THỊ TRƯỜNG

Ngành điều sẽ thiếu nguyên liệu trong quý I/2012

Ngày đăng: 14 | 09 | 2011

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, nguyên liệu điều chỉ tạm đủ chế biến xuất khẩu đến cuối năm 2011 nhưng đến giáp vụ tới (quý I/2012) sẽ thiếu hụt khoảng 200.000 tấn.

Trước việc nhiều doanh nghiêp vừa và nhỏ liên tục giảm giá bán trong thời gian qua gây bất ổn cho ngành điều, trong hội nghị sơ kết xuất khẩu điều 8 tháng đầu năm tổ chức tại TP.HCM ngày (12/9), Vinacas đã kêu gọi các doanh nghiệp giữ giá để tránh ảnh hưởng đến ngành điều Việt Nam. Ông Nguyễn Thái Học, chủ tịch Vinacas cho biết, trong một tháng qua giá điều nhân của Việt Nam liên tục giảm vì số lượng bán ra gấp 2 lần so với những tháng trước đó (khoảng 20.000 tấn) với lý do là thời điểm doanh nghiệp trả nợ vay ngân hàng nên bắt buộc bán với số lượng lớn. Nhận thấy khó khăn của doanh nghiệp VN, nhiều đối tác đã ép giá xuống thêm. Ngoài ra, nguyên nhân giảm giá còn do một số doanh nghiệp làm ăn không trung thực đã làm hàng không đúng chất lượng để giảm giá bán, gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành điều VN.
Theo Vinacas, lượng hạt điều trong nước và xuất khẩu năm nay chỉ ở mức 600.000 tấn, giảm 150.000 tấn so với năm ngoái chỉ đủ sản xuất đến hết năm nay. Trong quý 1-2012 nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa vì hết hàng chế biến. Do đó, Vinacas đề nghị các doanh nghiệp thành viên hạn chế bán hàng trong thời gian hiện tại với giá thấp mà đợi giá lên trong thời gian tới.
Nguyên nhân là do đây là thời điểm cuối năm nên các doanh nghiệp phải dồn vốn để trả nợ ngân hàng nên về cơ bản, quý IV/2011 và quý I/2012 các doanh nghiệp sẽ ngưng giao dịch cũng như ký kết hợp đồng nhập khẩu điều thô. Trong khi đó, hiện vẫn còn khoảng 30.000 tấn điều thô còn tồn đọng trong dân và các đại lý. Vì vậy, Vinacas cũng đề nghị các bộ, ngành có những biện pháp hỗ trợ ngành điều tháo gỡ khó khăn. Trước mắt là cho phép khoanh nợ, giãn nợ đối vớ 1 số doanh nghiệp điều đang gặp khó khăn sang quý I/2012. Đồng thời, tiếp tục cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để ổn định sản xuất.
Sự liên kết giữa Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) và G20 - VCS (câu lạc bộ G 20 của Vinacas) trong đó MB góp vốn 100 tỷ đồng cũng như đồng ý giành 2.000 đồng tỷ cho các thành viên G20 - VCS vay phục vụ chế biến xuất khẩu. Vinacas cũng khuyến cáo các thành viên không mua hàng kém chất lượng làm mất uy tín thương hiệu điều Việt Nam. Bên cạnh đó, tạm ngừng giao dịch cũng như ký kết hợp đồng nhập khẩu hạt diều thô nhằm giảm áp lực vay vốn và bán hàng dài hạn đó cũng là những giải pháp được Vinacas và câu lạc bộ G 20 đưa ra nhằm giảm bớt khó khăn cho việc chế biến xuất khẩu.
Trong 8 tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu được 107,579 tấn điều nhân các lọai đạt kim ngạch xuất khẩu gần 860 triệu USD, giảm khoảng 13% về lượng nhưng tăng trên 25% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010. Thị trường chủ yếu của ta vẫn là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan, Úc, Anh...
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/9/30197.html

NỘI DUNG KHÁC

Tôm thẻ chân trắng: Bên cười nụ, bên khóc thầm

14-9-2011

Từ đầu năm 2010, nông dân bắt đầu chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT). Có nhiều người thắng đậm, cũng có không ít người tiêu tan tiền tỷ...

Hạn chế tình trạng nhập khẩu muối: Sẽ “biến” muối ăn thành muối công nghiệp?

14-9-2011

Trước bức xúc về việc lượng muối trong nước tồn dư lớn nhưng Bộ Công Thương vẫn cho nhập muối công nghiệp, sáng 13.9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải đã có giải trình với các cơ quan báo chí.

Giá hồ tiêu lại "lập đỉnh"

12-9-2011

Tuần qua, giá tiêu đen mua xô tại các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ đã lập kỷ lục mới khi lên tới 140.000 đồng/kg. Từ những phân tích về nhu cầu thị trường, nguồn cung sắp tới, nhiều ý kiến cho rằng, giá tiêu có thể tăng thêm 10-15% trong ngắn hạn.

Cho phép nhập khẩu 50.000 tấn muối

12-9-2011

Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tới đây Bộ Công Thương sẽ phân giao đợt 2 lượng hạn ngạch nhập khẩu 50.000 tấn muối còn lại của năm 2011 cho các doanh nghiệp làm nguyên liệu sản xuất hoá chất.

Cần tổ chức lại ngành muối

12-9-2011

Ông Phạm Tất Thắng - chuyên gia kinh tế cao cấp, kiêm tư vấn chính sách của Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương), trả lời phỏng vấn NTNN về việc nhập khẩu muối gây bức xúc dư luận.

Người tiêu dùng mua dầu ăn chủ yếu tại siêu thị: Dầu ăn sản xuất trong nước được ưa chuộng

9-9-2011

Dầu ăn là sản phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, bình quân mỗi người dân ở các thành phố lớn của nước ta sử dụng 0,6-0,7 lít dầu ăn/tháng. Các sản phẩm dầu ăn trên thị trường hiện nay chưa hoàn toàn đáp ứng mức độ kỳ vọng của NTD về giá cả và chất lượng.

Thương lái “thao túng” đồng tôm

9-9-2011

Tôm sú nguyên liệu ĐBSCL khan hiếm nhưng nhiều ngày qua giá tôm nguyên liệu liên tục giảm. Làm ra sản phẩm nhưng giá cả hoàn toàn lệ thuộc vào thương lái và các nhà máy chế biến tôm.

Cá tra phải mạnh từ con giống

8-9-2011

Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp do Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư quốc gia vừa tổ chức tại Đồng Tháp đã đưa vấn đề sản xuất giống cá tra chất lượng cao ra bàn khảo.

Giá hồ tiêu xuất khẩu “phi mã”: Chưa hẳn đã mừng

8-9-2011

Giá hồ tiêu tăng mạnh khiến "phong trào" trồng mới loại cây này đang phát triển ồ ạt, bất chấp hệ lụy về sau.

Sẽ mạnh tay với “chè bẩn”

8-9-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu, các đơn vị có liên quan tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chè.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng giá trên 50%

8-9-2011

Trong 60,8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt được trong 8 tháng qua, yếu tố giá tăng đã đóng góp gần 4 tỷ USD.

Thị trường bánh trung thu: Khó kiểm soát ATTP

8-9-2011

Ông Nguyễn Việt Cường - Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, điều quan trọng nhất là ý thức của người sản xuất chứ không phải sự “vào cuộc ráo riết” của thanh tra.