TIN TỨC-SỰ KIỆN

Ngô biến đổi gen: Giải quyết nhu cầu nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi

Ngày đăng: 17 | 08 | 2011

Với năng suất cao hơn gấp hai lần so với giống ngô thường, ngô biến đổi gen sẽ góp phần giải bài toán thiếu nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi ở nước ta.

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo đầu bờ giới thiệu nâng cao nhận thức cộng đồng về cây ngô biến đổi gen diễn ra vào sáng nay (16/8) tại TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên phối hợp với Công ty TNHH Dekalb Việt Nam tổ chức. 
Tại khu khảo nghiệm hơn 1 ha ngô biến đổi gen đang được trồng tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy, ngô biến đổi gen phát triển rất tốt, cho năng suất cao. Theo ước tính của ông Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, 1ha ngô này có thể cho sản lượng tới 10 tấn, gấp 2 lần so với các giống ngô đang trồng hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Việc đưa cây trồng biến đổi gen mà trước mắt là cây ngô vào thương mại hóa là một trong những bước đi nhằm đạt được mục tiêu của Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Với diện tích khoảng 120.000ha, ngô là cây trồng đứng thứ hai ở tỉnh Đắk Lắk, sau cà phê (180.000ha). Các giống ngô đang được bà con nông dân trồng ở đây ngoài việc chịu ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh nên năng suất chỉ đạt 4-5 tấn/ha.
Cũng theo ông Báu, Đắc Lắc có diện tích đất rộng, người thưa nên việc trồng cây ngô biến đổi gen đặc biệt là giống kháng thuốc trừ cỏ sẽ giúp nông dân giảm chi phí, nhờ đó cải thiện đời sống. Hy vọng, giống ngô này đưa vào sản xuất trên địa bàn của tỉnh Đắk Lắk sẽ tạo được bước đột phá về việc tăng cường diện tích ngô và giảm nguồn nhập khẩu ngô như hiện nay.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Kỳ, Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH Dekalb Việt Nam, diện tích trồng ngô ở Việt Nam rất lớn, đứng thứ 2 sau cây lúa nước. Trong khi đó, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi lại phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu ngô từ các nước có sử dụng cây trồng biến đổi gen. Đây thực sự là một nghịch lý đối với một đất nước được đánh giá có thế mạnh về nông nghiệp như Việt Nam. Để thương mại hóa cây trồng biến đổi gen thành công, thì có 3 yếu tố chính quyết định đó là chủ trương, chính sách; vấn đề tiếp cận công nghệ sinh học và cải tiến; cuối cùng là môi trường pháp lý.
Cho tới nay mặc dù còn nhiều tranh cãi về ngô biến đổi gen trên thế giới, song cây trồng biến đổi gen vẫn phát triển và nông dân vẫn tiếp tục đưa vào sản xuất do những lợi ích mang lại. Năm 2010, cây trồng ngô biến đổi gen đạt 148 triệu hecta, trong đó có có ở 19 nước đang phát triển và 10 nước phát triển. So với năm 2009, năm 2010 diện tích cây trồng biến đổi gen đã tăng hơn 10 lần và 87 lần (năm 1996).
Hiện, nước ta có nhiều văn bản, chính sách nhằm tạo điều kiện cho việc đưa cây trồng biến đổi gen. Theo đó, đến năm 2011-2015 sẽ có một số cây trồng biến đổi gen được đưa vào sản xuất và đến năm 2020 diện tích biến đổi gen của một số loại cây chủ lực như ngô, bông, đậu tương phải chiếm 30-50% diện tích cây trồng,
Theo ông Kỳ diện tích trồng ngô, đỗ tương, cải dầu và bông trên thế giới không ngừng tăng qua các năm. Đến nay, đã có 29 quốc gia trồng cây biến đổi gen, 30 quốc gia nhập khẩu các loại cây trồng biến đổi gen và 59 quốc gia (chiếm tới hơn 75% dân số thế giới) đã phê duyệt sử dụng cây trồng biến đổi gen hoặc là để trồng hoặc sử dụng.
Vào năm 2010, tại các nước đang phát triển diện tích cây biến đổi gen tăng tới 48% so với năm 2009, dư báo đến năm 2015, con số này sẽ vượt qua những nước có nền công nghiệp phát triển.
Lợi ích kinh tế mà cây trồng biến đổi gen mang lại không thể phủ nhận song điều đáng nói, nó còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, và chống biến đổi khí hậu.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/8/29751.html

NỘI DUNG KHÁC

Bảo vệ môi trường phá Tam Giang-Cầu Hai: Khi người dân tự giữ cho mình!

12-8-2011

Phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm phá rộng lớn nhất Đông Nam Á, với chiều dài 70km và diện tích 21.600 ha. Phá Tam Giang – Cầu Hai không chỉ là nguồn sống, nguồn thu nhập chính của người dân hai bên đầm phá từ bao đời nay mà còn là chiếm vị trí quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái của khu vực Thừa Thiên Huế. Trước đây, môi trường và tài nguyên đầm phá bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể dẫn tới nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản…

Xung quanh việc thương nhân TQ thu gom nông sản: Cơ hội nào cho nhà nông và doanh nghiệp?

8-8-2011

Bên cạnh những lo ngại như mất thị trường trong nước, gây xáo trộn quy hoạch một số ngành..., không thể phủ nhận việc thương nhân Trung Quốc (TQ) thu gom nông sản cũng tạo ra một số dấu hiệu tích cực, nếu không muốn nói đây chính là cơ hội để nông dân, doanh nghiệp (DN) Việt Nam trưởng thành hơn, thúc đẩy giao thương, buôn bán giữa hai nước, giảm nhập siêu từ TQ.

Sửa đổi quy định về thu tiền thuê đất

8-8-2011

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 94/2011/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 120/2005/TT-BTC quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

Bảo vệ thực vật - Tay phải chặt tay trái

8-8-2011

Bộ máy tổ chức Cục BVTV có 9 phòng và tương đương, trong đó có 2 “siêu phòng” là Phòng Bảo vệ thực vật (BVTV) và Phòng Quản lý thuốc BVTV. Phòng BVTV thì lo dạy dỗ người dân hạn chế dùng thuốc bằng kiến thức IPM, 4 đúng, 3 giảm 3 tăng … Phòng Quản lý thuốc BVTV thì chuyên lo đóng mở van điều tiết dòng thuốc BVTV chảy vào đồng ruộng Việt Nam. Mặc dù cùng chung mục đích là bảo vệ mùa màng nhưng trong công tác của 2 phòng được ví như tay phải tay trái này không phải lúc nào cũng đồng thuận...

Đề xuất các giải pháp bình ổn giá trong tháng 8

8-8-2011

Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Tài chính) vừa đưa ra dự báo chỉ số giá tháng 8/2011 tăng khoảng 1%, đưa chỉ số giá tháng 8 tăng 15,75% so với tháng 12/2010. Trước thực tế này, Bộ Tài chính đã đề xuất một số biện pháp bình ổn giá trong tháng 8/2011

Để nông dân yên tâm gắn bó với ruộng đồng!

8-8-2011

Có thể nói, từ đầu năm 2011 đến nay, tình hình kinh tế thế giới có nhiều phức tạp, giá cả vật tư nguyên liệu tăng cao, biến đổi khí hậu đã và đang tác động rất mạnh đến sản xuất nông nghiệp, nhưng lĩnh vực này vẫn là một trong những lĩnh vực trọng yếu góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước ta.

Bổ sung 300 tỷ đồng cho quỹ hỗ trợ nông dân: Ưu tiên cho vay sản xuất hàng hóa

8-8-2011

Trong buổi làm việc mới đây với lãnh đạo T.Ư Hội NDVN, lãnh đạo Bộ Tài chính đã thống nhất năm 2011, ngân sách nhà nước sẽ bổ sung 300 tỷ đồng cho Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND). Nguồn vốn này sẽ được đầu tư cho những hoạt động nào?

Kiến nghị lập Ban Điều phối quốc gia chè Việt Nam

8-8-2011

Bộ Công Thương lại vừa có kiến nghị thành lập Ban Điều phối quốc gia chè Việt Nam.

Đại biểu Quốc hội, PGS - TS Trần Hoàng Ngân: Cần chính sách hỗ trợ mạnh cho nông dân

8-8-2011

"Một nước có thế mạnh về nông nghiệp mà giá lương thực, thực phẩm tăng cao là do lỗi điều hành. Giải pháp căn cơ để kiềm chế lạm phát là bình ổn giá lương thực bằng cách hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân".

QH thảo luận tình hình KT-XH: Đầu tư tối đa cho nông nghiệp

8-8-2011

Ngày 4/8, Quốc hội đã thảo luận tình hình KT-XH và những giải pháp kiềm chế lạm phát 6 tháng cuối năm, tại đây nhiều đại biểu đã nêu lên những yếu kém tồn tại trong nền kinh tế như khung pháp lí tín dụng quá lỏng lẻo dẫn tới hình thành bong bóng bất động sản; hiệu quả đầu tư công kém, DN cắt giảm quy mô hoạt động dẫn tới lao động dôi dư, tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo gia tăng…

Bổ sung đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

5-8-2011

Doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực có số lao động bình quân năm 2011 trên 300 lao động sẽ được gia hạn nộp thuế thu nhập.

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản: Nhiều địa phương về đích sớm

5-8-2011

Sau 1 tháng triển khai thu thập thông tin Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2011 (từ 1 - 30/7/2011), đến nay công tác triển khai tổng điều tra đã cơ bản hoàn thành, đáp ứng yêu cầu về tiến độ, khối lượng và chất lượng công việc.