THỊ TRƯỜNG

Nông dân có hưởng lợi từ chính sách gạo của Thái Lan?

Ngày đăng: 27 | 09 | 2011

Việt Nam sẽ hưởng lợi từ chính sách mua lúa với giá 15.000 baht (500 đô la)/tấn của Thái Lan? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm không chỉ của các chuyên gia ngành lúa gạo trong và ngoài nước, của các nhà xuất khẩu gạo mà còn nhận được sự quan tâm của nhiều bà con nông dân trồng lúa.

"Ẩn số" gạo Thái
Trong khi có một số thông tin cho rằng giá lúa gạo sẽ tăng cao ở những tháng cuối năm thì cũng có ý kiến nhận định giá lúa gạo sẽ ổn định, không tăng cao đột biến. Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ông Trương Thanh Phong cho biết các doanh nghiệp lúa gạo trong nước đảm bảo từ nay đến cuối năm sẽ không để xảy ra sốt giá gạo hay thiếu gạo.
Sở dĩ ông Phong có thể “mạnh miệng” tuyên bố sẽ không sốt giá gạo ở những tháng cuối năm, trong điều kiện giá lúa gạo thị trường khu vực có xu hướng tăng cao là vì số lượng hợp đồng mà VFA đã ký với các đối tác đến thời điểm này đạt gần 7 triệu tấn - ngang với mục tiêu số lượng gạo mà Việt Nam dự kiến xuất khẩu trong năm nay.
VFA cho biết đến cuối tháng 8, Việt Nam đã ký hợp đồng với các đối tác được tổng cộng gần 6,4 triệu tấn gạo, riêng trong tháng 9 này, Việt Nam cũng vừa giành được hợp đồng xuất khẩu 400.000 tấn gạo 15% sang Indonesia. Đây chỉ là số lượng hợp đồng đã được công bố, còn thực tế có lẽ đã vượt 7 triệu tấn.
Số lượng hợp đồng mà Việt Nam đã ký với các đối tác nằm trong khoảng thời gian từ giữa tháng 9 trở về trước, điều này có nghĩa giá xuất khẩu của Việt Nam cũng chỉ từ 580 đô la/tấn gạo trở xuống.
Khi người viết đưa ra những dẫn chứng nêu trên trao đổi với các doanh nghiệp kinh doanh gạo nội địa khu vực chợ đầu mối Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang và các doanh nghiệp tại xã Tân Bình, huyện Cai Lậy cũng ở Tiền Giang. Các doanh nghiệp này nói: “Hèn chi, đầu tháng 9 rồi VFA lại hạ giá xuất khẩu, có lẽ đây là “chiêu” để các doanh nghiệp hội viên VFA giảm giá thu mua xuống để gom hàng trữ vào kho chờ xuất khẩu”.
Nếu như không có đột biến gì khác xảy ra thì  “kịch bản” mà VFA đã vạch ra sẽ trái với nhận định của các chuyên gia ngành lúa gạo trong và ngoài nước rằng giá lúa gạo khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam sẽ lên cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.
Bện cạnh tuyên bố của một số lãnh đạo VFA là sẽ không sốt giá gạo, một số nhận định khác của các nhà phân tích lại nói giá lúa gạo Việt Nam sẽ tăng cao từ nay đến cuối năm.
Dẫn chứng được đưa ra là, một khi bà Yingluck Shinawatra, thủ tướng Thái Lan thực hiện lời hứa mua lúa của nông dân nước này theo cam kết với giá 15.000 baht/tấn sẽ có tác động đến giá xuất khẩu gạo của các nước trong khu vực theo chiều hướng tăng lên, trong đó có Việt Nam, dẫn đến giá nội địa ở những nước này chịu tác động tăng lên.
Bên cạnh đó, một dẫn chứng khác cũng được nêu ra là, khi giá lúa, gạo của Thái Lan tăng lên, các nhà đầu cơ nước này sẽ tranh thủ cơ hội tìm đến lúa gạo của Việt Nam, Campuchia với giá rẻ hơn để đem về nước bán chốt lời. Điều này là cơ sở để nhiều chuyên gia lúa gạo khẳng định giá lúa gạo Việt Nam, Campuchia sẽ tăng lên theo đà tăng của giá lúa gạo Thái.
Lúa gạo nội địa tăng dần
Từ khi có thông tin chính phủ Thái Lan thực hiện mua lúa trong dân với giá 15.000 baht/tấn, rồi thông tin các nhà xuất khẩu Thái cùng với VFA bắt tay bàn thảo chiến lược giá gạo, các nhà kinh doanh lúa gạo lẫn thương lái trong nước hết ngóng rồi chờ giá tăng.
Tuy nhiên, đến nay, giá lúa gạo thị trường trong nước vẫn không có gì gọi là đột biến, thậm chí, một vài thời điểm nông dân còn bấm bụng bán giá rẻ vì giá lúa gạo tuột dốc.
Bà con nông dân tại Tiền Giang, Long An, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang cho biết, so với mức giá ngày 20/9, giá lúa gạo các tỉnh ĐBSCL tuần này tiếp tục tăng nhẹ, từ 50 - 100 đồng/kg. Đối với lúa IR 50404, từ ngày 20/9 đến nay vẫn đứng giá, cụ thể IR 50404 tươi vẫn giữ ở mức giá 5.750 - 5.900 đồng/kg (tùy địa phương); IR 50404 khô cũng tiếp tục ổn định và dao động trong khoảng 6.400 - 6.750 đồng/kg.
Riêng đối với các loại lúa hạt dài, hiện tiếp tục tăng nhẹ từ 50 -100 đồng/kg (tùy loại) so với mức giá ngày 20/9. Các giống lúa OM 5451, OM 4218, OM 1490 có giá dao động từ 6.800 - 6.900 đồng/kg; Đặc biệt, đối với các giống lúa thơm nhẹ OM 4900 có giá 6.000 - 6.200 đồng/kg tăng đến 100 đồng/kg.
Về giá gạo, các doanh nghiệp kinh doanh gạo nội địa tại chợ Bà Đắc cho biết, hiện gạo nguyên liệu và thành phẩm tiếp tục nhích nhẹ, từ 50 -100 đồng/kg. Cụ thể gạo nguyên liệu chế biến gạo 5% tấm có giá 9.200-9.250 đồng/kg; gạo nguyên liệu 25% tấm có giá 9.000 - 9.050 đồng/kg.
Giá gạo thành phẩm cũng tăng 100 đồng/kg, lên mức giá 10.950 - 11.050 đồng/kg đối với gạo 5% tấm; gạo 15% tấm tăng lên mức giá 10.600 - 10.700 đồng/kg; 25% tấm là 10.100 - 10.200 đồng/kg.
Theo TBKTSG

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 9 tháng đầu năm tăng 38,1% so với cùng kỳ năm 2010

27-9-2011

Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản tháng 9 ước đạt 2,4 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm lên 18,9 tỷ USD, tăng 38,1% so với cùng kỳ năm 2010.

9 tháng đầu năm sản lượng thủy sản tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2010

27-9-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa cho biết, sản lượng thủy sản 9 tháng đầu năm ước đạt 4.136 ngàn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sản lượng khai thác ước đạt 1.973 ngàn tấn, tăng 4,8%; sản lượng nuôi trồng ước đạt 2.163 ngàn tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá nhập khẩu vật tư, phân bón tăng cao

27-9-2011

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản và vật tư, nguyên liệu phục vụ nông, lâm, thuỷ sản tháng 9 ước đạt 1,4 tỷ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này lên 11,9 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ năm 2010 là 24,9%. Tương tự đà tăng giá của các sản phẩm nông lâm nghiệp và thuỷ sản, giá nhập khẩu các loại vật tư nông nghiệp cũng tăng cao.

Khó quản lý thực phẩm chợ đầu mối

27-9-2011

Mỗi đêm chợ Bình Điền (TP.HCM) nhập vào 500 tấn cá, 650 - 700 tấn rau củ quả, 200 tấn trái cây, 210 - 220 tấn thịt heo, 20 tấn gia cầm...Chợ đầu mối Tam Bình, quận Thủ Đức mỗi đêm nhập về từ 2.800- 2.900 tấn rau củ…

Lương thực, thực phẩm cứu giá

27-9-2011

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng tháng 9 tăng 0,82% so với tháng trước, tăng 16,63% so với tháng cuối năm trước, tăng 22,42% so với tháng cùng kỳ năm trước.

Rớt giá thê thảm, 50kg chanh được... 1kg gạo

27-9-2011

Với gần 4.000ha chuyên canh chanh, mỗi năm Long An có thể cung cấp cho thị trường khoảng 160.000 tấn trái. Hiện giá chanh đang rớt thê thảm nên nhà vườn bỏ mặc vườn chanh, không thu hoạch.

Có thể đòi lại thương hiệu càphê Buôn Ma Thuột

27-9-2011

Đó là khẳng định của luật sư Lê Quang Vinh, Giám đốc bộ phận sở hữu trí tuệ, Công ty cổ phần Sở hữu trí tuệ Bross và cộng sự, đơn vị phát hiện ra thương hiệu càphê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) bị một doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký tại Trung Quốc.

Giá cả tiếp tục hạ nhiệt

26-9-2011

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 9 đã tiếp tục hạ nhiệt đúng như dự báo với mức tăng 0,82% so với tháng 8.

Thị trường cà phê: giá mua bán chưa gặp nhau

20-9-2011

Giá cà phê nội địa bị bào mòn dần từ cả tháng nay. Nếu như cách đây đúng một tháng, giá ở chung quanh mức 49.000 - 50.000 đồng/kg tại các vùng nguyên liệu, thì nay chỉ ở dưới mức 45.000 đồng/kg cho hàng giao ngay.

Giá chào xuất khẩu gạo giảm, giá lúa trong nước tăng

20-9-2011

“Việc các nhà xuất khẩu gạo hạ giá chào xuất khẩu trong lúc này không nằm ngoài mục đích “khống chế” giá lúa gạo nội địa, hạn chế tăng giá như trong tháng 8” - đây là suy đoán của bà Nguyễn Thị Ánh, giám đốc doanh nghiệp kinh doanh gạo Tấn Tài III, chợ đầu mối Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang, cơ sở chuyên cung cấp gạo cho các nhà xuất khẩu.

Giá hạt tiêu tăng vượt mọi dự đoán

20-9-2011

Theo những thông tin mới nhận thì giá hạt tiêu đen từ tất cả các xuất xứ đã vượt 8.000 đô la/tấn, chỉ riêng Brazil còn báo giá 7.600 đô la/tấn. Giá tiêu đen xô trong nước đã vọt lên 150.000 đồng/kg vào ngày hôm qua, 19/9, mức cao chưa từng thấy từ trước tới nay.

Xuất khẩu cà phê Robusta 10 tháng đầu niên vụ 2010/11 của Uganda tăng 22%

20-9-2011

Theo dữ liệu công bố bởi các nhà chức trách Uganda, kim ngạch xuất khẩu cà phê Robusta của Uganda trong 11 tháng đầu niên khóa 2010 – 2011 (tháng 10 năm trước đến tháng 9 năm sau) tăng 22% so với cùng kỳ năm trước đó.