THỊ TRƯỜNG

Xuất khẩu gạo Việt Nam có thể hưởng lợi trong những tháng tới

Ngày đăng: 20 | 09 | 2011

Giá gạo tương lai trên thị trường Chicago giảm. Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan tăng giá chào, trong khi các nhà cung cấp Ấn Độ giảm giá. Xuất khẩu gạo Việt Nam có thể hưởng lợi nhiều nhất trong những tháng tới.

Diễn biến thị trường gạo châu Á không có biến động lớn. Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan vừa tăng giá chào bán khoảng 5 – 15 USD/tấn. Các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng vừa tăng giá một số mặt hàng gạo khoảng 5 USD/tấn so với ngày 16/9. Tuy nhiên, hầu hết giá giao dịch thực không khớp với giá chào từ Thái Lan hay Việt Nam. Trong khi đó, các nhà cung cấp Ấn Độ vừa hạ giá chào bán gạo Ấn 5% khoảng 10 – 15 USD/tấn. Giá chào từ Pakistan không đổi.
Giao dịch gạo tương lai trên thị trường Chicago giảm trong những ngày gần đây. Hầu hết giao dịch diễn ra trên thị trường này những tuần gần đây là giữa những nhà đầu cơ.
Một số giả định được đưa ra để giải thích cho sự suy giảm giao dịch trên thị trường Chicago. Một giả định cho rằng các quỹ đầu cơ bán gạo thô để chốt lời do chịu ảnh hưởng tâm lý từ thị trường chứng khoán và đồng Euro yếu. Một giả định còn lại cho rằng các nhà giao dịch đang trong tâm lý bảo toàn vốn và tháo lui khỏi hầu hết các thị trường hàng hóa cũng như các tài sản tài chính. Trong khi đó, một giả định lại cho rằng thị trường bất ổn trước thông tin FED sẽ nhóm họp trong ngày 20 và 21/9 để bàn về cách bảo vệ nền kinh tế, tạo tâm lý vững cho các nhà đầu tư mua tài sản. Một số khác lại cho rằng vấn đề không phải nằm ở nền kinh tế Mỹ mà là vấn đề tại châu Âu. Các nhà chức trách châu Âu vẫn chưa tìm ra hướng đi khả quan để giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô. Vấn đề nợ của Hy Lạp có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng của đồng Euro, từ đó có thể làm bùng lên một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tuy vậy, khuynh hướng tăng giá gạo trên thị trường Chicago vẫn chưa đảo chiều. Rất nhiều các nhà dự đoán vẫn tiếp tục cho rằng giá gạo tương lai trên thị trường Chicago sẽ tiếp tục tăng và sự suy giảm giao dịch gần đây không đáng lo ngại và nhận định đây là một cơ hội để mua gạo với giá giảm.
Một số nhận định cho tuần giao dịch từ ngày 19/9
Hiện tâm lý chung chi phối thị trường là tâm lý lo lắng. Các nhà xuất khẩu Thái Lan lo ngại về việc họ có thể bị gạt ra khỏi thị trường với mức giá chào hiện tại. Trong khi đó các nhà xay xát tại Mỹ lại lo ngại về việc mất một số thị trường truyền thống. Các nhà giao dịch gạo hạt trung bình tại California lo ngại về sự trở lại thị trường của các nhà cung cấp Úc sau một thời gian dài rút khỏi thị trường do thời tiết xấu làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nước này trong vài năm qua. Các nhà xay xát tại Mexico, Trung Mỹ và các nước Caribe lo ngại về cách hỗ trợ thị trường nội địa. Trong khi đó, các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ đang là chi phối thị trường nhờ nguồn cung bổ sung trong bối cảnh nhu cầu trên thị trường đang ở mức thấp.
Những nông dân trồng lúa Brazil đang lo ngại về việc làm thế nào có thể giải phóng kho dự trữ dồi dào từ mùa vụ bội thu trước, khi họ bắt đầu bước vào vụ mới. Các nhà xuất khẩu gạo basmati Ấn Độ và Pakistan lo ngại về việc hải quan Mỹ tìm thấy những dấu hiệu về sự tồn tại của loại bọ cánh cứng Khapra ở một trong những container giao hàng tới thị trường này và nhiều khả năng lô hàng sẽ bị trả lại nơi cung cấp. Trong khi đó, nỗi lo của các nhà xuất khẩu gạo jasmine Thái là việc Mỹ hiện cũng trồng loại lúa này và có thể cạnh tranh trực tiếp với nguồn tạo jasmine cung cấp từ Thái Lan. Các nhà cung cấp Pakistan lại lo ngại về lũ Sindh và việc phải cạnh tranh với các nhà cung cấp Ấn Độ.
Hiện các nhà dự báo cho rằng chỉ Việt Nam có thể hưởng lợi ích tốt nhất trong thời điểm này do đã giải phóng hầu hết kho dự trữ gạo từ vụ cũ và thương vụ thành công với Indonesia gần đây. Các nhà chức trách Việt Nam đang theo sát diễn biến thị trường, bám đuổi những động thái tăng giá chào từ Thái Lan, cũng như có thể giảm giá để cạnh tranh với Ấn Độ. Do đó, trong những tháng tới, Việt Nam đang ở vị thế tốt để hưởng lợi nhiều nhất từ những diễn biến trên thị trường.
Kim Dung -  AGROINFO
Theo Oryza

NỘI DUNG KHÁC

Mặt hàng mật ong không phải nộp thuế khi xuất khẩu

20-9-2011

Tổng cục Hải quan vừa có Công văn số 4454/TCHQ-GSQL nêu rõ, mặt hàng mật ong không thuộc đối tượng phải kiểm tra chất lượng khi xuất khẩu, nhập khẩu; không phải nộp thuế khi xuất khẩu.

Giá mía vùng ĐBSCL giảm mạnh

20-9-2011

Do áp lực chạy lũ, tranh thủ thu hoạch để tránh thất thoát, nhiều nông dân trồng mía ở ĐBSCL đang ồ ạt bán mía non khiến giá mía những ngày qua giảm mạnh.

Giá gỗ nguyên liệu giấy tăng mạnh

20-9-2011

Theo các công ty thu mua gỗ nguyên liệu giấy trên địa bàn tỉnh Bình Định, thời gian gần đây, giá thu mua gỗ nguyên liệu giấy trên địa bàn tỉnh tăng khá mạnh do nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu tăng.

XK hồ tiêu: Chất chưa xứng với lượng

20-9-2011

Những năm gần đây, nước ta luôn đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu. Tuy nhiên, giá hồ tiêu của Việt Nam vẫn luôn thấp hơn Ấn Độ, Braxin hay Indonesia. Nguyên nhân là do chúng ta xuất khẩu qua nhiều kênh trung gian, sản phẩm thô, chất lượng hạn chế…

Giá cà phê tăng 1 triệu đồng/tấn ngày cuối tuần

19-9-2011

Hôm qua 18/9, tại các tỉnh Tây Nguyên, cà phê nhân xô được các đại lý phát giá 46 triệu đồng/tấn.

Giá hạt tiêu có thể tiếp tục tăng

19-9-2011

Tại thị trường Ấn Độ, giá hạt tiêu tiếp tục dao động mạnh trong phiên giao dịch tuần trước và những chỉ báo hiện tại cho biết nguồn cung đang bị đóng băng, làm gia tăng chênh lệch cung – cầu, có thể đẩy giá hạt tiêu tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Muối Sa Huỳnh: Nghịch cảnh với thương hiệu

19-9-2011

Sa Huỳnh không chỉ là địa danh nổi tiếng trong và ngoài nước với di chỉ khảo cổ học được nhà khảo cổ học người Pháp M.Vinet phát hiện từ năm 1909, mà đây còn là vựa muối lớn của miền Trung.

Giá thực phẩm tiếp tục giảm mạnh

19-9-2011

Giá lợn hơi tại các chợ đã có dấu hiệu "hạ nhiệt" từ giữa tháng 8 vừa qua, nhưng trong một tuần qua đột ngột giảm mạnh làm nhiều người chăn nuôi không kịp trở tay.

Giá phân bón tăng chóng mặt: Do thiếu hay bị làm giá?

16-9-2011

Chưa vào vụ ĐX, giá nhiều mặt hàng phân bón ở các tỉnh phía Nam đã liên tục tăng mạnh. Sự tăng giá này, ngoài yếu tố tác động từ thị trường thế giới, còn có những dấu hiệu bất thường.

Trái cây ở ĐBSCL thiếu “giấy thông hành”

16-9-2011

Muốn giá trái cây không bấp bênh cần phải tăng cường xuất khẩu và ổn định đầu ra. Để làm được điều này, việc trồng chuyên canh gắn với các chứng nhận Global Gap, Viet Gap là rất quan trọng.

Giá hạt tiêu duy trì ở mức cao và có thể sẽ tiếp tục tăng

16-9-2011

Theo tin từ Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), hiện nay hạt tiêu Việt Nam giá đạt kỷ lục cao chưa từng có trong lịch sử, 140.000 đồng/kg, tăng 40.000 đồng so với tháng trước và gấp đôi so với cùng thời gian này năm ngoái.

Cà phê Việt Nam thua trên sân nhà

16-9-2011

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN với kim ngạch năm nay dự kiến đạt 2,6 tỉ USD. Tuy nhiên, nghịch lý là lợi nhuận từ ngành hàng này đang nằm ở các doanh nghiệp nước ngoài, trong khi doanh nghiệp VN thua lỗ nặng.