THỊ TRƯỜNG

Lương thực, thực phẩm cứu giá

Ngày đăng: 27 | 09 | 2011

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng tháng 9 tăng 0,82% so với tháng trước, tăng 16,63% so với tháng cuối năm trước, tăng 22,42% so với tháng cùng kỳ năm trước.

Như vậy, tốc độ tăng giá tiêu dùng của tháng 9 đã thấp nhất so với các tháng trong một năm trước đó. Đây cũng là tháng thứ tư liên tiếp, tốc độ tăng giá tiêu dùng đã thấp hơn lãi suất tiết kiệm- có nghĩa là lãi suất tiết kiệm đã chuyển từ thực âm trong thời gian khá dài (từ tháng 9 năm ngoái đến tháng 5 năm nay) sang thực dương từ tháng 6 năm nay. Vấn đề nóng nhất từ cuối năm ngoái đến nay đã hạ nhiệt, đem lại niềm vui cho những người nghèo, người có thu nhập.
 
Giá tiêu dùng tăng chậm lại do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất quan trọng là sự đóng góp của nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, đặc biệt là lương thực, thực phẩm. Cụ thể: Giá lương thực đã tăng thấp hơn tốc độ chung, có tháng còn giảm (tháng 5 tăng 1,77% so với giá tiêu dùng chung tăng 2,21%; tháng 6 tăng 0,33% so với 1,09%; tháng 7 giảm 0,88% sản phẩm với 1,17%; tháng 8 tăng 0,46% so với 0,93%, tháng 9 tăng cao hơn 1,53% so với 0,82%).
Đạt được kết quả này nhờ sản lượng lương thực có hạt năm nay tăng khá so với năm trước, đạt đỉnh cao nhất từ trước tới nay; được mùa ở cả 2 vụ lúa lớn nhất trong năm là vụ đông xuân, và vụ mùa cũng triển vọng được mùa; được mùa ở cả 2 châu thổ lớn nhất nước là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Giá thực phẩm tăng nóng trong những tháng trước kia, nhưng đã có xu hướng hạ nhiệt trong vài tháng nay (tháng 5 tăng 3,53%, tháng 6 tăng 2,47%, tháng 7 tăng 3,2%, tháng 8 tăng 1,55%, tháng 9 giảm 0,28%).
Không những góp phần làm cho giá tiêu dùng chung tăng chậm lại, mà quan trọng hơn, với tỷ trọng cao nhất trong tổng chi tiêu dùng, đã góp phần làm cho đời sống của người nghèo, người có thu nhập thấp, người có thu nhập bằng tiền cố định đỡ bị ảnh hưởng hơn, bởi với những đối tượng này, tỷ trọng trong tổng chi tiêu dùng còn cao hơn nữa.
Sự ổn định nhờ lương thực, thực phẩm chẳng những góp phần ổn định các mặt kinh tế, xã hội khác ở trong nước mà còn ứng phó với sự bất ổn ở bên ngoài.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/59403p1c25/luong-thuc-thuc-pham-cuu-gia.htm

NỘI DUNG KHÁC

Rớt giá thê thảm, 50kg chanh được... 1kg gạo

27-9-2011

Với gần 4.000ha chuyên canh chanh, mỗi năm Long An có thể cung cấp cho thị trường khoảng 160.000 tấn trái. Hiện giá chanh đang rớt thê thảm nên nhà vườn bỏ mặc vườn chanh, không thu hoạch.

Có thể đòi lại thương hiệu càphê Buôn Ma Thuột

27-9-2011

Đó là khẳng định của luật sư Lê Quang Vinh, Giám đốc bộ phận sở hữu trí tuệ, Công ty cổ phần Sở hữu trí tuệ Bross và cộng sự, đơn vị phát hiện ra thương hiệu càphê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) bị một doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký tại Trung Quốc.

Giá cả tiếp tục hạ nhiệt

26-9-2011

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 9 đã tiếp tục hạ nhiệt đúng như dự báo với mức tăng 0,82% so với tháng 8.

Thị trường cà phê: giá mua bán chưa gặp nhau

20-9-2011

Giá cà phê nội địa bị bào mòn dần từ cả tháng nay. Nếu như cách đây đúng một tháng, giá ở chung quanh mức 49.000 - 50.000 đồng/kg tại các vùng nguyên liệu, thì nay chỉ ở dưới mức 45.000 đồng/kg cho hàng giao ngay.

Giá chào xuất khẩu gạo giảm, giá lúa trong nước tăng

20-9-2011

“Việc các nhà xuất khẩu gạo hạ giá chào xuất khẩu trong lúc này không nằm ngoài mục đích “khống chế” giá lúa gạo nội địa, hạn chế tăng giá như trong tháng 8” - đây là suy đoán của bà Nguyễn Thị Ánh, giám đốc doanh nghiệp kinh doanh gạo Tấn Tài III, chợ đầu mối Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang, cơ sở chuyên cung cấp gạo cho các nhà xuất khẩu.

Giá hạt tiêu tăng vượt mọi dự đoán

20-9-2011

Theo những thông tin mới nhận thì giá hạt tiêu đen từ tất cả các xuất xứ đã vượt 8.000 đô la/tấn, chỉ riêng Brazil còn báo giá 7.600 đô la/tấn. Giá tiêu đen xô trong nước đã vọt lên 150.000 đồng/kg vào ngày hôm qua, 19/9, mức cao chưa từng thấy từ trước tới nay.

Xuất khẩu cà phê Robusta 10 tháng đầu niên vụ 2010/11 của Uganda tăng 22%

20-9-2011

Theo dữ liệu công bố bởi các nhà chức trách Uganda, kim ngạch xuất khẩu cà phê Robusta của Uganda trong 11 tháng đầu niên khóa 2010 – 2011 (tháng 10 năm trước đến tháng 9 năm sau) tăng 22% so với cùng kỳ năm trước đó.

Giá cà phê tăng tiếp 400.000 đồng/tấn

20-9-2011

Đi ngược với chiều giảm giá của các hàng hóa nguyên liệu phiên hôm qua, giá cà phê thế giới tiếp tục bật trở lại do lo ngại nguồn cung sụt giảm.

Xuất khẩu gạo Việt Nam có thể hưởng lợi trong những tháng tới

20-9-2011

Giá gạo tương lai trên thị trường Chicago giảm. Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan tăng giá chào, trong khi các nhà cung cấp Ấn Độ giảm giá. Xuất khẩu gạo Việt Nam có thể hưởng lợi nhiều nhất trong những tháng tới.

Mặt hàng mật ong không phải nộp thuế khi xuất khẩu

20-9-2011

Tổng cục Hải quan vừa có Công văn số 4454/TCHQ-GSQL nêu rõ, mặt hàng mật ong không thuộc đối tượng phải kiểm tra chất lượng khi xuất khẩu, nhập khẩu; không phải nộp thuế khi xuất khẩu.

Giá mía vùng ĐBSCL giảm mạnh

20-9-2011

Do áp lực chạy lũ, tranh thủ thu hoạch để tránh thất thoát, nhiều nông dân trồng mía ở ĐBSCL đang ồ ạt bán mía non khiến giá mía những ngày qua giảm mạnh.

Giá gỗ nguyên liệu giấy tăng mạnh

20-9-2011

Theo các công ty thu mua gỗ nguyên liệu giấy trên địa bàn tỉnh Bình Định, thời gian gần đây, giá thu mua gỗ nguyên liệu giấy trên địa bàn tỉnh tăng khá mạnh do nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu tăng.