HỘI THẢO

Phong Cốc phát huy nội lực

Ngày đăng: 24 | 06 | 2011

Là một xã đảo nhưng quang cảnh xã Phong Cốc (Yên Hưng, Quảng Ninh) cũng tựa như các làng cổ Đình Bảng, Nội Duệ xứ Kinh Bắc hay làng Chàng Sơn ở Thạch Thất, Hà Nội… Làng quê mà đời sống kinh tế phát triển, nhà cửa, hàng quán mọc lên san sát, người ta mở tiệm bán điện thoại di động, shop may mặc thời trang ngay giữa làng.

Rướn một chút là thành NTM
"Phố làng" Phong Cốc chỉ khác với phố thị ở chỗ vẫn những con đường nhỏ hẹp quanh co chạy vòng vèo trong xóm, vào vụ vẫn có xe công nông chạy xình xịch chở lúa ra sân đình. Mộc mạc, chân quê nhưng điều kiện vật chất cũng như đời sống văn hóa tinh thần của người dân xã Phong Cốc không hề thua kém các làng nghề giàu có ở ngoại thành Hà Nội. 
 
Không chờ đến khi Chính phủ phát động xây dựng NTM, mà từ lâu người dân trong xã Phong Cốc đã cùng nhau chung sức làm đẹp cho quê hương. Họ đóng góp để làm đường bê tông, đóng góp xây nhà văn hóa thôn để nhân dân có chỗ hội họp, trao đổi những công việc liên quan đến cộng đồng, kênh mương được kiên cố hóa. Xã có nhà trẻ, có trường học, trạm y tế và nhiều điều kiện cần thiết khác để đảm bảo cho một môi trường  sống văn minh.
Trên thực tế hầu hết các tiêu chí xây dựng NTM đã hiện hữu ở Phong Cốc, chỉ có một số chưa đạt chuẩn chỉ tiêu NTM. Ví như xã có 7 thôn thì cả 7 thôn đều có nhà văn hóa nhưng so với chỉ tiêu có tới 6 nhà văn hóa thôn không đạt tiêu chuẩn. Trường mầm non, trường học cũng khá khang trang mà không đạt vì diện tích hẹp.  Tuy nhiên, NTM có tổng cộng 39 chỉ tiêu thì xã Phong Cốc đã đạt được 27, vậy nên người ta thường đùa vui rằng Phong Cốc chỉ “rướn” thêm một chút đã thành NTM.
Sức mạnh tiềm tàng
Theo bà Tô Thị Thu, Chủ tịch UBND xã, sở dĩ Phong Cốc có được như ngày hôm nay  chủ yếu nhờ sức mạnh nội sinh tiềm tàng trong cộng đồng dân cư xã. Lịch sử làng Cốc đã tồn tại hàng trăm năm. Xưa kia tổ tiên của người dân Phong Cốc cũng có nguồn gốc ở kinh thành Thăng Long, do chạy nạn nên di cư xuống đảo Hà Nam để lập nghiệp. Hiện trên địa bàn xã có khoảng 10 nhà thờ tổ của 10 dòng họ chính được gọi là Thập Cửu Tiên Công. Tuy lánh nạn về đây sinh sống bằng  nông nghiệp và đánh bắt cá nhưng tổ tiên người Phong Cốc vốn là quan ở kinh thành nên khá nghiêm khắc trong việc gìn giữ truyền thống gia đình, dòng họ.
Ở Phong Cốc vẫn còn một số dòng họ lớn như họ Phạm, họ Lê lưu giữ được gia phả, ghi chép nguồn gốc tổ tiên, những người trực tiếp khai hoang, mở đất tạo nên vùng quê trù phú này.  Như ông tổ họ Lê ở Phong Cốc, có gốc gác ở làng Đồng Lầm, phủ Hoài Đức thành Thăng Long. Dòng họ này có truyền thống hiếu học, từ đời thứ nhất đến đời thứ 15, có 67 cụ có học vị tiến sĩ Quốc tử giám và rất nhiều cụ làm quan cho triều Lê, triều Nguyễn.
Nhờ gìn giữ phát huy truyền thống gia đình nên hiện nay dòng họ này có 1 thiếu tướng, 4 đại tá, 1 phó giáo sư, 2 phó tiến sỹ khoa học và khoảng 300 cử nhân. Gia tộc họ Lê còn thành lập Ban khuyến học và Quỹ khuyến học để tuyên dương con cháu thành đạt, học giỏi, con nhà nghèo vượt khó, con nhà tàn tật… Quỹ Khuyến học này thường xuyên duy trì ở mức tối thiểu 50 triệu đồng, được xây dựng từ hai nguồn, vận động những hộ có điều kiện kinh tế ủng hộ.
Tương tự, dòng họ Phạm cũng là dòng họ lớn, có tính hiếu học, từ khi tỉnh Quảng Ninh chưa thành lập được Hội Khuyến học thì họ Phạm ở Phong Cốc đã có Quỹ Khuyến học tài năng của dòng họ. Từ khi lập quỹ đến nay, dòng họ đã tổ chức tuyên dương khen thưởng được 4 thành viên đạt học vị thạc sỹ, 127 thành viên đỗ đại học, cao đẳng, tốt nghiệp đại học.
Hiện nay Ban Khuyến học của dòng họ Phạm đã phát triển và được chia thành 3 chi hội với 260 hội viên. Quỹ được duy trì ổn định ở mức trên 60 triệu đồng. Bắt đầu từ truyền thống hiếu học của các dòng họ lớn, phong trào khuyến học được nhân rộng ra, đến nay cả 10 dòng họ ở Phong Cốc đều là dòng họ hiếu học trong đó có 4 dòng họ đạt danh hiệu cấp tỉnh, 3 dòng họ đạt danh hiệu cấp huyện, 3 dòng họ đạt danh hiệu cấp xã.
Do các dòng họ trong xã đều có truyền thống, được tổ chức theo tôn ti, trật tự nên mọi hoạt động do chính quyền địa phương phát động rất dễ triển khai. Chỉ cần thấy có lợi ích chung cho cộng đồng, lập tức cả 10 dòng họ lớn trong làng đều sẵn sàng huy động sức người, sức của.
Cũng là  cư dân trong xã nên bà chủ tịch Tô Thị Thu hiểu rõ và tận dụng rất tốt sức mạnh này để thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương. Đối với Phong Cốc, có vẻ như việc gì cũng có thể thực hiện nhưng rõ ràng không thể ngồi bàn giấy kí quyết định mà có được thành công. Muốn phát huy sức mạnh tập thể thì bản thân lãnh đạo xã phải hòa với phong trào, làm đầu tàu dẫn dắt đoàn quân Phong Cốc trong từng lĩnh vực cụ thể.  
Vận dụng những nét văn hóa truyền thống của địa phương để phát huy sức mạnh tập thể là “bí quyết” của lãnh đạo xã Phong Cốc. Chính vì thế mà văn hóa dân gian ở Phong Cốc phát triển rất mạnh, thành lập hẳn một câu lạc bộ hát đúm - một loại hình nghệ thuật ra đời cách đây hơn 500 năm. Câu lạc bộ hát đúm của Phong Cốc là nơi sinh hoạt văn nghệ của ông Ngô Đăng Nhuận, người được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian.
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/135/135/135/80181/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Nam Sách (Hải Dương) bội thu

24-6-2011

Ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, lúa đông xuân đang bắt đầu được thu hoạch, bà con nông dân rất phấn khởi tin tưởng vào tuyên truyền tập huấn khuyến nông và khẳng định đây là một vụ lúa được mùa nhất.

Bắc Giang: Lúa lai bộn thóc

24-6-2011

Đề án phát triển lúa lai giai đoạn 2009 – 2011 của tỉnh Bắc Giang một lần nữa khẳng định thành công khi vụ xuân năm nay, hầu hết các giống lúa lai được chọn trong bộ giống của tỉnh đạt năng suất cao, góp phần nâng cao sản lượng lương thực của tỉnh miền núi phía Bắc này.

Đà Lạt (Lâm Đồng): Người trồng hoa vẫn... tự bơi

24-6-2011

Đó là ý kiến của ông Đoàn Văn Việt - Bí thư Thành ủy Đà Lạt (Lâm Đồng) tại cuộc họp vào sáng ngày 22.6 với đại ý: Hiện tại, nhà vườn trồng hoa của Đà Lạt vẫn phải "tự bơi" trong thị trường là điều mà không chỉ chính quyền và các cơ quan hữu trách của Đà Lạt quan tâm, mà còn phải có sự quan tâm của cấp tỉnh.

Phú Yên: Nông dân thích nuôi trâu bán thịt

23-6-2011

Tổng đàn trâu của hai huyện Phú Hòa, Đông Hòa lên đến hàng nghìn con với hộ nuôi thấp nhất từ 10 – 15 con và hộ nuôi cao nhất lên gần 200 con.

Vườn cây ăn trái gắn du lịch sinh thái

23-6-2011

Bốn xã An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú nằm trên Cù Lao Minh thuộc huyện Long Hồ, Vĩnh Long đã được thiên nhiên ưu đãi từ đất đến nước. Không bỏ lỡ cơ hội nào, người dân ở 4 xã này đã trồng rất nhiều loại cây ăn trái đặc sản và khai thác thế mạnh du lịch miệt vườn gắn với nuôi trồng thủy sản.

Vĩnh Long: Tháo gỡ khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

23-6-2011

Xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đã triển khai các giải pháp tập trung từ nay đến cuối năm 2011 tháo gỡ khó khăn, tạo bước đột phá đẩy nhanh hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng xã nông thôn mới.

Cần đầu tư nâng cấp thêm cho công trình thuỷ lợi Tân Sơn (Gia Lai)

23-6-2011

Công trình thuỷ lợi hồ chứa nước Tân Sơn, huyện ChưPah (Gia Lai) có tổng vốn đầu tư hơn 60 tỷ đồng, được khởi công từ năm 2007 và hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2010.

Cà Mau khẩn trương cứu lúa hè thu bị úng ngập

23-6-2011

Tỉnh Cà Mau đang khẩn trương cứu hàng ngàn hec-ta lúa hè thu bị úng ngập ở các huyện vùng ngọt hóa gồm: Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời do mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua trên địa bàn. Hầu hết các trà lúa bị ngập nước mới gieo sạ từ 1 đến 3 tuần.

Đắk Lắk: Tiến độ gieo trồng vụ hè thu năm 2011 đạt gần 72% kế hoạch

23-6-2011

Tiến độ vụ hè thu năm nay tỉnh Đắk Lắk đang được bà con nông dân các địa phương khẩn trương đẩy nhanh, nhất là tranh thủ những ngày qua trời có mưa, thuận lợi cho việc gieo trồng.

Quảng Bình được mùa lúa đông xuân

21-6-2011

Vụ lúa đông xuân năm nay ở tỉnh Quảng Bình là một vụ mùa gian nan, có lúc tưởng chừng mất trắng, nhưng kết cục thắng lợi giòn giã. Trên những cánh đồng lúa vàng trĩu hạt, nông dân đang khẩn trương thu hoạch để bắt tay vào sản xuất vụ hè thu.

Phú Yên: Được mùa tôm hùm giống, trúng giá tôm hùm thịt

21-6-2011

Chưa năm nào, ngư dân Phú Yên đánh bắt được tôm hùm giống nhiều như năm nay. Bên cạnh đó, tôm hùm thịt tăng giá cũng đã giúp cho người nuôi thu lãi cao.

Thừa Thiên - Huế: Hạ tầng cơ sở phát triển thúc đẩy nhanh việc xây dựng nông thôn mới

21-6-2011

Chương trình xây dựng nông thôn mới tại Thừa Thiên - Huế bắt đầu thực hiện tại 8 xã điểm thuộc các huyện, thị xã trong tỉnh theo tiêu theo 19 tiêu chí của quốc gia, sau đó tiến hành triển khai cho 104 xã còn lại trong quí II và III/ năm 2011. Tỉnh Thừa Thiên - Huế phấn đấu đến năm 2015 có 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, và đến năm 2020 tỉ lệ này là 50% - 55%.