HỘI THẢO

Hoà Bình: Phát triển nông - lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng: 07 | 06 | 2011

Với vị trí địa lý một huyện miền núi không thuận để phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư, Tân Lạc (Hòa Bình) đưa chương trình phát triển nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới là ưu tiên hàng đầu.

Huyện quy hoạch diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 12.700 ha; trồng rừng 1.000 ha; phát triển chăn nuôi đại gia súc 25.000 con. Các xã vùng thấp đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ đảm bảo an ninh lương thực, phát triển cây công nghiệp ngắn ngày; riêng vụ xuân 2011 toàn huyện đã trồng được 1.540 ha mía, vượt 40% so với kế hoạch. Nông dân đã chủ động chuyển trên 500 ha ruộng hạn sang trồng cây lạc, dưa hấu, bí xanh…đạt hiệu quả kinh tế cao. 5 xã vùng cao của huyện là Quyết Chiến, Ngổ Luông, Bắc Sơn, Lũng Vân, Nam Sơn phát huy tiềm năng đất đai và khí hậu mở rộng diện tích ngô trên 1.000 ha và gần 50 ha rau su su.
Ở Tân Lạc, xã Thanh Hối là một điển hình trong phát triển kinh tế - xã hội. Xã có 1.500 hộ, 6.301 nhân khẩu sống ở 19 xóm, năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt gần 10 triệu đồng, ở tốp đầu của huyện; số hộ nghèo còn 215 hộ, bằng 14,7%. Đồng chí Bùi Văn Huyến, Chủ tịch UBND xã cho biết: 80% số hộ trong xã sống nghề nông, chỉ có 20% số hộ làm dịch vụ nhưng đời sống nông dân no đủ; nhiều hộ thu hàng trăm triệu đồng từ chăn nuôi và trồng trọt; nhà cửa kiên cố hoá 100%, đường ô tô về hết các xóm. Thành quả ấy có được là do nhiều năm nay cấp uỷ và chính quyền xã đã chỉ đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Số đảng viên làm kinh tế khá, giỏi chiếm trên 50%. Thanh Hối đã thanh toán ruộng một vụ bằng 200 ha mía tím, mía trắng; 140 ha dưa hấu, bí xanh. Đặc biệt ở xóm Sung có 110 hộ đã canh tác hơn 20 ha rau sạch, mùa nào thức ấy như đậu đỗ, dưa, cà…, hàng năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh từ 700 - 800 tấn rau an toàn. Chúng tôi đến thăm nhà ông Bùi Văn Thuận ở xóm Sung, ông cho biết: Hai vợ chồng luân canh 3 sào rau, trồng 2 sào mía, cấy 3 sào lúa, mỗi năm thu nhập từ trồng trọt trên 60 triệu đồng; ấy là chưa kể nuôi lợn và có 6 ha rừng keo chưa vào kỳ khai thác. Nhờ vậy, mà gia đình ông sống sung túc, nuôi hai con học đại học.
Lên xã vùng cao Quyết Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Bến say sưa nói về cây su su. Nhờ có dự án của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh hỗ trợ, dân trồng thử nghiệm 1 ha su su từ năm 2008, đến nay nông dân trong xã đã mở rộng diện tích su su lên 22,7 ha. 1 ha su su trồng lấy ngọn đầu tư từ 60 - 70 triệu đồng, trồng vào tháng 3 và cho thu hoạch quanh năm, đạt giá trị từ 250 - 300 triệu đồng/ha, đúng là cây giúp dân xoá đói và làm giàu. Anh Dương Văn Bảo, nhà ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) lên Quyết Chiến thuê đất trồng 6,5 ha su su từ năm 2009, anh sử dụng 30 lao động địa phương, nuôi ba bữa cơm và trả lương 1,5 triệu đồng tháng. Anh Bảo cho biết: Hiện tại mỗi ngày anh thu hoạch 2,5 tấn ngọn su su và thu gom của dân 1,5 tấn, đủ số lượng 4 tấn chất lên 2 xe tải nhỏ của gia đình mang về Hà Nội tiêu thụ.
Bí thư Huyện uỷ Tân Lạc Bùi Văn Thắng, nguyên là Giám đốc Sở Giao thông vận tải được luân chuyển về huyện gần 3 năm nay, thời gian chưa nhiều nhưng anh có một bài học sâu sắc: Để đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống một cách nhanh chóng và hiệu quả thì phải biết khơi dậy sức mạnh từ mỗi chi bộ, mỗi bản làng và khát vọng thoát nghèo, làm giàu từ mỗi người dân./.
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn:http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=462893

NỘI DUNG KHÁC

Quảng Trị: Vụ Hè-Thu 2011, sản xuất theo phương châm “Ba nhanh, hai đảm bảo”

7-6-2011

Tỉnh Quảng Trị đang bước vào thời kỳ cao điểm thu hoạch vụ Đông Xuân và chuẩn bị cho vụ Hè-Thu 2011. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đợt rét đậm hồi đầu năm nên lịch thời vụ của vụ Hè-Thu năm nay đã bị chậm từ 1-1,5 tháng so với kế hoạch đã đề ra. Dự báo trong vụ Hè-Thu này, Quảng Trị có thể đối mặt với các trận lũ chính vụ trong tháng 9.

Ninh Bình chọn 35 xã điểm xây dựng nông thôn mới

7-6-2011

Tỉnh Ninh Bình triển khai sâu rộng chương trình nông thôn mới đến tất cả các xã, phường. Tỉnh sẽ chọn 35 xã làm điểm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 ở 7 huyện, thị xã. Những xã được chọn làm điểm thuộc nhiều diện như: xã nghèo, xã trung bình, xã khá, miền núi, đồng bằng, miền biển và bán sơn địa. Sau khi thực hiện sẽ tổng kết rút kinh nghiệm để triển khai trên diện rộng.

Kinh tế trang trại tạo sự đổi thay ở nông thôn Bình Thuận

7-6-2011

Để khai thác những vùng đất gò đồi cằn cỗi, những năm gần đây, các cấp, các ngành tỉnh Bình Thuận đã dành nhiều ưu tiên cho phát triển kinh tế trang trại. Từ đó ra đời nhiều mô hình trang trại kết hợp đạt hiệu quả kinh tế cao, đánh dấu sự thay đổi nhanh chóng của bộ mặt nông thôn nơi đây.

Phát triển tre măng Bát Độ tại Yên Bái

7-6-2011

Hai tổ chức phi chính phủ HaDevA, MekongBamboo phối hợp với Sở NN-PTNT Yên Bái tổ chức hội thảo "Tăng cường hiệu quả của dự án trồng măng tre Bát Độ tập trung tại Yên Bái", nhằm đánh giá kết quả của việc phát triển cây tre Bát Độ tập trung ở Yên Bái 5 năm qua.

Việt lai 20 - Giải pháp điều tiết cơ cấu mùa vụ

7-6-2011

Với kết quả tốt, đặc biệt là trong vụ xuân 2011, giống Việt lai 20 tiếp tục được ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên khuyến cáo bà con nông dân sử dụng trong vụ mùa. Việc đưa giống ngắn ngày vào sử dụng rộng rãi còn là giải pháp để thực hiện đúng tiến độ cơ cấu mùa vụ cho vụ đông năm nay.

Long An: Tổ chức ngày hội Tam nông – 2011

6-6-2011

Ngày 01/6, tại công viên trung tâm của Tp. Tân An, tỉnh Long An đã diễn ra hội chợ “Ngày Hội Tam Nông”, đồng thời trao tặng học bỗng hiếu học cho bà con nông dân nghèo. Dự kiến, ngày hội sẽ diễn ra trong 5 ngày từ ngày 1/6 đến ngày 5/6.

Bạc Liêu: Cơ bản đạt kế hoạch diện tích gieo cấy của năm 2011

6-6-2011

Tỉnh Bạc Liêu đã xuống giống lúa Hè thu gần 50 ngàn ha, cơ bản đạt kế hoạch diện tích gieo cấy của năm 2011 là 52 ngàn ha với trên 90% diện tích gieo cấy bằng các loại giống lúa mới. Các trà lúa bị nhiễm sâu bệnh đã được phòng trừ kịp thời với diện tích đã phòng trừ trên 11 ngàn ha, chủ yếu là bị nhiễm các bệnh như: đạo ôn lá, bọ trĩ, nhện gié và ốc bươu vàng.

Cà Mau: Tích cực trồng mới và bảo vệ rừng

6-6-2011

Năm 2011, tỉnh Cà Mau phấn đấu trồng thêm 2.000 ha rừng, trong đó có 1.400 ha rừng tràm, 400 ha rừng phòng hộ, còn lại là rừng ngập mặn (cao gấp đôi so với mọi năm).

Đồng Nai: Đầu tư trên 28.500 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới

6-6-2011

Tỉnh Đồng Nai đã xây dựng 19 tiêu chí cho nông thôn mới (NTM) mới trong giai đoạn 2011-2015.

Tiền Giang: Nông dân được mùa và giá dưa hấu

6-6-2011

Nông dân các huyện vùng lũ tỉnh Tiền Giang gồm Cai Lậy, Cái Bè đã thu hoạch xong gần 1.000 ha dưa hấu trong vụ hè thu sớm với sản lượng trên 20.000 tấn dưa thương phẩm. Vụ này, bà con bội thu, vừa trúng mùa và trúng giá. Với năng suất trên 20 tấn/ha, giá bán từ 5.500 đ đến 6.500 đ/kg, mỗi ha dưa hấu cho lợi nhuận từ 80 đến 100 triệu đồng, cao gấp 4 lần so với trồng lúa năng suất cao.

Cửa biển Sa Huỳnh bị bồi lấp: Dịch vụ nghề cá hấp hối

3-6-2011

Cuối tháng 5, dù đang là thời gian đỉnh điểm của mùa khai thác và đánh bắt hải sản, thế nhưng tại Đức Phổ - địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc hàng lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi, bến cảng Sa Huỳnh lại hiu quạnh đến khó tin.

Tây Ninh: Nhiều loại cây trồng giúp nông dân thoát nghèo

3-6-2011

Sau nhiều năm đưa vào gieo trồng, đến nay trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã có nhiều loại cây trồng khẳng định hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó, đã xuất hiện nhiều hộ nông dân thoát nghèo và làm giàu từ sản xuất nông nghiệp.