TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bảo hiểm nông nghiệp - Chỗ dựa của nhà nông

Ngày đăng: 17 | 08 | 2011

Để hạn chế những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, ngày 1/3/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 315/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 tại 21 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, trên thực tế, bảo hiểm nông nghiệp chưa thực sự được xã hội quan tâm nhiều.

Rủi ro nông nghiệp ở Việt Nam rất lớn
Trong cuộc toạ đàm trực tuyến ngày 9/8, ông Hồ Xuân Hùng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhấn mạnh: Bảo hiểm nông nghiệp không phải nước nào cũng làm, nhiều nước lân cận cũng chưa triển khai. Vì trong sản xuất nông nghiệp có 2 mâu thuẫn lớn, một là rủi ro cao hiệu quả thấp, hai là sản xuất phân tán với thị trường lớn. Công tác bảo hiểm đặt ra nhằm giải quyết mâu thuẫn thứ nhất, tức là giảm rủi ro cho người sản xuất nông nghiệp.
 
Ở Việt Nam, rủi ro của nông nghiệp lớn hơn nhiều so với các nước khác. Trước đây chúng ta cũng đã thực hiện bảo hiểm nông nghiệp, nhất là những năm 80 của thế kỷ trước. Hiện nay đã có nhưng không đáng kể. Một là do nền kinh tế còn khó khăn, hai là công tác bảo hiểm chưa phát triển như về chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm phát triển. Thêm vào đó, người dân Việt Nam chưa coi trọng đóng bảo hiểm, chưa đủ lực để tham gia bảo hiểm.
Cũng theo Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng, lý do trước đây chưa thành công trong việc triển khai BHNN là do hành lang pháp lý để hoạt động chưa đầy đủ. Thứ hai là vai trò bà đỡ của Chính phủ chưa phát huy được. Với những lý do này, khiến bảo hiểm chưa phát triển, thậm chí nhiều người dân chưa hiểu thế nào là bảo hiểm, họ được hưởng lợi như thế nào từ bảo hiểm. Đây là một thách thức lớn.
Rút kinh nghiệm trong gần 20 năm gắn bó với BHNN Việt Nam, ông Nguyễn Quang Phi, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt cũng cho biết, trong quá trình triển khai BHNN, sản xuất nông nghiệp hay xảy ra rủi ro rất lớn vì thiên tai thường xuyên xảy ra, người nông dân do điều kiện kinh tế và đặc thù canh tác nên quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, dẫn đến hiệu quả bảo hiểm không cao. Đó là những lý do chính khiến bảo hiểm nông nghiệp dần thu hẹp và chỉ cầm chừng ở một số công ty bảo hiểm lớn.
Theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, có một số thuận lợi từ cơ chế, chính sách cũng như cách tiếp cận. Từ đó, BHNN có hướng mở mới, tạo công cụ cho người nông dân quản lý rủi ro và tìm kiếm nguồn tài chính bù đắp. Quyết định 315 hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho nông dân nghèo, hỗ trợ 80% cho nông dân cận nghèo và hỗ trợ 60% cho nông dân không thuộc diện nghèo, cận nghèo tham gia thí điểm BHNN. Tức là tất cả các đối tượng tham gia BHNN đều được hỗ trợ. Đây là cơ hội và điều kiện tiên quyết để triển khai thành công bảo hiểm nông nghiệp lần này.
Để bảo hiểm nông nghiệp đến gần với dân
Có thể nói, ý nghĩa của bảo hiểm ở chỗ, không chỉ giúp người nông dân chống được rủi ro mà còn hướng dẫn, thúc đẩy họ sản xuất theo quy trình để qua đó ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiến bộ, đạt năng suất chất lượng cao hơn, sạch hơn, có thể dễ dàng bán ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, tăng lợi ích cho chính những người sản xuất.
Đã bắt đầu được áp dụng cách đây hơn 1 tháng, từ ngày 1/7/2011, tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều người dân biết đến BHNN, vì thế giải pháp để BHNN đến gần với người dân hơn cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền.Theo ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT): Thực tế, BHNN là vấn đề mới, cho nên không chỉ với nông dân mà ngay cả cán bộ liên quan ở các cấp cũng chưa hiểu một cách thấu đáo. Do vậy, chúng ta phải thông tin một cách đầy đủ với nhiều hình thức. Trước hết, với các tỉnh được chỉ định thực hiện chính sách bảo hiểm này, phải thành lập ban chỉ đạo, tổ công tác từ cấp tỉnh, huyện, xã và đội ngũ này phải được tập huấn kỹ để có thể tổ chức hướng dẫn lại cho người nông dân.
Đối với người dân, phải thông tin đầy đủ thế nào là BHNN, tại sao, nên tham gia, đối tượng nào được tham gia, công ty nào trực tiếp giúp thực hiện BHNN, thủ tục ra sao, cơ quan nào tư vấn giúp đỡ, để được bảo hiểm bồi thường thì phải làm sao, khi sự cố xảy ra, nếu xảy ra tranh chấp, báo cho ai, ai thụ lý.
"Chỉ khi thành viên ban chỉ đạo, tổ công tác ở các cấp hiểu sâu thì mới hướng dẫn cho dân được và người dân hiểu sâu thì mới nắm rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình…" ông Lộc nhấn mạnh.
Cũng theo ông Tăng Minh Lộc, hiện nay chúng ta đang trong quá trình sản xuất nhỏ, đang định hướng nông dân tới sản xuất hàng hóa. Trong chương trình nông thôn mới, đây là một nội dung rất quan trọng. Mỗi một địa phương phải lựa chọn sản phẩm lợi thế nhất để tập trung sản xuất. Bảo hiểm cũng chỉ là một phần để giảm thiểu rủi ro và định hướng người dân.
Ông Hoàng Xuân Điều, Trưởng ban Bảo hiểm nông nghiệp Bảo hiểm Bảo Việt cho biết, để tham gia BHNN không hề khó, bởi lẽ Bảo Việt đã thiết kế sản phẩm BHNN phục vụ cho tất cả các đối tượng, từ người nghèo tới cận nghèo và tới các hộ sản xuất chăn nuôi, các tổ chức sản xuất nông nghiệp. Bảo hiểm được triển khai tới tận thôn, xã.
BHNN được xây dựng trên duy tắc bảo đảm quyền lợi hài hòa giữa 3 nhà (nhà nước, người dân và doanh nghiệp bảo hiểm). Nhà nước hỗ trợ phí cho người dân tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm không vì mục tiêu lợi nhuận và người dân cũng tham gia đóng phí một phần.
Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để người nông dân dễ dàng tiếp cận với BHNN, ngành bảo hiểm cũng đã thiết kế sản phẩm BHNN phục vụ cho tất cả các đối tượng, từ người nghèo tới cận nghèo và tới các hộ sản xuất chăn nuôi, các tổ chức sản xuất nông nghiệp. Bảo hiểm được triển khai tới tận thôn, xã. Do vậy, người dân có thể yên tâm nếu xảy ra rủi ro thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm thì cơ quan bảo hiểm sẽ bồi thường kịp thời và trong các quy định của luật pháp. Khi hồ sơ bồi thường đã đầy đủ thì trong 15 ngày, sẽ thanh toán tiền bồi thường cho người dân.
Ngoài ra, để triển khai thí điểm BHNN, Bộ NN và PTNT cần đưa ra một quy trình hướng dẫn sản xuất các loại cây trồng vật nuôi được đưa vào bảo hiểm. Các ban chỉ đạo các tỉnh, huyện, xã, thực hiện thí điểm sẽ tổ chức tập huấn kỹ cho người nông dân về quy trình sản xuất đó.
Với những giải pháp trên đây, mong rằng việc triển khai BHNN sẽ ngày càng hiệu quả hơn, góp phần hạn chế rủi ro trong sản xuất nông nghiệp.
Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn:http://dangcongsan.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066&cn_id=472874

NỘI DUNG KHÁC

Đồng bằng sông Cửu Long: Đầu tư nông nghiệp còn bỏ ngỏ?

17-8-2011

Các khu công nghiệp (KCN) ở Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL được quy hoạch xây dựng ngày càng nhiều nhưng hiệu quả đầu tư còn chưa cao bởi cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu tính liên kết vùng. Vấn đề đặt ra là tại sao các tỉnh ĐBSCL không đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao vốn được xem là thế mạnh của mình.

Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại các làng nghề

17-8-2011

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Làng nghề, Việt Nam hiện có khoảng 2.790 làng nghề;hơn 1.000 doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu từ các làng nghề vẫn còn chiếm một tỷ trọng nhỏ so với tiềm năng.

Bảo hiểm nông nghiệp: Chậm liệu có chắc?

17-8-2011

Theo Quyết định 315/QĐ-TTg ban hành ngày 1/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ, bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) chính thức được triển khai thí điểm tại 21 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2011 nhằm hỗ trợ nông dân chủ động khắc phục và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Quyết định đã có hiệu lực hơn 1 tháng nhưng cho đến nay, vẫn chưa có thông tin nào về việc triển khai BHNN ở 21 tỉnh, thành phố.

Xung quanh việc thương nhân TQ thu gom nông sản: Đi tìm nguyên nhân

17-8-2011

Vì sao thương nhân Trung Quốc (TQ) thường thu mua nông sản của nước ta với giá cao và khá thành công? Đây là câu hỏi đang được nhiều người đặt ra và là dịp đánh giá lại cách thu mua của thương lái Việt.

Ngô biến đổi gen: Giải quyết nhu cầu nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi

17-8-2011

Với năng suất cao hơn gấp hai lần so với giống ngô thường, ngô biến đổi gen sẽ góp phần giải bài toán thiếu nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi ở nước ta.

Bảo vệ môi trường phá Tam Giang-Cầu Hai: Khi người dân tự giữ cho mình!

12-8-2011

Phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm phá rộng lớn nhất Đông Nam Á, với chiều dài 70km và diện tích 21.600 ha. Phá Tam Giang – Cầu Hai không chỉ là nguồn sống, nguồn thu nhập chính của người dân hai bên đầm phá từ bao đời nay mà còn là chiếm vị trí quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái của khu vực Thừa Thiên Huế. Trước đây, môi trường và tài nguyên đầm phá bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể dẫn tới nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản…

Xung quanh việc thương nhân TQ thu gom nông sản: Cơ hội nào cho nhà nông và doanh nghiệp?

8-8-2011

Bên cạnh những lo ngại như mất thị trường trong nước, gây xáo trộn quy hoạch một số ngành..., không thể phủ nhận việc thương nhân Trung Quốc (TQ) thu gom nông sản cũng tạo ra một số dấu hiệu tích cực, nếu không muốn nói đây chính là cơ hội để nông dân, doanh nghiệp (DN) Việt Nam trưởng thành hơn, thúc đẩy giao thương, buôn bán giữa hai nước, giảm nhập siêu từ TQ.

Sửa đổi quy định về thu tiền thuê đất

8-8-2011

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 94/2011/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 120/2005/TT-BTC quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

Bảo vệ thực vật - Tay phải chặt tay trái

8-8-2011

Bộ máy tổ chức Cục BVTV có 9 phòng và tương đương, trong đó có 2 “siêu phòng” là Phòng Bảo vệ thực vật (BVTV) và Phòng Quản lý thuốc BVTV. Phòng BVTV thì lo dạy dỗ người dân hạn chế dùng thuốc bằng kiến thức IPM, 4 đúng, 3 giảm 3 tăng … Phòng Quản lý thuốc BVTV thì chuyên lo đóng mở van điều tiết dòng thuốc BVTV chảy vào đồng ruộng Việt Nam. Mặc dù cùng chung mục đích là bảo vệ mùa màng nhưng trong công tác của 2 phòng được ví như tay phải tay trái này không phải lúc nào cũng đồng thuận...

Đề xuất các giải pháp bình ổn giá trong tháng 8

8-8-2011

Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Tài chính) vừa đưa ra dự báo chỉ số giá tháng 8/2011 tăng khoảng 1%, đưa chỉ số giá tháng 8 tăng 15,75% so với tháng 12/2010. Trước thực tế này, Bộ Tài chính đã đề xuất một số biện pháp bình ổn giá trong tháng 8/2011

Để nông dân yên tâm gắn bó với ruộng đồng!

8-8-2011

Có thể nói, từ đầu năm 2011 đến nay, tình hình kinh tế thế giới có nhiều phức tạp, giá cả vật tư nguyên liệu tăng cao, biến đổi khí hậu đã và đang tác động rất mạnh đến sản xuất nông nghiệp, nhưng lĩnh vực này vẫn là một trong những lĩnh vực trọng yếu góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước ta.

Bổ sung 300 tỷ đồng cho quỹ hỗ trợ nông dân: Ưu tiên cho vay sản xuất hàng hóa

8-8-2011

Trong buổi làm việc mới đây với lãnh đạo T.Ư Hội NDVN, lãnh đạo Bộ Tài chính đã thống nhất năm 2011, ngân sách nhà nước sẽ bổ sung 300 tỷ đồng cho Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND). Nguồn vốn này sẽ được đầu tư cho những hoạt động nào?