HỘI THẢO

Phú Yên: Nông dân thích nuôi trâu bán thịt

Ngày đăng: 23 | 06 | 2011

Tổng đàn trâu của hai huyện Phú Hòa, Đông Hòa lên đến hàng nghìn con với hộ nuôi thấp nhất từ 10 – 15 con và hộ nuôi cao nhất lên gần 200 con.

 
Mặc dù chỉ mới phát triển hơn 10 năm trở lại đây, nhưng nghề nuôi trâu đàn đã góp phần cải thiện đời sống vật chất của người nông dân các huyện Phú Hòa, Đông Hòa (Phú Yên), địa phương vốn có thế mạnh nuôi bò hơn là nuôi trâu.
Trong lúc nghề chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm khác đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như giá thức ăn tăng mạnh, dịch bệnh diễn biến phức tạp trong khi nguồn đầu ra không ổn định, giá cả lên xuống thất thường thì nghề nuôi trâu đàn đã và đang được nhiều nông dân hai huyện Phú Hòa và Đông Hòa (Phú Yên) lựa chọn bởi nghề này ổn định và cho thu nhập cao.
Tổng đàn trâu của hai huyện này lên đến hàng nghìn con với hộ nuôi thấp nhất từ 10 – 15 con và hộ nuôi cao nhất lên gần 200 con, trong khi nuôi trâu không phải là thế mạnh của người nông dân Phú Yên, vốn quen nuôi bò nhiều hơn.
Những ngày qua, trên địa bàn huyện Phú Hòa và Đông Hòa xuất hiện hàng chục thương lái đến từng hộ mua trâu để xuất bán đi Tây Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn… Điều này góp phần đẩy giá trâu lên cao nhất trong những năm trở lại đây: một con trâu nghé từ 3 - 5 tháng tuổi có giá từ 5,5 - 7 triệu đồng, trâu thịt nuôi hơn một năm tuổi có giá từ 22 - 30 triệu đồng.
Ông Trần Văn Cẩn, ở xã Hòa Quang Nam (huyện Phú Hòa) cho biết: “ Đàn trâu nhà tôi có khoảng 40 con. Bán hơn phân nửa đàn cho thương lái, tôi thu được hơn 350 triệu đồng”. Trước đây trên địa bàn xã Hòa Quang Nam chỉ có một vài gia đình nuôi trâu với số lượng từ 2 - 3 con, chủ yếu để lấy sức kéo. Từ khi thịt trâu bán được giá cao trên thị trường, cho giá trị kinh tế cao, nhiều hộ nông dân đã làm theo và phát triển quy mô chăn thả. Nhờ nuôi trâu nên hàng chục hộ nông dân trong xã đã thoát nghèo, sắm sửa các vật dụng hiện đại và xây nhà lầu khang trang, sạch đẹp.
Theo người chăn nuôi, so với bò, gà, vịt,… nuôi trâu dễ hơn vì loài vật này có sức khỏe tốt, chống chọi được những sự thay đổi về thời tiết và gần như “miễn nhiễm” với nhiều loại dịch bệnh. Người nuôi trâu đàn chỉ tốn công sức và thời gian khi phải thường xuyên đưa trâu đến các vùng miền núi, nơi có dồi dào cỏ và nước để chăn thả. Do nuôi trâu cho thu nhập cao nên hiện có hàng trăm hộ dân chuyển từ trồng trọt sang nuôi trâu sinh sản và vỗ béo.
Theo TBKTSG
 

NỘI DUNG KHÁC

Vườn cây ăn trái gắn du lịch sinh thái

23-6-2011

Bốn xã An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú nằm trên Cù Lao Minh thuộc huyện Long Hồ, Vĩnh Long đã được thiên nhiên ưu đãi từ đất đến nước. Không bỏ lỡ cơ hội nào, người dân ở 4 xã này đã trồng rất nhiều loại cây ăn trái đặc sản và khai thác thế mạnh du lịch miệt vườn gắn với nuôi trồng thủy sản.

Vĩnh Long: Tháo gỡ khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

23-6-2011

Xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đã triển khai các giải pháp tập trung từ nay đến cuối năm 2011 tháo gỡ khó khăn, tạo bước đột phá đẩy nhanh hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng xã nông thôn mới.

Cần đầu tư nâng cấp thêm cho công trình thuỷ lợi Tân Sơn (Gia Lai)

23-6-2011

Công trình thuỷ lợi hồ chứa nước Tân Sơn, huyện ChưPah (Gia Lai) có tổng vốn đầu tư hơn 60 tỷ đồng, được khởi công từ năm 2007 và hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2010.

Cà Mau khẩn trương cứu lúa hè thu bị úng ngập

23-6-2011

Tỉnh Cà Mau đang khẩn trương cứu hàng ngàn hec-ta lúa hè thu bị úng ngập ở các huyện vùng ngọt hóa gồm: Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời do mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua trên địa bàn. Hầu hết các trà lúa bị ngập nước mới gieo sạ từ 1 đến 3 tuần.

Đắk Lắk: Tiến độ gieo trồng vụ hè thu năm 2011 đạt gần 72% kế hoạch

23-6-2011

Tiến độ vụ hè thu năm nay tỉnh Đắk Lắk đang được bà con nông dân các địa phương khẩn trương đẩy nhanh, nhất là tranh thủ những ngày qua trời có mưa, thuận lợi cho việc gieo trồng.

Quảng Bình được mùa lúa đông xuân

21-6-2011

Vụ lúa đông xuân năm nay ở tỉnh Quảng Bình là một vụ mùa gian nan, có lúc tưởng chừng mất trắng, nhưng kết cục thắng lợi giòn giã. Trên những cánh đồng lúa vàng trĩu hạt, nông dân đang khẩn trương thu hoạch để bắt tay vào sản xuất vụ hè thu.

Phú Yên: Được mùa tôm hùm giống, trúng giá tôm hùm thịt

21-6-2011

Chưa năm nào, ngư dân Phú Yên đánh bắt được tôm hùm giống nhiều như năm nay. Bên cạnh đó, tôm hùm thịt tăng giá cũng đã giúp cho người nuôi thu lãi cao.

Thừa Thiên - Huế: Hạ tầng cơ sở phát triển thúc đẩy nhanh việc xây dựng nông thôn mới

21-6-2011

Chương trình xây dựng nông thôn mới tại Thừa Thiên - Huế bắt đầu thực hiện tại 8 xã điểm thuộc các huyện, thị xã trong tỉnh theo tiêu theo 19 tiêu chí của quốc gia, sau đó tiến hành triển khai cho 104 xã còn lại trong quí II và III/ năm 2011. Tỉnh Thừa Thiên - Huế phấn đấu đến năm 2015 có 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, và đến năm 2020 tỉ lệ này là 50% - 55%.

Nghệ An: Đảm bảo nguồn nước tưới vụ hè thu năm 2011

21-6-2011

Nghệ An đang chỉ đạo sản xuất vụ hè thu năm 2011 theo quan điểm mở rộng tối đa diện tích trên những chân ruộng đảm bảo được nguồn nước tưới.

Hà Giang: Triển khai mô hình "3 giảm, 3 tăng"

21-6-2011

Sau khi thực hiện thành công mô hình "3 giảm, 3 tăng" trên giống lúa Bio 404 tại thôn Làng Vàng, huyện Vị Xuyên, UBND tỉnh Hà Giang đang tập trung chỉ đạo các địa phương trong tỉnh triển khai mô hình này trong vụ mùa 2011.

66,7% hộ di dân tái định cư Thủy điện Sơn La được giao đất sản xuất nông nghiệp

21-6-2011

Ban Chỉ đạo Nhà nước dự án Thủy điện Sơn La-Lai Châu cho biết, hiện đã có 13.599 hộ, chiếm 66,7% số hộ đã di dân tái định cư dự án Thủy điện Sơn La được giao 22.675ha đất sản xuất nông nghiệp.

Kiên Giang: Tạo thị trường trao đổi hàng nông sản qua biên giới

21-6-2011

Theo ngành thống kê, từ đầu năm đến nay lượng hàng hóa bán lẻ của Kiên Giang qua biên giới sang thị trường Campuchia luôn giữ ổn định với mức doanh số đạt được tương đương 10 triệu USD mỗi tháng.