THỊ TRƯỜNG

Giá chào xuất khẩu gạo giảm, giá lúa trong nước tăng

Ngày đăng: 20 | 09 | 2011

“Việc các nhà xuất khẩu gạo hạ giá chào xuất khẩu trong lúc này không nằm ngoài mục đích “khống chế” giá lúa gạo nội địa, hạn chế tăng giá như trong tháng 8” - đây là suy đoán của bà Nguyễn Thị Ánh, giám đốc doanh nghiệp kinh doanh gạo Tấn Tài III, chợ đầu mối Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang, cơ sở chuyên cung cấp gạo cho các nhà xuất khẩu.

Dù giá chào gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp đã giảm 10-30 đô la/tấn nhưng trong những ngày đầu tuần này, giá lúa gạo nội địa vẫn quay đầu tăng trở lại sau khi giảm 2 tuần liên tiếp. Tuy nhiên, mức giá này vẫn còn thấp hơn so với mức giá kỷ lục đã được xác lập ở tháng 8.
Nông dân ĐBSCL cơ bản đã kết thúc thu hoạch vụ lúa hè thu, vụ thu đông nhiều nơi cũng đã thu hoạch xong
 
Lúa gạo tăng giá
Anh Nguyễn Văn Hơn, thương lái mua lúa tại xã Mỹ Hạnh Đông, huyện Cai Lậy, Tiền Giang cho biết, lúa IR 50404 (tươi) tại Tiền Giang hiện có giá  5.750 - 5.800, tăng 200 -250 đồng/kg so với mức giá hồi cuối tuần trước. Vượt qua mức giá 6.300 - 6.400 đồng/kg vào ngày 14/9, hiện lúa IR 50404 khô cũng được thương lái thu mua với giá 6.550 - 6.600 đồng/kg, tăng 200-250 đồng/kg.
Giá các loại lúa hạt dài như OM 4218, OM 5451, OM 4900 những ngày đầu tuần này cũng bất ngờ tăng trở lại, từ 100 - 200 đồng/kg. Cụ thể, đối với giống lúa OM 4218 có giá 6.700 - 6.750 đồng/kg (lúa khô); OM 4900 có giá 6.000 - 6.050 đồng/kg (lúa tươi).
Anh Hơn cho biết, giá lúa gạo tăng trở lại do nguồn cung còn rất hạn chế, các địa phương  vựa lúa ĐBSCL đã thu hoạch xong vụ lúa hè thu 2010-2011. Riêng tại Tiền Giang và Long An thu hoạch lúa thu đông sớm cũng đã kết thúc.
So với thị trường Tiền Giang, những ngày đầu tuần này, giá lúa tại An Giang, Đồng Tháp vẫn giữ vững ở mức giá cũ nhưng vẫn cao hơn mức giá ở thị trường Tiền Giang, Long An từ 150 - 200 đồng/kg. Cụ thể, đối với lúa IR 50404 (khô) có giá 6.700 - 6.750 đồng/kg; lúa hạt dài khô như OM 4218 có giá 6.800 - 6.850 đồng/kg.
Hiện gạo lức được thương lái giao cho các doanh nghiệp chế biến gạo tại khu vực xã Tân Bình, huyện Cai Lậy, Tiền Giang với giá dao động từ 9.000 - 9.050 đồng/kg.
Tại chợ giao dịch gạo đầu mối Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang, nơi cung cấp gần 50% khối lượng gạo xuất khẩu cho các doanh nghiệp, gạo nguyên liệu chế biến 5% tấm có giá 9.100 - 9.150 đồng/kg, tăng 150-200 đồng/kg so với mức giá ngày 14/9; gạo nguyên liệu chế biến ra gạo 25% tấm tăng 150 đồng/kg, lên mức giá 8.850 - 8.900 đồng/kg.
Giá gạo thành phẩm cũng tăng 150 đồng/kg, lên mức giá 10.850-10.950 đồng/kg đối với gạo 5% tấm; gạo 15% tấm tăng lên mức giá 10.550-10.600 đồng/kg; 25% tấm là 10.000-10.050 đồng/kg.
Tại sao chào giá xuất khẩu giảm?
Lúa cẩm Cai Lậy có giá 9.920 đồng/kg
Ông Trương Văn Bảy, Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Thành Nam, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, Tiền Giang cho biết, Công ty TNHH ADC vừa thực hiện thu mua theo hợp đồng bao tiêu 40 héc ta lúa cẩm Cai Lậy của hợp tác xã với giá 9.920 đồng/kg.
Với giá bao tiêu này, mỗi héc ta trồng lúa cẩm Cai Lậy bà con nông dân thu lãi từ 35 - 40 triệu đồng.
Lý giải hiện tượng một số nhà xuất khẩu gạo đã giảm giá chào bán, một lãnh đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nói với báo chí rằng Việt Nam giảm giá chào bán gạo là nhằm tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu mới, bởi giá chào xuất khẩu như trước (550 - 580 đô la/tấn đối với gạo 5% tấm) là chỉ để chơi vì suốt mấy tuần qua không doanh nghiệp nào đăng ký hợp đồng xuất khẩu mới.
Một lý do khác được dẫn ra là do áp lực từ việc chính phủ Ấn Độ cho phép nước này xuất khẩu 2 triệu tấn gạo phi-basmati trong năm 2011 với giá chỉ 470 đô la/tấn, thấp hơn nhiều so với mức giá chào bán trước đây của Việt Nam nên các doanh nghiệp buộc phải hạ giá chào xuất khẩu xuống để tìm kiếm hợp đồng mới.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Ánh, giám đốc doanh nghiệp Tấn Tài III, chợ đầu mối Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang cho biết: “Việc các doanh nghiệp hạ giá chào xuất khẩu trong lúc này không nằm ngoài mục đích “khống chế” giá lúa gạo nội địa, nhằm hạn chế tăng giá như trong tháng 8”.
Phó giám đốc một doanh nghiệp ở Long An không muốn nêu tên, cho biết hiện Việt Nam chỉ mới giao hàng được 5,5 triệu tấn gạo trong tổng số 6,4 triệu tấn gạo đã ký cho tới cuối tháng 8. Như vậy, còn gần 1 triệu tấn gạo nữa đang chờ giao cho đối tác, vì vậy các doanh nghiệp cũng không vội ký hợp đồng xuất khẩu mới và cũng chẳng muốn giá lúa gạo trong nước tăng, sẽ tác động xấu tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Hiện giá chào bán loại gạo 5% tấm của Việt Nam là 540-550 đô la/tấn, giảm 30 đô la so với mức giá chào bán trước đó; gạo 25% tấm cũng giảm từ 10-20 đô la xuống còn 500 đô la/tấn.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/tintucthitruong/61512/Gia-chao-xuat-khau-gao-giam-gia-lua-trong-nuoc-tang.html

NỘI DUNG KHÁC

Giá hạt tiêu tăng vượt mọi dự đoán

20-9-2011

Theo những thông tin mới nhận thì giá hạt tiêu đen từ tất cả các xuất xứ đã vượt 8.000 đô la/tấn, chỉ riêng Brazil còn báo giá 7.600 đô la/tấn. Giá tiêu đen xô trong nước đã vọt lên 150.000 đồng/kg vào ngày hôm qua, 19/9, mức cao chưa từng thấy từ trước tới nay.

Xuất khẩu cà phê Robusta 10 tháng đầu niên vụ 2010/11 của Uganda tăng 22%

20-9-2011

Theo dữ liệu công bố bởi các nhà chức trách Uganda, kim ngạch xuất khẩu cà phê Robusta của Uganda trong 11 tháng đầu niên khóa 2010 – 2011 (tháng 10 năm trước đến tháng 9 năm sau) tăng 22% so với cùng kỳ năm trước đó.

Giá cà phê tăng tiếp 400.000 đồng/tấn

20-9-2011

Đi ngược với chiều giảm giá của các hàng hóa nguyên liệu phiên hôm qua, giá cà phê thế giới tiếp tục bật trở lại do lo ngại nguồn cung sụt giảm.

Xuất khẩu gạo Việt Nam có thể hưởng lợi trong những tháng tới

20-9-2011

Giá gạo tương lai trên thị trường Chicago giảm. Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan tăng giá chào, trong khi các nhà cung cấp Ấn Độ giảm giá. Xuất khẩu gạo Việt Nam có thể hưởng lợi nhiều nhất trong những tháng tới.

Mặt hàng mật ong không phải nộp thuế khi xuất khẩu

20-9-2011

Tổng cục Hải quan vừa có Công văn số 4454/TCHQ-GSQL nêu rõ, mặt hàng mật ong không thuộc đối tượng phải kiểm tra chất lượng khi xuất khẩu, nhập khẩu; không phải nộp thuế khi xuất khẩu.

Giá mía vùng ĐBSCL giảm mạnh

20-9-2011

Do áp lực chạy lũ, tranh thủ thu hoạch để tránh thất thoát, nhiều nông dân trồng mía ở ĐBSCL đang ồ ạt bán mía non khiến giá mía những ngày qua giảm mạnh.

Giá gỗ nguyên liệu giấy tăng mạnh

20-9-2011

Theo các công ty thu mua gỗ nguyên liệu giấy trên địa bàn tỉnh Bình Định, thời gian gần đây, giá thu mua gỗ nguyên liệu giấy trên địa bàn tỉnh tăng khá mạnh do nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu tăng.

XK hồ tiêu: Chất chưa xứng với lượng

20-9-2011

Những năm gần đây, nước ta luôn đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu. Tuy nhiên, giá hồ tiêu của Việt Nam vẫn luôn thấp hơn Ấn Độ, Braxin hay Indonesia. Nguyên nhân là do chúng ta xuất khẩu qua nhiều kênh trung gian, sản phẩm thô, chất lượng hạn chế…

Giá cà phê tăng 1 triệu đồng/tấn ngày cuối tuần

19-9-2011

Hôm qua 18/9, tại các tỉnh Tây Nguyên, cà phê nhân xô được các đại lý phát giá 46 triệu đồng/tấn.

Giá hạt tiêu có thể tiếp tục tăng

19-9-2011

Tại thị trường Ấn Độ, giá hạt tiêu tiếp tục dao động mạnh trong phiên giao dịch tuần trước và những chỉ báo hiện tại cho biết nguồn cung đang bị đóng băng, làm gia tăng chênh lệch cung – cầu, có thể đẩy giá hạt tiêu tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Muối Sa Huỳnh: Nghịch cảnh với thương hiệu

19-9-2011

Sa Huỳnh không chỉ là địa danh nổi tiếng trong và ngoài nước với di chỉ khảo cổ học được nhà khảo cổ học người Pháp M.Vinet phát hiện từ năm 1909, mà đây còn là vựa muối lớn của miền Trung.

Giá thực phẩm tiếp tục giảm mạnh

19-9-2011

Giá lợn hơi tại các chợ đã có dấu hiệu "hạ nhiệt" từ giữa tháng 8 vừa qua, nhưng trong một tuần qua đột ngột giảm mạnh làm nhiều người chăn nuôi không kịp trở tay.