HỘI THẢO

Tây Ninh: Nhiều loại cây trồng giúp nông dân thoát nghèo

Ngày đăng: 03 | 06 | 2011

Sau nhiều năm đưa vào gieo trồng, đến nay trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã có nhiều loại cây trồng khẳng định hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó, đã xuất hiện nhiều hộ nông dân thoát nghèo và làm giàu từ sản xuất nông nghiệp.

Các loại cây được trồng nhiều ở Tây Ninh hiện nay là cao su, mía, sắn. Theo các hộ nông dân ở địa phương này cho biết, trước đây, những cây trồng nói trên không thực sự hiệu quả do nhiều yếu tố, đó là thị trường giá cả, kỹ thuật chăm sóc cây trồng, nguồn giống cung ứng… nên thu nhập của các hộ trồng cao su, mía và sắn không cao. Với sự trợ giúp của các ngành chức năng và địa phương, trong những năm qua, người nông dân đã tiếp cận được với khoa học kỹ thuật và được cung cấp các loại giống cây bảo đảm chất lượng, năng suất. Cùng với đó là sự phát triển của kinh tế thị trường, xuất hiện nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất sử dụng nguồn nguyên liệu trực tiếp của địa phương, nhu cầu thu mua nguyên liệu cho nông dân cũng tăng dần và ngày càng được mở rộng. Chính vì thế mà bà con nông dân sản xuất ra tới đâu hầu như được tiêu thụ sản phẩm tới đó, với mức giá có lãi tương đối cao.
Các huyện như Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Dương Minh Châu… được coi là những địa phương khó khăn. Đến nay, cơ sở hạ tầng, đời sống vật chất và tinh thần của những người nông dân ở đây đã thay đổi nhanh chóng. Có những gia đình chỉ đầu tư vào trồng khoảng một ha sắn, trong một vụ đã cho thu lãi 50 triệu đồng. Với giá cả của củ sắn như hiện nay, theo kinh nghiệm của nhà nông, đầu tư cho một ha sắn sẽ ít hơn so với cao su, mía, nhưng tiền lãi cũng không kém hơn. Chỉ cần đầu tư mức độ bình thường khoảng 20 triệu đồng cho một ha. Cuối vụ thu hoạch sản lượng 30 tấn/ha, với giá như hiện nay là 2.700 đồng/kg, với hàm lượng bột 30%, thì người nông dân sẽ lãi từ 70 triệu đến 80 triệu đồng/ha.
Đối với cây cao su, các hộ trồng loại cây này ở Tây Ninh cho biết, mỗi ha cao su vào lúc chính vụ, mỗi tháng sau khi trừ hết các khoản chi phí cũng lãi được 20 triệu đồng. Tại Tây Ninh, hiện nay đang diễn ra tình trạng cạnh tranh giữa hai loại cây trồng là mía và sắn do hiệu quả của hai loại cây trồng này khá cao, chính vì vậy, các nhà máy sản xuất mía lo ngại diện tích trồng mía sẽ bị giảm trong thời gian tới bởi người dân chuyển sang trồng sắn nhiều hơn do việc đầu tư cho trồng sắn thấp. Tiền lãi sau khi thu hoạch một ha mía ngang bằng với việc trồng một ha sắn. Tuy nhiên, tiền vốn đầu tư cho cây mía là khá nhiều với gần 40 triệu đồng/ha, trong khi trồng sắn chỉ phải đầu tư bằng một nửa. Chính vì lợi nhuận của các cây trồng trên, giá đất thuê đât nông nghiệp trồng cây tại Tây ninh cũng tăng khá cao, nhất là các khu vực của huyện Tân Biên, Tân Châu, đây là những vùng có thổ nhưỡng thích hợp với trồng cao su, sắn, mía. Được biết, không chỉ mở rộng diện tích trồng cây trên địa bàn tỉnh, đã có nhiều cá nhân và doanh nghiệp tại Tây Ninh đến các địa phương khác để thuê đất sản xuất nông nghiệp./..
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn:http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=462511

NỘI DUNG KHÁC

Quảng Bình: Gây dựng tập đoàn giống lúa chất lượng cao

2-6-2011

Cty CP TCty Nông nghiệp Quảng Bình (gọi tắt là Cty) từ lâu đã có chuyển biến mạnh mẽ về công tác giống.

Đồng mẫu tại Tây Ninh: Cánh đồng lớn không tích tụ đất đai

2-6-2011

Mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa hiệu quả, bền vững theo hướng VietGAP là ý tưởng đã được Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT nhen nhóm từ khi có Quyết định 80 của Chính phủ năm 2002 nhưng chưa thực hiện được do chưa tìm được một “nhà” thật tâm huyết làm trọng tâm cho chương trình.

Quảng Trị: Vụ lúa đông xuân bội thu nhất

2-6-2011

Những ngày này đi qua nhiều ngôi làng ở huyện Hải Lăng của Quảng Trị mùi lúa mới và rơm rạ thoang thoảng dưới cái nắng gió lồng lộng. Bà con nông dân đang vào hồi cao điểm thu hoạch lúa ĐX 2010-2011. Ruộng đồng được mùa bất tận, nông dân sung sướng trong lòng.

Phát triển nghề mộc ở Thái Hoà, Nghệ An: Khó vì thiếu quy hoạch bài bản

2-6-2011

Khối Chế biến lâm sản thuộc phường Quang Phong, thị xã Thái Hòa, Nghệ An có trên 500 hộ thì gần 150 hộ sản xuất và kinh doanh nghề mộc. Song, để phát triển, mở rộng nghề rất cần sự vào cuộc thực sự của chính quyền và các ngành chức năng.

Quảng Ngãi: Làm gì để khơi thông nguồn vốn về nông thôn?

2-6-2011

Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn có hiệu lực từ ngày 01/6/2010 đã tạo ra cơ hội để nông dân có vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi mà không phải thế chấp tài sản. Tại địa bàn Quảng Ngãi, tính từ đầu năm 2011 đến 30/4/2011, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) Quảng Ngãi đã giải ngân được trên 409,8 tỷ đồng cho nông dân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp vay để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Quảng Ninh: 1.500 tỷ cho phát triển nông thôn mới

1-6-2011

Theo ông Trần Đức Lâm, Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh, phòng trào xây dựng nông thôn mới đang được triển khai mạnh mẽ tại các địa phương của tỉnh Quảng Ninh.

Bạc Liêu đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, nâng cao đời sống nhân dân

31-5-2011

Trong năm năm qua (2006-2010), nông nghiệp, nông thôn Bạc Liêu tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành công lớn: Sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tăng trưởng nhanh cả về số lượng và chất lượng; cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực, đúng hướng; đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn người dân được cải thiện rõ rệt, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn được tăng cường, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn...

Cà Mau: Vướng mắc trong xây dựng nông thôn mới

30-5-2011

Theo kế hoạch xây dựng nông thôn mới, đến năm 2015, Cà Mau có 22 xã đạt 19/19 tiêu chí và 40 xã đạt từ 12 tiêu chí trở lên. Sau 1 năm triển khai thực hiện, việc xây dựng nông thôn mới ở Cà Mau gần như còn ở điểm xuất phát thấp. Ngoài thành phố Cà Mau, huyện Cái Nước hoàn thành xong kế hoạch xây dựng nông thôn mới và đang thẩm định, phê duyệt, các huyện còn lại đang thực hiện nhưng tiến độ chậm, phát sinh nhiều vướng mắc.

Đồng Tháp: Cảnh báo nguy cơ mất mùa nếu nông dân không tuân thủ lịch thời vụ

30-5-2011

Theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp Đồng Tháp, sau khi thu hoạch vụ Hè Thu, cần cho đất nghỉ khoảng 2 đến 3 tuần để cách ly mầm bệnh, nhất là tình trạng ngộ độc hữu cơ và vàng lùn, lùn xoắn lá. Tuy nhiên đến nay, toàn tỉnh mới thu hoạch được 28.339 ha lúa Hè Thu trên tổng số 195.390 ha xuống giống, nhưng ở nhiều nơi nông dân đã xuống giống tiếp vụ lúa Thu Đông (vụ 3) với tổng diện tích gần 8.500 ha.

Thái Bình phát triển vùng nuôi ngao theo hướng hàng hoá

30-5-2011

Thái Bình là tỉnh đồng bằng sông Hồng có 5 cửa sông lớn đổ ra biển, tạo ra một vùng bãi triều rộng khoảng 25.000 ha rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ, trong đó có nuôi ngao.

Đắk Lắk: Hệ thống thủy lợi chỉ đáp ứng 70% nhu cầu nước tưới cho ngành nông nghiệp

30-5-2011

Mùa khô hạn đang đến, nhu cầu tưới tiêu của nông dân tỉnh Đắk Lắk là rất lớn. Tuy nhiên, với khả năng cung cấp nước của hệ thống thủy lợi trên địa bàn, nước phục vụ cho sản xuất vụ mùa sắp tới nhiều khả năng sẽ thiếu.

Bạc Liêu: Chủ động khôi phục diện tích tôm nuôi bị thịệt hại

30-5-2011

UBND tỉnh Bạc Liêu công bố ’’thiên tai’’ đối với với nghề nuôi tôm trong tỉnh bị thiệt hại do các đợt nắng nóng từ tháng 3 đến nay và thông tin về các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước cho người nuôi tôm có diện tịch bị thiệt hại do đã giúp người nuôi tôm trong tỉnh an tâm và quyết tâm tự huy động các nguồn lực để khắc phục thiệt hại; từng bước khôi phục lại các ao, vuông nuôi tôm, bảo đảm diện tích thả nuôi theo kế họach, bảo đảm nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ cho chế biến xuất khẩu.