tới thăm Việt Nam vào năm 2008, GS. Timmer gặp gỡ nhiều vị lãnh đạo nông nghiệp Việt Nam, các nhà nghiên cứu và quy hoạch chính sách đầu ngành. Đây là thời điểm thế giới đối diện với khủng hoảng lương thực, thị trường gạo Việt Nam đang có nhiều biến động. GS. Timmer khi đó đã nhận định giá gạo tuy đang tăng cao nhưng sẽ nhanh chóng đảo chiều. Sau đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã thực hiện các điều chỉnh chính sách.
Từ 11/11/2011, GS. Peter Timmer hỗ trợ các đồng nghiệp nghiên cứu Việt Nam thúc đẩy Sáng kiến Chính sách Nông nghiệp và Lương thực Việt Nam- VIFAP (www.vifap.org). Ông hiện đang dành thời gian cho VIFAP với vai trò Chủ tịch Danh dự của Sáng kiến này.
Thời gian qua, GS. Peter Timmer nhiều lần sang Việt Nam để tham gia các Hội thảo khoa học cũng như tập huấn, tư vấn chính sách cho Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp. Lần sang Việt Nam gần đây nhất của ông là tại Hội thảo bàn tròn “Tác động của việc tăng giá lương thực đến nền kinh tế và đời sống nông dân Việt Nam” diễn ra ngày 9/3/2011 tại Hà Nội do IPSARD tổ chức. Tại đây, thêm một lần nữa GS. Peter Timmer khẳng định rằng: “Sẽ không có khủng hoảng lương thực, thậm chí đây còn là dấu hiệu tốt cho Việt Nam”. Sau 6 tháng, đến nay, những dự báo của ông hoàn toàn đúng với thực tiễn.
 
Phòng Truyền thông &ĐTCS - AGROINFO

 

NỘI DUNG KHÁC

100% làng nghề ô nhiễm

20-9-2011

Báo động đỏ này về ô nhiễm môi trường làng nghề vừa được Bộ NNPTNT đưa ra, cho thấy còn nhiều việc phải làm để bảo vệ môi trường nông thôn.

Tình trạng mất thương hiệu nông sản: Không thể đổ lỗi cho nông dân

20-9-2011

Sự kiện thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị doanh nghiệp Trung Quốc chiếm dụng là bài học lớn để đánh thức ý thức xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho nhiều loại nông sản nổi tiếng khác.

Những phong trào đẩy nông dân xa đất

20-9-2011

Cắt giảm đầu tư công là một trong những giải pháp được Chính phủ ưu tiên hàng đầu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Song hiện nay vẫn có hàng loạt dự án đầu tư công chạy theo phong trào, gây lãng phí ngân sách Nhà nước, thậm chí nhiều dự án mang tính phong trào còn khiến nông dân rơi vào cảnh mất đất, không việc làm...

Gom mía sớm để đảm bảo lợi ích cho nông dân

20-9-2011

Hiện, vùng nguyên liệu mía 16.000ha phía Đông tỉnh Gia Lai đang do 2 doanh nghiệp sản xuất mía đường là An Khê và Bình Định đầu tư, trong đó Công ty cổ phần Đường Bình Định đầu tư gần 5.000ha. Theo chu kỳ, vụ thu hoạch mía khởi động vào đầu tháng 11, song năm nay, Công ty cổ phần Đường Bình Định sẽ tiến hành gom mua mía sớm hơn 1 tháng.

Bảo hiểm nông nghiệp bắt đầu “vào guồng”

20-9-2011

Bộ Tài chính vừa có quyết định chính thức cho phép Bảo Minh được tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013.

Bài học từ vụ mất thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

19-9-2011

Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk đã bị đăng ký bảo hộ độc quyền trong vòng 10 năm tại Trung Quốc. Trong khi đó, thương hiệu cà phê Đắk Lắk cũng bị một công ty của Pháp đăng ký bảo hộ ở hơn 10 quốc gia khác nhau. Đây không phải là lần đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam bị lấy mất thương hiệu.

Trồng cà phê chè, mau chóng vươn lên giàu có

19-9-2011

Chúng ta biết rằng, trên thị trường thế giới chỉ có hai loại cà phê được tiêu dùng và buôn bán chủ yếu là cà phê vối và cà phê chè. Cả hai loại đều có xuất xứ từ châu Phi xa xôi.

Mô hình thí điểm dạy nghề nông dân: Dạy nghề để tạo vùng chuyên canh

19-9-2011

Tới tháng 9.2011, đã có hàng trăm lớp dạy nghề theo 3 mô hình thí điểm được mở trong cả nước. Đây là những “hạt nhân” về cách thức tổ chức, liên kết tạo việc làm để nhân rộng trong thời gian tới.

Khó tiếp cận nguồn vốn giá rẻ

19-9-2011

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã có 34/42 ngân hàng thương mại (NHTM) công bố hạ lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuống 17-19%/năm nhưng trên thực tế không nhiều doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ này.

Nhiều chính sách hỗ trợ nông dân trồng bông vải

19-9-2011

Ông Hồ Đăng Phú, Giám đốc Cty CP Bông Tây Nguyên cho biết:

Dốc sức cho vụ đông

19-9-2011

Chưa vụ đông năm nào như vụ đông năm nay, cả Bí thư và Chủ tịch tỉnh Yên Bái đều xắn quần lội ruộng trong ngày ra quân SX vụ đông. Kế hoạch SX vụ đông 2011 Yên Bái trồng 11.000ha các loại cây trồng, trong đó có 3.000 ha ngô đông trên đất 2 lúa. Thời gian trồng ngô đông đang gấp rút từng ngày, phương châm "sáng lúa chiều ngô" được áp dụng khắp các bản làng…

Bài toán cây trồng chuyển gien

19-9-2011

Đã có rất nhiều tranh cãi về lợi ích cũng như những nguy cơ tiềm ẩn của cây trồng biến đổi gien. Dù vậy, VN đã xác định tính cần thiết của cây trồng này trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi trong nước ngày càng cao.