THỊ TRƯỜNG

Sẵn sàng cho mùa vải bội thu: Vẫn còn nhiều "sạn"

Ngày đăng: 20 | 06 | 2011

Đã thành lệ, cứ đến vụ thu hoạch vải là cảnh tượng chen lấn, xô đẩy, tắc nghẽn giao thông, chặt chém và ép giá lại xuất hiện… khiến nông dân chịu nhiều thiệt thòi. Năm nay, với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, nhiều người kỳ vọng, tình trạng này sẽ chấm dứt.

 
Một góc khu mua bán vải thiều ở Lục Ngạn.
Đủ chiêu "móc túi" người trồng vải
Những năm gần đây, thương gia Trung Quốc trực tiếp sang tận các vùng trồng vải thiều để thu mua. Điều này góp phần thúc đẩy việc tiêu thụ vải thiều thêm thuận lợi nhưng cũng tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.
Anh Nguyễn Văn Thu, người chuyên thu mua vải thiều ở thị trấn Chũ (Lục Ngạn - Bắc Giang) cho biết: "Các ông chủ người Trung Quốc thường có hai chiêu thức hay áp dụng, đó là: trực tiếp đứng ra lựa chọn vải tại các chợ, tự trả giá rồi thuê nhân công người Việt vận chuyển lên xe dưới sự giám sát trực tiếp của họ. Mọi thỏa thuận giá cả đều do các ông chủ này đảm nhiệm. Thế nhưng, phương thức hay được áp dụng là họ trực tiếp sang nắm bắt tình hình rồi giao cho một người thân tín tại Việt Nam làm đầu mối, người này lại thành lập đội ngũ xương cá vệ tinh tại địa phương, tỏa đi khắp nơi thu mua vải thiều rồi giao lại cho các ông chủ lớn hơn, tạo thành mạng lưới vận hành từ khâu chọn vải đến khâu đóng gói. Các ông chủ người Trung Quốc chỉ giám sát, điều hành giá cả và chất lượng vải ở khâu cuối cùng".
Cũng theo anh Thu, các chiêu thức "cơ bản" được tư thương áp dụng để "móc túi" người trồng là việc bớt đầu cân, thường mỗi thồ vải (khoảng 100kg - PV) phải trừ hao 2 - 3kg. Thế nhưng, chỉ cần nhìn thấy một vài quả vỡ, hỏng… là tư thương ép nông dân phải trừ hao 5 - 7kg. Chưa kể, tình trạng "chém" đầu cân khiến trọng lượng vải thường ít hơn nhiều so với trọng lượng thực tế, khiến bà con thiệt đơn thiệt kép…
Tuy nhiên, chiêu thức khiến người dân sợ nhất là tình trạng "ép giá". Theo ông Hoàng Văn Sơn ở xã Biển Động (Lục Ngạn): "Muốn bán được vải thiều giá cao thì phải đi thật sớm, vì lúc này vải còn tươi nguyên, chứ để đến trưa, trời nắng to sẽ bị tư thương ép giá. Nhiều người vì tiếc công sức đành phải bán giá rẻ nên bị thiệt thòi".
Một mánh khóe nữa có thể tác động trực tiếp đến giá vải là việc các tư thương cấu kết với nhau để "làm giá". Chị Vũ Thị Xuyên ở Thanh Thủy (Thanh Hà - Hải Dương) cho biết: "Là người thu mua vải nhiều năm nên tôi biết có một mánh khóe làm giá được nhiều tư thương áp dụng là cứ đến cuối buổi chiều ngày hôm trước, khi lượng vải trên thị trường ít dần, họ đồng loạt tăng giá nhập vào. Thậm chí là gấp rưỡi, gấp đôi giá trong ngày để người dân có tâm lý lạc quan về thu hái vải thiều. Thế nhưng, sáng hôm sau khi thấy lượng vải dồn về nhiều, họ bắt đầu giảm giá đột ngột với các lý do giao thông ùn tắc, hàng bị ứ đọng…".
Khó kiểm soát
Thực trạng trên đã tồn tại nhiều năm nay, gây thiệt thòi cho người trồng vải, chính vì vậy, việc tìm ra biện pháp khắc phục là điều hết sức bức thiết. Ông Phạm Đức Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho biết: "Một mặt chúng tôi tăng cường hướng dẫn nông dân thực hiện tốt quy trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, nâng cao chất lượng vải thiều. Mặt khác, tăng cường thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại, quảng bá, mời gọi các doanh nghiệp đến đặt hàng. Vụ vải năm nay, chúng tôi sẽ cố gắng đảm bảo an toàn giao thông, kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm".
Còn ông Trần Văn Lộc, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang nhận định: "Năm nay vải thiều Bắc Giang thắng lớn nên chúng tôi rất quan tâm đến việc đẩy mạnh tiêu thụ. Thông qua lực lượng quản lý thị trường, chúng tôi sẽ tăng cường phối hợp với công an và các địa phương kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm, đảm bảo việc tiêu thụ vải diễn ra thuận tiện, đạt hiệu quả cao nhất".
Hy vọng rằng, với sự phối hợp, vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng, vụ vải thiều năm nay sẽ không còn tình trạng nhốn nháo, giúp người dân hưởng trọn niềm vui được mùa, trúng giá.
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/6/28775.html

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu gạo, khó qua "ải"!

16-6-2011

Có khá nhiều doanh nghiệp gửi hồ sơ tới bộ để xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo nhưng một số hồ sơ phải trả về vì thiếu giấy xác nhận cơ sở xay xát.

Trung Quốc tranh mua nguyên liệu nông sản: Bài cũ học hoài chưa thuộc

16-6-2011

Trước sức cầu Trung Quốc quá lớn, nhiều loại nguyên liệu trong nước không chỉ tăng giá mà còn khan hiếm.

Thương lái Trung Quốc tận thu heo Việt Nam

16-6-2011

Mấy ngày gần đây, giá thịt heo trên đột ngột tăng mạnh trở lại, vượt qua “đỉnh” hồi tháng 4.2011, do nguồn cung ở các tỉnh phía Bắc thiếu hụt nặng, đặc biệt là do thương lái Trung Quốc đang gom hàng ồ ạt.

Hạt gạo và bài toán lợi nhuận người trồng lúa

15-6-2011

Thành tựu của ngành trồng lúa ở Việt Nam đã được thế giới khen ngợi, thế nhưng chúng ta vẫn day dứt vì những nông dân trồng lúa là những người nghèo nhất.

Muối tồn kho 235.000 tấn

15-6-2011

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa đề nghị bộ Công thương chưa phân giao hai lượng hạn ngạch nhập khẩu 50.000 tấn muối của năm nay với lý do lượng muối tồn dư trong nước còn nhiều.

Chờ “thuốc” cứu giá lúa

15-6-2011

Thông tin Hiệp hội Lương thực VN (VFA) quyết định sẽ mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo trong vụ lúa hè thu này bắt đầu từ 15.7, với giá không dưới 5.000 đồng/kg khiến nhiều nông dân hết sức phấn khởi.

Nguy cơ thiếu tôm nguyên liệu

15-6-2011

Tôm nuôi ở ĐBSCL chết hàng loạt không chỉ làm người nuôi tôm điêu đứng, mà còn khiến doanh nghiệp phải đương đầu với tình trạng thiếu nguyên liệu, dự báo có thể kéo dài đến cuối năm nay.

Biến phế thải thành phân bón giá rẻ

14-6-2011

Ông Ayumi Konishi, Giám đốc đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam nhận định: “Dự án sản xuất phân bón vi sinh giá rẻ cho cây sắn minh chứng cho óc sáng tạo của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tác động giảm nghèo và tác động về môi trường của dự án này là rất lớn".

Long đong phận sắn: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

14-6-2011

Các cơ quan, nhà quản lý khuyến cáo, nếu nông dân ở nhiều địa phương đua nhau trồng sắn (khoai mì), rất có thể sẽ dẫm phải "vết xe đổ" của nhiều loại cây khác. Tuy nhiên, trên thực tế, sắn vẫn đang lấn rừng...

"Lên đời" cho gạo màu đặc sản

14-6-2011

Nhiều năm qua, các loại gạo màu đặc sản của Việt Nam như nếp than (nếp cẩm), huyết rồng, gạo đỏ Tuy An (Phú Yên)… được coi như những thực phẩm chức năng vừa phòng chống được nhiều loại bệnh mạn tính, vừa đem lại thu nhập cao. Tuy nhiên, việc sản xuất, buôn bán các loại gạo này chưa được cả doanh nghiệp lẫn người dân thực sự quan tâm.

Thêm một mùa tôm "đắng"

14-6-2011

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Kiên Giang, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh thả nuôi 83.503ha tôm, trong đó có 65.959ha nuôi theo hình thức tôm-lúa, còn lại là nuôi công nghiệp và quảng canh cải tiến. Thời gian qua, dịch bệnh đã khiến 9.523ha tôm nuôi của tỉnh bị chết, gây thiệt hại lớn cho bà con.

Thị trường thức ăn chăn nuôi: Sân chơi dành cho "mác" ngoại

14-6-2011

Cả nước hiện có khoảng 240 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN), trong đó 80% là doanh nghiệp (DN) nội, còn lại là DN liên doanh và DN 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tuy số lượng ít nhưng các DN ngoại lại có thể cung cấp tới 63% tổng sản lượng TĂCN. Điều này khiến DN nội phải gồng sức để cạnh tranh.