TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bảo vệ chỉ dẫn địa lý: Cần có chế tài đủ mạnh

Ngày đăng: 15 | 09 | 2011

Sự kiện càphê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) bị một doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký bảo hộ cho thấy, đã đến lúc ngành chức năng cần có giải pháp mạnh tay và chặt chẽ hơn trong vấn đề bảo vệ thương hiệu.

Thu hoạch quế ở bản Giàng Cài, xã Nậm Lành (Văn Chấn-Yên Bái)
Cùng tên nhưng khác địa chỉ?
Càphê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) là sản phẩm nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc về chất lượng. Chính vì thế, từ năm 1995, UBND tỉnh Đắk Lắk đã cho phép xây dựng hồ sơ bảo hộ tên gọi xuất xứ càphê Buôn Ma Thuột (chỉ dẫn địa lý - CDĐL) và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận đăng bạ số 0004, công nhận bảo hộ quốc gia CDĐL càphê Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm càphê nhân robusta theo Quyết định số 806/QĐ-SHTT ngày 14/10/2005.
Tuy nhiên, thời gian qua người trồng càphê ở Đắk Lắk "ngã ngửa" khi phát hiện thương hiệu đó đã bị một doanh nghiệp ở Quảng Đông (Trung Quốc) đăng ký bảo hộ với lôgô "Buon Ma Thuot Coffee - 1896" từ ngày 14/6/2011. Thậm chí, địa danh "Buon Ma Thuot", cả tiếng Latinh và tiếng Trung cũng đã bị doanh nghiệp này đăng ký bảo hộ và được cấp chứng nhận bảo hộ số 7970830, nhóm sản phẩm 30 (càphê); hiệu lực văn bằng 10 năm kể từ ngày 14/11/2010... Sự việc này khiến cho việc phát triển thương hiệu càphê Buôn Ma Thuột và công tác xuất khẩu mặt hàng này sang một số thị trường gặp nhiều khó khăn.
Được biết, đầu năm 2011, Hiệp hội Càphê Buôn Ma Thuột đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng địa lý càphê Buôn Ma Thuột cho các công ty càphê trong vùng địa danh, có hiệu lực 3 năm với tổng diện tích 8.852ha, tổng sản lượng 25.000 tấn/năm.
Không chỉ càphê mà nhiều sản phẩm, đặc sản của các địa phương dù đã được bảo hộ CDĐL nhưng vẫn bị các cơ sở sản xuất làm nhái, làm giả. Thời gian qua, người ta được chứng kiến nhiều mặt hàng như bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh)... dù đã có bảo hộ CDĐL nhưng vẫn được bày bán ở nhiều nơi với cùng tên gọi.
Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ việc sản phẩm được cấp CDĐL thường nổi tiếng, được nhiều người biết tới. Sau khi được đăng ký, sản phẩm sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn nên mức độ làm giả cũng tăng.
Theo PGS.TS.Nguyễn Văn Bộ, Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, để được đăng ký bảo hộ CDĐL, tổ chức, cá nhân phải tập hợp tư liệu, xây dựng hồ sơ mất rất nhiều thời gian, công sức. Sau khi được đăng ký lại phải tốn sức lực vào việc quản lý, kiểm tra sản phẩm. Chính vì vậy, sản phẩm được đăng ký như là một sự bảo đảm tuyệt đối về chất lượng, danh tiếng...
Cần chế tài mạnh
Từ nhiều năm qua, sản phẩm được bảo hộ CDĐL được biết đến như thương hiệu nổi tiếng, mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, thực tế không phải khi nào cũng giống như lý thuyết. Vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp CDĐL cho sản phẩm muối Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi. Song thời điểm này, diêm dân Quảng Ngãi lại đang lao đao vì giá muối giảm, đời sống khó khăn hơn bao giờ hết.
Đây cũng là lý do giải thích vì sao, tính đến hết năm 2010, cả nước có 933 sản phẩm, dịch vụ đặc thù gắn với 721 địa danh trên cả nước. Tuy nhiên, số lượng CDĐL được đăng ký bảo hộ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (đến tháng 6/2011, mới có 23 CDĐL được đăng ký). Trong số đó, chỉ một số CDĐL có được hệ thống quản lý và kiểm soát.
Ông Tạ Quang Minh, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho hay, do có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông sản của Việt Nam khá phong phú, đa dạng. Hầu như địa phương, vùng miền nào cũng có những sản phẩm đặc trưng. Vì thế, việc hỗ trợ quản lý và phát triển CDĐL cần được đặc biệt quan tâm. CDĐL được bảo hộ khi gắn lên sản phẩm coi như một chứng chỉ bảo đảm, sản phẩm có nguồn gốc tại vùng địa lý nhất định, có chất lượng, có danh tiếng, đồng thời, cũng là cơ sở để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, ngăn chặn các hành vi sử dụng trái phép CDĐL.
Rõ ràng, việc quản lý CDĐL còn nhiều bất cập. Việc chưa có chế tài xử lý sử dụng trái phép thương hiệu khiến người tham gia sản xuất không mặn mà bảo hộ. Chúng ta không ngăn cấm đưa các sản phẩm có đặc tính tốt để nông dân ở nhiều nơi cùng phát triển, nhưng đã là sản phẩm được bảo hộ CDĐL thì đó phải là sản phẩm có xuất xứ tại một địa phương và phải được bảo hộ khi sản phẩm tham gia vào thị trường xuất khẩu thế giới.
Là một trong những địa phương có sản phẩm quế được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ CDĐL từ năm 2010, song ông Hà Đức Anh, Phó chủ tịch UBND huyện Văn Yên (Yên Bái) cho biết, sau khi được cấp CDĐL, giá trị mà cây quế mang lại tuy có tăng nhưng tình trạng làm giả sản phẩm cũng tăng theo. Tình trạng đưa quế chất lượng kém, giá "bèo" từ nơi khác về tiêu thụ đã xuất hiện, gây thiệt hại cho các cơ sở kinh doanh, mất uy tín của sản phẩm mang CDĐL…Trước thực tế này, theo ông Anh, Nhà nước cần sớm ban hành chế tài xử lý nghiêm khắc đối với hành vi lợi dụng CDĐL để trục lợi, giao trách nhiệm cho các cơ quan chuyên ngành để quản lý và phát triển CDĐL đã được công nhận.
Để CDĐL thực sự phát huy tác dụng, thúc đẩy giá trị gia tăng cho sản phẩm, Nhà nước cần hoàn thiện pháp luật về quản lý CDĐL, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và các nhà sản xuất kinh doanh. Nhà nước cũng cần hỗ trợ các đơn vị gắn tem, nhãn CDĐL lên các sản phẩm khi đưa vào hệ thống siêu thị ở các thành phố lớn, tạo tiền đề để chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/9/30240.html

NỘI DUNG KHÁC

Tổng quan nhanh toàn cầu của Oryza

15-9-2011

Thị trường toàn cầu bị tác động như thế nào khi Ấn Độ xuất khẩu 2 hoặc 3 triệu tấn gạo? Làm thế nào để ý thức xuất khẩu gạo của Ấn Độ dừng lại, nhất là gạo Chicago tại Reversal?

Phát huy vai trò làm chủ nông thôn mới của nông dân

14-9-2011

Tổng Bí thư chỉ rõ cần quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ cho nông dân, để nông dân phát huy vai trò làm chủ nông thôn mới của mình.

Sửa một số tiêu chí NTM

14-9-2011

Đó là kiến nghị của Bộ NN-PTNT trong buổi làm việc mới đây với Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM.

Cần bình tĩnh trước những tin đồn thất thiệt

14-9-2011

Tuần qua, trên cả nước xảy ra nhiều tin đồn thất thiệt, làm hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của người dân. Vì vậy, người dân cần chủ động và bình tĩnh để xử lý thông tin…

Trồng hoa chất lượng cao - mô hình hiệu quả trên cao nguyên Mộc Châu

14-9-2011

Nằm ở độ cao 1.050m so với mực nước biển, cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La có khí hậu mát mẻ quanh năm. Đó là điều kiện lý tưởng để địa phương tham gia vào mạng lưới vùng phát triển nghề trồng hoa chất lượng cao.

Tăng cường phòng chống dịch trong chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung đến Tết

14-9-2011

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra ngày 13/9, tại Hà Nội.

Phê duyệt Đề án xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2010- 2015

14-9-2011

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa phê duyệt Ðề án xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2010 – 2015.

Ban hành tiêu chí mới về cấp giấy chứng nhận KTTT: Cách nhìn mới

14-9-2011

Từ những bất cập của tiêu chí xác định kinh tế trang trại (KTTT) được ban hành cách đây gần một thập niên, ngày 13/4/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT về tiêu chí mới đối với KTTT được cấp giấy chứng nhận.

Chưa chính thức cho nhập khẩu 50.000 tấn muối

14-9-2011

Trong lúc cuộc sống của nhiều diêm dân khốn khó vì không tiêu thụ được muối thì thông tin Bộ Công Thương cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu thêm 50.000 tấn muối như một gáo nước lạnh đối với họ.

Nguy cơ mất thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

14-9-2011

Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) vừa được Công ty Bross & Partners (một công ty luật của Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và đại diện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) phát hiện đăng ký bảo hộ độc quyền 10 năm tại Trung Quốc. Nếu không đòi lại thương hiệu này, việc xuất khẩu cà phê của nước ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khẩn trương thu hoạch lúa hè thu sớm

14-9-2011

Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT vừa có công văn gửi Sở NN-PTNT các tỉnh phía Bắc chỉ đạo SX vụ hè thu, mùa và vụ đông trong bối cảnh thời tiết diễn biến bất thường. Cục Trồng trọt đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh phía Bắc tập trung chỉ đạo một số nội dung cấp bách sau:

15.000 tỷ đồng cho vay khu vực nông nghiệp nông thôn

14-9-2011

Ngân hàng Agribank vừa quyết định bổ sung chỉ tiêu vốn 15.000 tỷ đồng cho các chi nhánh trên toàn quốc để đầu tư cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn.