THỊ TRƯỜNG

Cần tổ chức lại ngành muối

Ngày đăng: 12 | 09 | 2011

Ông Phạm Tất Thắng - chuyên gia kinh tế cao cấp, kiêm tư vấn chính sách của Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương), trả lời phỏng vấn NTNN về việc nhập khẩu muối gây bức xúc dư luận.

Trong sản xuất, kinh doanh muối nhiều năm qua luôn xảy ra tình trạng mất cân đối về lượng và cơ cấu. Muối tồn kho mà doanh nghiệp lại nhập muối theo lý giải là do chúng ta thừa muối ăn nhưng lại thiếu muối cho sản xuất công nghiệp. Nhiều vùng sản xuất muối của ta không đáp ứng được yêu cầu sản xuất muối công nghiệp, do vậy hàng năm phải nhập để đảm bảo chất lượng đầu vào cho sản xuất công nghiệp trong nước.
Nếu được đầu tư phù hợp, diêm dân có thể sản xuất muối đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp
 
Việc nói thừa muối ăn, thiếu muối công nghiệp dẫn đến phải nhập cả trăm nghìn tấn muối mỗi năm cần phải hiểu như thế nào? Tại sao chúng ta chưa thể khắc phục tình trạng này?
- Thực chất nó thể hiện sự vô trách nhiệm. Chúng ta có thể nói thế hôm nay, ngày mai, nhưng không thể nói mãi như vậy được. Ngành muối đang đòi hỏi phải được tổ chức lại cơ bản từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.
Trước đây, chúng ta tiêu dùng nhỏ lẻ, sản xuất muối nhỏ lẻ không sao, nhưng giờ các hộ tiêu dùng muối công nghiệp là hộ lớn thì sản xuất, phân phối muối không thể duy trì nhỏ lẻ mãi được. Vai trò của Nhà nước cũng không thể dựa mãi vào công cụ hạn ngạch, bởi hạn ngạch nhập khẩu muối thì quá dễ cho doanh nghiệp, bởi lúc cần thì họ nhập, cần bao nhiêu thì được nhập bấy nhiêu, không cần thì thôi.
Nhiều ý kiến đánh giá, tiềm năng sản xuất muối công nghiệp của ta có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất muối công nghiệp. Vậy vì sao không biến được tiềm năng này thành thực tế?
- Ta thừa sức sản xuất được muối công nghiệp tại các vùng Ninh Thuận, Nam Trung Bộ. Tôi biết, hiện nay các nhà đầu tư Mỹ đang làm việc với Bộ Công Thương để đầu tư sản xuất muối công nghiệp tại VN. Nếu không "béo bở" thì chả nhà đầu tư nước ngoài nào muốn làm.
Không chỉ muối, nước ngoài hiện đang đầu tư nhiều ngành như thức ăn gia súc, giống, trồng rừng... tại VN, vậy tại sao chúng ta không thể đầu tư? Sản xuất muối công nghiệp đòi hỏi đầu tư lớn nên phải có vai trò của Nhà nước, doanh nghiệp thì diêm dân mới đầu tư được. Ngân hàng phải có chính sách cho doanh nghiệp, diêm dân để họ đầu tư.
Ngay việc nhập khẩu muối với các bộ, ngành cũng đã xảy ra tình trạng nơi bảo nhập, nơi kiến nghị không nhập. Vậy làm sao để có tiếng nói chung trong quản lý, điều hành và có các giải pháp bài bản cho ngành muối phát triển?
- Việc xảy ra tình trạng như vậy thể hiện sự "lùng nhùng" trong quản lý Nhà nước của chúng ta hiện nay. Không riêng ngành muối, mà ngành đường, hạt điều... cũng rơi vào tình trạng tương tự. Suy cho cùng "anh" nào cũng muốn thể hiện quyền lực của mình, mà không xuất phát từ lợi ích của đất nước, lợi ích của người dân; chưa theo được các quy định của cơ chế thị trường và quy định của thương mại thế giới.
Từ ngành muối, chúng ta đang thấy xu hướng các bộ, ngành đang gia tăng quản lý theo kiểu mệnh lệnh, thành tích, xin-cho. Nếu chúng ta không xuất phát từ thực tế sản xuất của đời sống, không từ cơ chế thị trường để đi lên và không dẹp bỏ các lợi ích cục bộ thì tôi cho rằng, không chỉ ngành muối mà nhiều ngành nông sản của ta sẽ cứ mãi lùng nhùng như thế.
Diêm dân ở các tỉnh đang rất bức xúc vì trong khi muối của họ vẫn còn đầy đồng, nhưng các bộ vẫn cho nhập khẩu muối?
- Ông Đỗ Văn Nam - Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông, lâm, thuỷ sản và nghề muối (Bộ NNPTNT): Vừa qua, khi chúng tôi đi kiểm tra các nhà máy sản xuất muối công nghiệp ở trong nước và cho thấy, các nhà máy hiện chưa đáp ứng được sản phẩm muối công nghiệp, nên chúng ta mới phải nhập khẩu. Tôi muốn nói rõ như vậy để dư luận hiểu, không phải là muối của dân còn nhiều mà vẫn đi nhập khẩu, đây là hai câu chuyện khác nhau.
“Ngành muối đang đòi hỏi phải được tổ chức lại cơ bản từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Trước đây, chúng ta tiêu dùng nhỏ lẻ, sản xuất muối nhỏ lẻ không sao, nhưng giờ các hộ tiêu dùng muối công nghiệp là hộ lớn thì sản xuất, phân phối muối không thể duy trì nhỏ lẻ mãi được.” - Ông Phạm Tất Thắng
Theo ông, về lâu dài chúng ta cần có giải pháp gì để tiêu thụ được muối trong nước cho dân?
- Dự kiến, cuối tháng 9 này, chúng tôi sẽ chủ trì cuộc họp với Tổng cục Hoá chất (Bộ Công Thương) và các nhà máy sản xuất muối của mình sẽ ngồi lại họp bàn với nhau để cân đối xem xét các nhà máy sản xuất muối của mình có đáp ứng được đơn hàng của các nhà máy hoá chất không. Từ đó, chúng tôi sẽ cân đối lại hạn ngạch nhập khẩu muối trong năm tới.
Có phải các nhà máy sản xuất muối trong nước vẫn còn rất yếu và chúng ta sẽ còn phải phụ thuộc vào muối nhập khẩu dài dài?
- Không hoàn toàn như vậy. Câu chuyện ở đây là các nhà máy sản xuất muối và các nhà máy hoá chất phải ngồi lại với nhau để cân đối thôi, chứ không phải do chúng ta phụ thuộc vào muối ngoại hoàn toàn.
Theo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Người tiêu dùng mua dầu ăn chủ yếu tại siêu thị: Dầu ăn sản xuất trong nước được ưa chuộng

9-9-2011

Dầu ăn là sản phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, bình quân mỗi người dân ở các thành phố lớn của nước ta sử dụng 0,6-0,7 lít dầu ăn/tháng. Các sản phẩm dầu ăn trên thị trường hiện nay chưa hoàn toàn đáp ứng mức độ kỳ vọng của NTD về giá cả và chất lượng.

Thương lái “thao túng” đồng tôm

9-9-2011

Tôm sú nguyên liệu ĐBSCL khan hiếm nhưng nhiều ngày qua giá tôm nguyên liệu liên tục giảm. Làm ra sản phẩm nhưng giá cả hoàn toàn lệ thuộc vào thương lái và các nhà máy chế biến tôm.

Cá tra phải mạnh từ con giống

8-9-2011

Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp do Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư quốc gia vừa tổ chức tại Đồng Tháp đã đưa vấn đề sản xuất giống cá tra chất lượng cao ra bàn khảo.

Giá hồ tiêu xuất khẩu “phi mã”: Chưa hẳn đã mừng

8-9-2011

Giá hồ tiêu tăng mạnh khiến "phong trào" trồng mới loại cây này đang phát triển ồ ạt, bất chấp hệ lụy về sau.

Sẽ mạnh tay với “chè bẩn”

8-9-2011

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu, các đơn vị có liên quan tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chè.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng giá trên 50%

8-9-2011

Trong 60,8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt được trong 8 tháng qua, yếu tố giá tăng đã đóng góp gần 4 tỷ USD.

Thị trường bánh trung thu: Khó kiểm soát ATTP

8-9-2011

Ông Nguyễn Việt Cường - Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, điều quan trọng nhất là ý thức của người sản xuất chứ không phải sự “vào cuộc ráo riết” của thanh tra.

Thử nghiệm hỗ trợ nông dân trồng lúa 1 năm

7-9-2011

Theo Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng thương mại Thái Lan Kittiratt Na-Ranong, chính phủ mới của nước này sẽ chỉ thực hiện thử nghiệm cơ chế thu mua hỗ trợ trong vòng 1 năm nếu cơ chế này không gây ảnh hưởng lên giá gạo.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan sẽ vượt 700 USD/tấn

7-9-2011

Theo Thư ký thường trực thương mại Thái Lan Yanyong Phuangrach, giá gạo xuất khẩu Thái Lan có thể vượt 700 USD/tấn do kế hoạch thu mua thóc từ nông dân với mức giá xác định của chính phủ nước này.

Giá trị xuất khẩu cao su năm 2011 có thể đạt mức 3,67 tỷ USD

7-9-2011

Theo dự báo của Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), sản lượng cao su tăng khoảng 4% trong năm 2011 và với nguồn cao su bổ sung từ tạm nhập tái xuất, Việt Nam có thể xuất khẩu hơn 800.000 tấn. Một nghiên cứu xu thế biến động của chuỗi số liệu xuất khẩu cao su những năm qua dự báo, giá trị xuất khẩu cao su năm 2011 có thể đạt mức 3,67 tỷ USD.

Giải pháp gỡ khó cho ngành điều: Mở rộng mô hình năng suất cao

7-9-2011

Trước tình trạng điều mất mùa, ngành công nghiệp chế biến điều đang gặp nhiều khó khăn do khan hiếm nguyên liệu trầm trọng. Theo dự báo, năm 2011 này nước ta phải nhập khoảng 450.000 tấn điều thô.

Muối tràn đồng, vẫn nhập 50.000 tấn

7-9-2011

Trong khi lượng muối tồn đọng rất lớn, chưa tiêu thụ được thì Bộ Công Thương đã cho doanh nghiệp (DN) nhập khẩu 50.000 tấn muối. Nhiều chuyên gia, người dân lo lắng: Muối ngoại sẽ hại muối nội.