TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đề xuất các giải pháp bình ổn giá trong tháng 8

Ngày đăng: 08 | 08 | 2011

Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Tài chính) vừa đưa ra dự báo chỉ số giá tháng 8/2011 tăng khoảng 1%, đưa chỉ số giá tháng 8 tăng 15,75% so với tháng 12/2010. Trước thực tế này, Bộ Tài chính đã đề xuất một số biện pháp bình ổn giá trong tháng 8/2011

Theo đó, giải pháp thứ nhất là tiếp tục tăng cường quản lý giá thông qua các biện pháp như đăng ký giá, kê khai giá, kiểm soát các yếu tố hình thành giá, kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp luật Nhà nước về giá… đối với một số hàng hoá, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá; xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về giá.
Thứ hai, thực hiện kiểm soát chặt chẽ các phương án giá, chi từ nguồn ngân sách Nhà nước thanh toán cho các hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, hàng hoa dự trữ Nhà nước, hàng hoá, dịch vụ còn dược trợ cước, trợ giá… ;chuyển mạnh hơn nữa sang cơ chế đấu thầu, đấu giá, thoả thuận giá đối với các loại hàng hoá, dịch vụ này.
Thứ ba, chủ động thực hiện tốt công tác dự báo thị trường, giá cả trong và ngoài nước để kịp thời đề xuất biện pháp chỉ đạo, điều hành, bình ổn giá.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đưa ra một số biện pháp để kìm chế giá đối với mặt hàng thực phẩm. Theo đó, thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, tránh để lây lan trên diện rộng ảnh hưởng đến tốc độ tái đàn và tâm lý của người chăn nuôi. Xem xét có các biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ vốn, lãi suất cho các trang trại, hộ gia đình khôi phụ đàn gia súc, mở rộng sản xuất, đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Trước mắt, thực hiện các biện pháp điều hoà thị trường như đẩy mạnh vận chuyển thực phẩm từ các địa phương đang thiếu; kiểm soát chặt thị trường, nhất là khâu lưu thông phân phối; xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Xem xét có biện pháp về tài chính như tăng thuế xuất khẩu thực phẩm, kết hợp với biện pháp hành chính hạn chế việc thu gom, xuất theo đường tiều ngạch, đồng thời giám sát chặt chẽ việc xuất lậu theo "lối mòn" mặt hàng thực phẩm tươi sống sang các nước có chung đường biên giới. Tăng cường giám sát để hạn chế tăng chi phí đầu vào của ngành chăn nuôi, giết mổ như: Tiếp tục thực hiện biện pháp hỗ trợ sản phẩm giống gốc, vật nuôi; giám sát chặt việc đăng ký tăng giá thức ăn chăn nuôi; xem xét hoãn thu phí giết mổ…
Được biết, trong tháng 7 vừa qua, giá cả nhiều mặt hàng đã và đang ổn định. Tuy nhiên, ngay từ đầu tháng 8/2011, một số hàng hoá, nguyên, nhiên vật liệu thiết yếu trên thị trường thế giới tiếp tục có diễn biến phức tạp. Trong nước, bước vào mùa mưa bão với những diễn biến khó lường có thể tác động đến cung - cầu tại các vùng bị ảnh hưởng (chủ yếu là hàng thực phẩm tươi sống, các loại rau củ quả) cùng nguồn cung thực phẩm chưa thực sự ổn định có thể tiếp tục là nguyên nhân đẩy giá các mặt hàng này tăng. Bên cạnh đó, nhu cầu một số hàng hoá tăng do yếu tố mùa vụ có khả năng gây tác động giá như: phân bón cho vụ hè thu, đường và một số nguyên liệu chuẩn bị cho mùa sản xuất bánh Trung thu, rằm tháng 7 âm lịch, hàng hoá phục vụ cho năm học mới. 

Thêm vào đó, thị trường tháng 8/2011 cũng có nhiều yếu tố tác động giảm áp lực tăng giá: các cân đối vĩ mô tiếp tục được điều hành để giữ ổn định; các tỉnh phía Nam đang thu hoạch rộ lúa Hè Thu, cung lúa gạo tăng, giá nhóm hàng lương thực có khả năng ổn định giảm. Chăn nuôi có chiều hướng thuận lợi do dịch bệnh cơ bản được khống chế, người chăn nuôi có lãi do giá tiêu thụ tăng trên thị trường. Bên cạnh đó với nhiều giải pháp đang được các địa phương thực hiện nhằm khuyến khích các hộ mạnh dạn đầu tư tái đàn nên chăn nuôi lợn có xu hướng phát triển tốt, tăng nguồn cung trên thị trường. Giá vật liệu xây dựng không có biến động lớn do nhu cầu xây dựng không tăng mạnh vào mùa mưa bão và thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công theo Nghị định số 11/NQ-CP. Chính vì vậy, các biện pháp tập trung kiềm chế lạm phát theo Nghị định số 11/NĐ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ sẽ tiếp tục được triển khai quyết liệt, đặc biệt là chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khoá thắt chặt, kiểm soát nhập siêu… sẽ tiếp tục phát huy tác dụng góp phần quan trọng để bình ổn giá thị trường./.
Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn:http://dangcongsan.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=472052

NỘI DUNG KHÁC

Để nông dân yên tâm gắn bó với ruộng đồng!

8-8-2011

Có thể nói, từ đầu năm 2011 đến nay, tình hình kinh tế thế giới có nhiều phức tạp, giá cả vật tư nguyên liệu tăng cao, biến đổi khí hậu đã và đang tác động rất mạnh đến sản xuất nông nghiệp, nhưng lĩnh vực này vẫn là một trong những lĩnh vực trọng yếu góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước ta.

Bổ sung 300 tỷ đồng cho quỹ hỗ trợ nông dân: Ưu tiên cho vay sản xuất hàng hóa

8-8-2011

Trong buổi làm việc mới đây với lãnh đạo T.Ư Hội NDVN, lãnh đạo Bộ Tài chính đã thống nhất năm 2011, ngân sách nhà nước sẽ bổ sung 300 tỷ đồng cho Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND). Nguồn vốn này sẽ được đầu tư cho những hoạt động nào?

Kiến nghị lập Ban Điều phối quốc gia chè Việt Nam

8-8-2011

Bộ Công Thương lại vừa có kiến nghị thành lập Ban Điều phối quốc gia chè Việt Nam.

Đại biểu Quốc hội, PGS - TS Trần Hoàng Ngân: Cần chính sách hỗ trợ mạnh cho nông dân

8-8-2011

"Một nước có thế mạnh về nông nghiệp mà giá lương thực, thực phẩm tăng cao là do lỗi điều hành. Giải pháp căn cơ để kiềm chế lạm phát là bình ổn giá lương thực bằng cách hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân".

QH thảo luận tình hình KT-XH: Đầu tư tối đa cho nông nghiệp

8-8-2011

Ngày 4/8, Quốc hội đã thảo luận tình hình KT-XH và những giải pháp kiềm chế lạm phát 6 tháng cuối năm, tại đây nhiều đại biểu đã nêu lên những yếu kém tồn tại trong nền kinh tế như khung pháp lí tín dụng quá lỏng lẻo dẫn tới hình thành bong bóng bất động sản; hiệu quả đầu tư công kém, DN cắt giảm quy mô hoạt động dẫn tới lao động dôi dư, tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo gia tăng…

Bổ sung đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

5-8-2011

Doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực có số lao động bình quân năm 2011 trên 300 lao động sẽ được gia hạn nộp thuế thu nhập.

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản: Nhiều địa phương về đích sớm

5-8-2011

Sau 1 tháng triển khai thu thập thông tin Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2011 (từ 1 - 30/7/2011), đến nay công tác triển khai tổng điều tra đã cơ bản hoàn thành, đáp ứng yêu cầu về tiến độ, khối lượng và chất lượng công việc.

Một số giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế những tháng cuối năm 2011

5-8-2011

Với sự đồng thuận của toàn xã hội, nỗ lực, cố gắng vượt bậc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế nước ta 7 tháng đầu năm 2011 đã đạt được những kết quả tích cực.

Xuất 30 tấn hạt giống bông dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương

5-8-2011

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, dù giá trị xuất khẩu dệt may từ đầu năm đến nay tăng nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp lại giảm, bởi giá nguyên vật liệu đầu tăng, đặc biệt là bông. Việc giá bông tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may khó dự báo được khả năng nguyên liệu đầu vào, cũng như đảm bảo kế hoạch sản xuất.

Dòng vốn FDI “chảy” chậm

5-8-2011

10 năm qua đã chứng kiến sự tụt dốc thảm hại của vốn FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) vào lĩnh vực nông nghiệp, khi tỷ lệ này giảm từ mức 8% trong tổng cơ cấu vốn FDI năm 2001 xuống còn 1% vào năm 2010.

Kiến nghị hỗ trợ 12.000 tỷ đồng vốn cho ngành điều

5-8-2011

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) vừa kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hỗ trợ vốn cho ngành này 12.000 tỷ đồng để các doanh nghiệp tiếp tục thu mua 30.000 tấn điều thô còn tồn trong dân và nhập khẩu gần 330.000 tấn phục vụ cho sơ chế.

Vụ đông 2011: Trồng đại trà ngô biến đổi gen

5-8-2011

Từ những thành quả khảo nghiệm ban đầu, phương án trồng đại trà ngô biến đổi gen (BĐG) đang được đưa ra như một lời giải hữu ích cho bài toán an ninh lương thực của Việt Nam.