TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bảo hiểm nông nghiệp: Chậm liệu có chắc?

Ngày đăng: 17 | 08 | 2011

Theo Quyết định 315/QĐ-TTg ban hành ngày 1/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ, bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) chính thức được triển khai thí điểm tại 21 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2011 nhằm hỗ trợ nông dân chủ động khắc phục và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Quyết định đã có hiệu lực hơn 1 tháng nhưng cho đến nay, vẫn chưa có thông tin nào về việc triển khai BHNN ở 21 tỉnh, thành phố.

Bất cập từ chính sách
Không phải đến bây giờ người ta mới nói đến những bất cập trong Đề án thực hiện thí điểm BHNN mà ngay khi còn dự thảo, đã có nhiều ý kiến bày tỏ sự băn khoăn về quy trình triển khai, định mức bồi thường, các đối tượng được bảo hiểm...
 
Việc triển khai BHNN chậm, trước tiên là do việc ban hành các chính sách, thông tư hướng dẫn chậm. Mãi đến ngày 29/6/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT mới ra Thông tư 47/2011/TT-BNNPTNT về việc Hướng dẫn thực hiện thí điểm BHNN trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản. Thậm chí, đến nay vẫn chưa có thông tư của Bộ Tài chính, trong khi mọi việc cần làm đều đang phải trông chờ vào thông tư hướng dẫn của Bộ này, từ quy trình triển khai đến mức hỗ trợ bảo hiểm. Và từ khi các chính sách đầy đủ cho đến lúc nông dân có thể ký hợp đồng với DN còn phải mất một thời gian dài nữa.
Theo Thông tư 47, chỉ có 2 tình huống được bảo hiểm là: Các loại thiên tai (bão lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá, xâm nhập mặn, sóng thần) và một số loại dịch bệnh. Về dịch bệnh chỉ có những bệnh sau: Đối với cây lúa là bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen; dịch rầy nâu. Đối với trâu, bò là bệnh lở mồm long móng. Đối với lợn là dịch tai xanh, lở mồm long móng. Đối với gà, vịt là dịch cúm gia cầm. Cá tra là bệnh gan thận mủ. Tôm sú là bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh teo và hoại tử gan tụy. Tôm thẻ chân trắng gồm có bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, hội chứng Taura, bệnh teo và hoại tử gan tụy. Như vậy, phạm vi và đối tượng bảo hiểm đã bị giới hạn rất nhiều.
Không những thế, Thông tư 47 còn có thêm quy định là mỗi tỉnh chỉ được bảo hiểm một số đối tượng vật nuôi. Ví dụ, TP.Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai chỉ bảo hiểm lợn (thịt, nái, đực giống); gà (thịt, đẻ) tại Bắc Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Đồng Nai; vịt (thịt, đẻ) tại Bắc Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai; bò (thịt, cày kéo, sinh sản) tại Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đồng Nai; bò sữa tại Hà Nội, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai... Như vậy, đối tượng bảo hiểm lại bị thu hẹp một lần nữa.
Về người tham gia bảo hiểm, theo Khoản 2, Điều 2, mục b quy định: "Đối tượng tham gia bảo hiểm có đơn tự nguyện, cam kết tham gia thí điểm bảo hiểm; thực hiện quy trình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản, phòng dịch theo quy định tại Thông tư này hoặc quy trình của Sở Nông nghiệp và PTNT được UBND cấp tỉnh phê duyệt".
Vấn đề ở đây chính là việc "thực hiện quy trình" của Bộ, của Sở được UBND cấp tỉnh phê duyệt. Không biết rồi đây các Sở Nông nghiệp và PTNT có sử dụng các quy trình của Bộ không, nếu không thì bà con sẽ phải chờ bao lâu nữa mới có quy trình của Sở được UBND tỉnh ban hành.
Bên cạnh đó, các DN bảo hiểm sẽ ứng xử thế nào với các quy trình này? Liệu họ có công nhận, sửa đổi hay thêm nhiều quy định khác nữa? Những vấn đề này chỉ thực sự rõ ràng khi DN đưa "quy trình sản xuất" nào vào trong hợp đồng để ký với nông dân.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/VandeSukien/2011/8/29735.html

NỘI DUNG KHÁC

Xung quanh việc thương nhân TQ thu gom nông sản: Đi tìm nguyên nhân

17-8-2011

Vì sao thương nhân Trung Quốc (TQ) thường thu mua nông sản của nước ta với giá cao và khá thành công? Đây là câu hỏi đang được nhiều người đặt ra và là dịp đánh giá lại cách thu mua của thương lái Việt.

Ngô biến đổi gen: Giải quyết nhu cầu nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi

17-8-2011

Với năng suất cao hơn gấp hai lần so với giống ngô thường, ngô biến đổi gen sẽ góp phần giải bài toán thiếu nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi ở nước ta.

Bảo vệ môi trường phá Tam Giang-Cầu Hai: Khi người dân tự giữ cho mình!

12-8-2011

Phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm phá rộng lớn nhất Đông Nam Á, với chiều dài 70km và diện tích 21.600 ha. Phá Tam Giang – Cầu Hai không chỉ là nguồn sống, nguồn thu nhập chính của người dân hai bên đầm phá từ bao đời nay mà còn là chiếm vị trí quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái của khu vực Thừa Thiên Huế. Trước đây, môi trường và tài nguyên đầm phá bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể dẫn tới nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản…

Xung quanh việc thương nhân TQ thu gom nông sản: Cơ hội nào cho nhà nông và doanh nghiệp?

8-8-2011

Bên cạnh những lo ngại như mất thị trường trong nước, gây xáo trộn quy hoạch một số ngành..., không thể phủ nhận việc thương nhân Trung Quốc (TQ) thu gom nông sản cũng tạo ra một số dấu hiệu tích cực, nếu không muốn nói đây chính là cơ hội để nông dân, doanh nghiệp (DN) Việt Nam trưởng thành hơn, thúc đẩy giao thương, buôn bán giữa hai nước, giảm nhập siêu từ TQ.

Sửa đổi quy định về thu tiền thuê đất

8-8-2011

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 94/2011/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 120/2005/TT-BTC quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

Bảo vệ thực vật - Tay phải chặt tay trái

8-8-2011

Bộ máy tổ chức Cục BVTV có 9 phòng và tương đương, trong đó có 2 “siêu phòng” là Phòng Bảo vệ thực vật (BVTV) và Phòng Quản lý thuốc BVTV. Phòng BVTV thì lo dạy dỗ người dân hạn chế dùng thuốc bằng kiến thức IPM, 4 đúng, 3 giảm 3 tăng … Phòng Quản lý thuốc BVTV thì chuyên lo đóng mở van điều tiết dòng thuốc BVTV chảy vào đồng ruộng Việt Nam. Mặc dù cùng chung mục đích là bảo vệ mùa màng nhưng trong công tác của 2 phòng được ví như tay phải tay trái này không phải lúc nào cũng đồng thuận...

Đề xuất các giải pháp bình ổn giá trong tháng 8

8-8-2011

Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Tài chính) vừa đưa ra dự báo chỉ số giá tháng 8/2011 tăng khoảng 1%, đưa chỉ số giá tháng 8 tăng 15,75% so với tháng 12/2010. Trước thực tế này, Bộ Tài chính đã đề xuất một số biện pháp bình ổn giá trong tháng 8/2011

Để nông dân yên tâm gắn bó với ruộng đồng!

8-8-2011

Có thể nói, từ đầu năm 2011 đến nay, tình hình kinh tế thế giới có nhiều phức tạp, giá cả vật tư nguyên liệu tăng cao, biến đổi khí hậu đã và đang tác động rất mạnh đến sản xuất nông nghiệp, nhưng lĩnh vực này vẫn là một trong những lĩnh vực trọng yếu góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước ta.

Bổ sung 300 tỷ đồng cho quỹ hỗ trợ nông dân: Ưu tiên cho vay sản xuất hàng hóa

8-8-2011

Trong buổi làm việc mới đây với lãnh đạo T.Ư Hội NDVN, lãnh đạo Bộ Tài chính đã thống nhất năm 2011, ngân sách nhà nước sẽ bổ sung 300 tỷ đồng cho Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND). Nguồn vốn này sẽ được đầu tư cho những hoạt động nào?

Kiến nghị lập Ban Điều phối quốc gia chè Việt Nam

8-8-2011

Bộ Công Thương lại vừa có kiến nghị thành lập Ban Điều phối quốc gia chè Việt Nam.

Đại biểu Quốc hội, PGS - TS Trần Hoàng Ngân: Cần chính sách hỗ trợ mạnh cho nông dân

8-8-2011

"Một nước có thế mạnh về nông nghiệp mà giá lương thực, thực phẩm tăng cao là do lỗi điều hành. Giải pháp căn cơ để kiềm chế lạm phát là bình ổn giá lương thực bằng cách hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân".

QH thảo luận tình hình KT-XH: Đầu tư tối đa cho nông nghiệp

8-8-2011

Ngày 4/8, Quốc hội đã thảo luận tình hình KT-XH và những giải pháp kiềm chế lạm phát 6 tháng cuối năm, tại đây nhiều đại biểu đã nêu lên những yếu kém tồn tại trong nền kinh tế như khung pháp lí tín dụng quá lỏng lẻo dẫn tới hình thành bong bóng bất động sản; hiệu quả đầu tư công kém, DN cắt giảm quy mô hoạt động dẫn tới lao động dôi dư, tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo gia tăng…