HỘI THẢO

Đak Lak: Diện tích cây sắn tăng nhanh

Ngày đăng: 27 | 06 | 2011

Diện tích trồng sắn của tỉnh năm vừa qua ước khoảng 27.500 hécta, nhưng đến nay đã tăng lên xấp xỉ 35.000 hécta, tức tăng thêm khoảng 30% mà chưa thấy dừng lại.

Năm 2010, tại Dak Lak đã có nông hộ trồng sắn thu tiền tỷ. Đó là động lực thúc đẩy người dân của tỉnh mở rộng diện tích cây sắn lên nhanh chóng. Số nông hộ trồng vài chục hecta sắn ngày càng nhiều.
Theo tin từ ngành nông nghiệp, diện tích trồng sắn của tỉnh năm vừa qua ước khoảng 27.500 hécta, nhưng đến nay đã tăng lên xấp xỉ 35.000 hécta, tức tăng thêm khoảng 30% mà chưa thấy dừng lại.
Bên cạnh việc thuê mướn lại đất đã khai hoang nhưng chưa sử dụng của bà con trong địa phương với giá 1 hécta khoảng 3-5 triệu đồng/năm, nhiều hộ dân tiếp tục lấn rừng để trồng sắn, bất kể đó là rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ đầu nguồn hay rừng của vườn quốc gia làm cho các ngành chức năng phải vất vả trong công tác quản lý.
Người dân cũng chuyển đổi nhiều diện tích đất đã bạc màu, trước đây trồng các loại cây khác ít hiệu quả như cây bông vải, cây mía, sang trồng sắn. Tuy nhiên, thói quen canh tác thiếu đầu tư và chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật có nguy cơ làm diện tích đất hoang hóa càng tăng nhanh.
Những năm đầu mới trồng cây sắn, đất còn màu nên năng suất lên đến 30 tấn củ tươi/hécta. Nhưng mấy năm vừa qua năng suất đã giảm, bình quân chỉ còn khoảng 20 tấn củ tươi/hécta.
Các nhà máy chế biến tinh bột sắn của Công ty Lương thực tỉnh có nhu cầu tiêu thụ mỗi năm khoảng hơn 220.000 tấn sắn củ. Ngoài ra còn có các nhà máy chế biến tinh bột của tư nhân, nhà máy cồn trong tỉnh và các nhà máy chế biến tinh bột khác ở khu vực Tây nguyên cũng đang hút nguyên liệu. Chưa tính số sắn lát, sắn củ bán cho thương nhân các tỉnh khác lên tranh mua.
Thống kê của ngành Hải Quan Việt Nam cho biết, 5 tháng đầu năm 2011 cả nước xuất khẩu 1,541 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn đạt giá trị kim ngạch 0,54 tỷ USD, tăng 50,9% về lượng và tăng 96,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Cây sắn và các sản phẩm từ sắn trong những năm gần đây đã trở thành một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực của Đak Lak.
Vì vậy, việc xâm lấn đất rừng để mở rộng diện tích trồng sắn hiện nay cần có giải pháp cụ thể của các cấp quản lý. Trong khi đó, một số người dân của các tỉnh khác cũng đến Đak Lak thuê đất trồng sắn đã đẩy giá thuê đất lên đến 10 triệu đồng/năm làm cho nhu cầu đất đai càng gia tăng hơn.
Theo Cafef.vn

Nguồn:http://cafef.vn/20110625031735638CA52/dak-lak-dien-tich-cay-san-tang-nhanh.chn

NỘI DUNG KHÁC

Bắc Kạn: Triển khai các giải pháp sản xuất vụ mùa năm 2011

27-6-2011

Ngày 23/6, tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với Công ty cổ phần Sahabak tổ chức Hội nghị kiểm điểm sản xuất vụ đông xuân và triển khai vụ mùa năm 2011.

Lào Cai: Doanh thu từ vỏ quế đạt mức cao kỷ lục

27-6-2011

Theo lãnh đạo sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lào Cai, từ giữa tháng 5 đến nay, Lào Cai chính thức vào vụ thu hoạch quế vỏ với sản lượng đạt được trên 150 tấn.

Xã điểm NTM Trung Hiếu

27-6-2011

Được Trung ương chọn làm xã điểm xây dựng NTM, song song với việc tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) tích cực chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, đưa bộ mặt của xã ngày càng đổi mới.

Thanh Hóa: Nông dân oằn mình cứu lúa

27-6-2011

Thanh Hóa là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề bởi cơn bão số 2. Trong những ngày qua, nông dân tỉnh Thanh phải dầm mình trong mưa lũ để "cướp lại" hàng chục nghìn hecta lúa và rau màu từ tay mưa lũ, thiên tai.

Cách làm đường nông thôn ở Núi Tô

24-6-2011

Ai có tiền nhiều thì góp nhiều, ai có ít thì góp ít, người không tiền thì góp sức, góp công. Huy động được bao nhiêu thì tiến hành làm bấy nhiêu. Hơn 5 năm qua, từng ngõ xóm đến đường làng đã hoàn toàn thay đổi, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ở xã vùng cao Núi Tô, huyện Tri Tôn (An Giang) ngày thêm khởi sắc.

Phong Cốc phát huy nội lực

24-6-2011

Là một xã đảo nhưng quang cảnh xã Phong Cốc (Yên Hưng, Quảng Ninh) cũng tựa như các làng cổ Đình Bảng, Nội Duệ xứ Kinh Bắc hay làng Chàng Sơn ở Thạch Thất, Hà Nội… Làng quê mà đời sống kinh tế phát triển, nhà cửa, hàng quán mọc lên san sát, người ta mở tiệm bán điện thoại di động, shop may mặc thời trang ngay giữa làng.

Nam Sách (Hải Dương) bội thu

24-6-2011

Ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, lúa đông xuân đang bắt đầu được thu hoạch, bà con nông dân rất phấn khởi tin tưởng vào tuyên truyền tập huấn khuyến nông và khẳng định đây là một vụ lúa được mùa nhất.

Bắc Giang: Lúa lai bộn thóc

24-6-2011

Đề án phát triển lúa lai giai đoạn 2009 – 2011 của tỉnh Bắc Giang một lần nữa khẳng định thành công khi vụ xuân năm nay, hầu hết các giống lúa lai được chọn trong bộ giống của tỉnh đạt năng suất cao, góp phần nâng cao sản lượng lương thực của tỉnh miền núi phía Bắc này.

Đà Lạt (Lâm Đồng): Người trồng hoa vẫn... tự bơi

24-6-2011

Đó là ý kiến của ông Đoàn Văn Việt - Bí thư Thành ủy Đà Lạt (Lâm Đồng) tại cuộc họp vào sáng ngày 22.6 với đại ý: Hiện tại, nhà vườn trồng hoa của Đà Lạt vẫn phải "tự bơi" trong thị trường là điều mà không chỉ chính quyền và các cơ quan hữu trách của Đà Lạt quan tâm, mà còn phải có sự quan tâm của cấp tỉnh.

Phú Yên: Nông dân thích nuôi trâu bán thịt

23-6-2011

Tổng đàn trâu của hai huyện Phú Hòa, Đông Hòa lên đến hàng nghìn con với hộ nuôi thấp nhất từ 10 – 15 con và hộ nuôi cao nhất lên gần 200 con.

Vườn cây ăn trái gắn du lịch sinh thái

23-6-2011

Bốn xã An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú nằm trên Cù Lao Minh thuộc huyện Long Hồ, Vĩnh Long đã được thiên nhiên ưu đãi từ đất đến nước. Không bỏ lỡ cơ hội nào, người dân ở 4 xã này đã trồng rất nhiều loại cây ăn trái đặc sản và khai thác thế mạnh du lịch miệt vườn gắn với nuôi trồng thủy sản.

Vĩnh Long: Tháo gỡ khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

23-6-2011

Xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đã triển khai các giải pháp tập trung từ nay đến cuối năm 2011 tháo gỡ khó khăn, tạo bước đột phá đẩy nhanh hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng xã nông thôn mới.