TIN TỨC-SỰ KIỆN

IFAD chung tay giảm nghèo bền vững

Ngày đăng: 15 | 09 | 2011

Sáng nay (15/9), tại Hà Nội, Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề Phát triển chính sách bằng thực tiễn và các cơ quan thông tin đại chúng.

Giảm nghèo bền vững ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang)
Buổi tọa đàm tập trung vào các phương pháp giảm nghèo bền vững của IFAD cũng như việc mở rộng công tác truyền thông cho vấn đề này. Theo nghiên cứu của IFAD, 73% cộng đồng sống ở vùng triển khai dự án có mức sống nghèo khó. Người nghèo ở vùng nông thôn của Việt Nam nhìn chung là sống ở các bản, vùng xa xôi, hẻo lánh; mức độ tiếp cận giao thông và giao tiếp xã hội hạn chế. Họ phải đối mặt với những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Các hộ nghèo thường có nhiều người sống phụ thuộc hơn, đặc biệt là trẻ em và người già. Đó còn là những đối tượng không có hoặc có ít đất canh tác. Nghiên cứu của tổ chức này cũng chỉ ra, có sự khác biệt lớn giữa các vùng về phân bố nghèo đói. Các vùng có tỷ lệ nghèo tương đối cao nhất là vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, ven biển Trung Bộ và vùng Đông Bắc Bắc Bộ.
Theo bà Atsuko Toda, Giám đốc Chương trình quốc gia của IFAD, từ năm 1993, IFAD có mặt tại Việt Nam và thực hiện nhiều dự án giảm nghèo tại 11 tỉnh. IFAD phục vụ và hợp tác với những người nghèo nhất ở Việt Nam, trong đó bao gồm người dân tộc thiểu số, những người nông dân làm ăn nhỏ lẻ và các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ. Các chiến lược nhằm giảm nghèo và cải thiện điều kiện sống bao gồm xây dựng quan hệ đối tác, tăng cường năng lực thể chế và thúc đẩy sự tham gia của người dân. IFAD phối hợp với chính quyền và các đối tác khác nhằm trao quyền cho người nghèo để họ có thể có vai trò trong quá trình ra quyết định. “Để thực hiện mục tiêu này, chúng tôi cấp vốn cho các chương trình và dự án với trọng tâm là xây dựng và thử nghiệm các cách tiếp cận mới trong giảm nghèo mà chính quyền và các cơ quan khác có thể nhân rộng. Các biện pháp can thiệp được thực hiện phù hợp với từng khu vực cụ thể và mang tính đa ngành. Các can thiệp đó nhằm vào các khu vực mà ở đó giảm nghèo là một ưu tiên” – bà Atsuko Toda cho biết.
Đặc biệt, nội dung mà IFAD chú trọng là cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân, cung cấp các dịch vụ để giúp giảm nghèo theo định hướng thị trường và lồng ghép các các tiếp cận, phương pháp theo định hướng thị trường vào các thể chế của khu vực công ở nông thôn. Tính đến nay, các dự án được IFAD đã hoàn thành tại Việt Nam bao gồm: Dự án Đa dạng hóa thu nhập nông thôn ở tỉnh Tuyên Quang; Dự án Bảo tồn và Phát triển tài nguyên nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình; Dự án Phát triển nông thôn ở Hà Tĩnh; Dự án Quản lý Tài nguyên có sự tham gia tại Tuyên Quang; Dự án Phát triển người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang.
Ông Phan Thanh Biển, Giám đốc Dự án cải thiện sự tham gia thị trường của người nghèo ở Hà Tĩnh đánh giá, những chương trình, dự án giảm nghèo bền vững của IFAD có ý nghĩa to lớn trong bối cảnh cả nước đang chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. 
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/9/30263.html

NỘI DUNG KHÁC

Duy trì Nghị quyết 11 sẽ làm giảm lạm phát

15-9-2011

Đó là khẳng định của ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia ADB Việt Nam tại buổi họp báo công bố Cập nhật Báo cáo triển vọng phát triển châu Á 2011 sáng nay (14/9) tại Hà Nội.

Bảo vệ chỉ dẫn địa lý: Cần có chế tài đủ mạnh

15-9-2011

Sự kiện càphê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) bị một doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký bảo hộ cho thấy, đã đến lúc ngành chức năng cần có giải pháp mạnh tay và chặt chẽ hơn trong vấn đề bảo vệ thương hiệu.

Tổng quan nhanh toàn cầu của Oryza

15-9-2011

Thị trường toàn cầu bị tác động như thế nào khi Ấn Độ xuất khẩu 2 hoặc 3 triệu tấn gạo? Làm thế nào để ý thức xuất khẩu gạo của Ấn Độ dừng lại, nhất là gạo Chicago tại Reversal?

Phát huy vai trò làm chủ nông thôn mới của nông dân

14-9-2011

Tổng Bí thư chỉ rõ cần quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ cho nông dân, để nông dân phát huy vai trò làm chủ nông thôn mới của mình.

Sửa một số tiêu chí NTM

14-9-2011

Đó là kiến nghị của Bộ NN-PTNT trong buổi làm việc mới đây với Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM.

Cần bình tĩnh trước những tin đồn thất thiệt

14-9-2011

Tuần qua, trên cả nước xảy ra nhiều tin đồn thất thiệt, làm hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của người dân. Vì vậy, người dân cần chủ động và bình tĩnh để xử lý thông tin…

Trồng hoa chất lượng cao - mô hình hiệu quả trên cao nguyên Mộc Châu

14-9-2011

Nằm ở độ cao 1.050m so với mực nước biển, cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La có khí hậu mát mẻ quanh năm. Đó là điều kiện lý tưởng để địa phương tham gia vào mạng lưới vùng phát triển nghề trồng hoa chất lượng cao.

Tăng cường phòng chống dịch trong chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung đến Tết

14-9-2011

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra ngày 13/9, tại Hà Nội.

Phê duyệt Đề án xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2010- 2015

14-9-2011

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa phê duyệt Ðề án xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2010 – 2015.

Ban hành tiêu chí mới về cấp giấy chứng nhận KTTT: Cách nhìn mới

14-9-2011

Từ những bất cập của tiêu chí xác định kinh tế trang trại (KTTT) được ban hành cách đây gần một thập niên, ngày 13/4/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT về tiêu chí mới đối với KTTT được cấp giấy chứng nhận.

Chưa chính thức cho nhập khẩu 50.000 tấn muối

14-9-2011

Trong lúc cuộc sống của nhiều diêm dân khốn khó vì không tiêu thụ được muối thì thông tin Bộ Công Thương cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu thêm 50.000 tấn muối như một gáo nước lạnh đối với họ.

Nguy cơ mất thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

14-9-2011

Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) vừa được Công ty Bross & Partners (một công ty luật của Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và đại diện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) phát hiện đăng ký bảo hộ độc quyền 10 năm tại Trung Quốc. Nếu không đòi lại thương hiệu này, việc xuất khẩu cà phê của nước ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.