HỘI THẢO

Phát triển nghề mộc ở Thái Hoà, Nghệ An: Khó vì thiếu quy hoạch bài bản

Ngày đăng: 02 | 06 | 2011

Khối Chế biến lâm sản thuộc phường Quang Phong, thị xã Thái Hòa, Nghệ An có trên 500 hộ thì gần 150 hộ sản xuất và kinh doanh nghề mộc. Song, để phát triển, mở rộng nghề rất cần sự vào cuộc thực sự của chính quyền và các ngành chức năng.

Năm 2004, Khối Chế biến lâm sản thuộc phường Quang Phong được UBND tỉnh Nghệ An công nhận làng nghề (giai đoạn 1). Hiện khối đang xúc tiến việc quy hoạch, đầu tư để được tiếp tục công nhận làng nghề giai đoạn 2.
Gia tăng... tỷ phú
Nghề mộc ở phường Quang Phong chiếm hơn 2/3 tổng thu nhập toàn phường, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 500 lao động, với thu nhập từ 3- 7 triệu đồng/người/tháng. Nhiều gia đình đã thành lập công ty TNHH, mở xưởng sản xuất lớn, có thu nhập cao, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Xưởng mộc của anh Trần Ngọc Sơn giải quyết việc làm thường xuyên cho 30 lao động
 
Gia đình anh Trần Ngọc Sơn đầu tư hơn 2 tỷ đồng để xây dựng nhà xưởng, phát triển nghề mộc, doanh thu hàng năm hơn 3 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 30 lao động. Hay như xưởng mộc của anh Đồng Ngọc Luyện hàng năm doanh thu đạt hơn 1 tỷ đồng, thường xuyên sử dụng trên 10 lao động.
Ông Nguyễn Văn Đính- Trưởng khối Chế biến lâm sản cho biết: "Tiềm năng phát triển nghề mộc ở đây rất lớn, nhiều gia đình trở thành tỷ phú từ việc sản xuất, kinh doanh đồ mộc mỹ nghệ, giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng thanh niên, theo đó giảm thiểu các loại tệ nạn xã hội. Nhờ vậy, hiện khối chỉ còn 28 hộ nghèo".
Nghề mộc ở phường Quang Phong chiếm hơn 2/3 tổng thu nhập toàn phường, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 500 lao động, với thu nhập từ 3- 7 triệu đồng/người/tháng.
Khó nhiều bề...
Tuy nhiên, việc phát triển nghề mộc ở phường Quang Phong đang đứng trước không ít khó khăn. Trước hết là nguyên liệu đầu vào không ổn định và ngày một khan hiếm, chi phí lại tăng cao.
Cùng với đó, mặt bằng sản xuất chưa được quy hoạch, các hộ chủ yếu sản xuất tại nhà nên hạn chế ít nhiều trong việc giới thiệu và trao đổi, mua bán sản phẩm. Việc thiếu nhà xưởng, sản xuất tại nhà còn gây ô nhiễm môi trường bởi tiếng ồn, khói bụi, đặc biệt là việc phun sơn lên các mặt hàng mộc mỹ nghệ làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các khu dân cư.
Ông Nguyễn Văn Đính khẳng định: “Để khắc phục khó khăn này, địa phương cần sớm quy hoạch và xây dựng mặt bằng và các tổ hợp sản xuất, đảm bảo môi trường sinh hoạt cho cộng đồng dân cư”. Ngoài ra, theo các hộ sản xuất và kinh doanh nghề mộc ở phường Quang Phong, một khó khăn không nhỏ nữa làng nghề đang gặp phải là nguồn điện ở địa phương thiếu ổn định nên nhiều khi việc sản xuất bị đình trệ, đặc biệt vào mùa nắng nóng, việc cắt điện luân phiên dễ dẫn đến kinh doanh thua lỗ.
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay
 

NỘI DUNG KHÁC

Quảng Ngãi: Làm gì để khơi thông nguồn vốn về nông thôn?

2-6-2011

Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn có hiệu lực từ ngày 01/6/2010 đã tạo ra cơ hội để nông dân có vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi mà không phải thế chấp tài sản. Tại địa bàn Quảng Ngãi, tính từ đầu năm 2011 đến 30/4/2011, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) Quảng Ngãi đã giải ngân được trên 409,8 tỷ đồng cho nông dân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp vay để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Quảng Ninh: 1.500 tỷ cho phát triển nông thôn mới

1-6-2011

Theo ông Trần Đức Lâm, Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh, phòng trào xây dựng nông thôn mới đang được triển khai mạnh mẽ tại các địa phương của tỉnh Quảng Ninh.

Bạc Liêu đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, nâng cao đời sống nhân dân

31-5-2011

Trong năm năm qua (2006-2010), nông nghiệp, nông thôn Bạc Liêu tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành công lớn: Sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tăng trưởng nhanh cả về số lượng và chất lượng; cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực, đúng hướng; đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn người dân được cải thiện rõ rệt, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn được tăng cường, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn...

Cà Mau: Vướng mắc trong xây dựng nông thôn mới

30-5-2011

Theo kế hoạch xây dựng nông thôn mới, đến năm 2015, Cà Mau có 22 xã đạt 19/19 tiêu chí và 40 xã đạt từ 12 tiêu chí trở lên. Sau 1 năm triển khai thực hiện, việc xây dựng nông thôn mới ở Cà Mau gần như còn ở điểm xuất phát thấp. Ngoài thành phố Cà Mau, huyện Cái Nước hoàn thành xong kế hoạch xây dựng nông thôn mới và đang thẩm định, phê duyệt, các huyện còn lại đang thực hiện nhưng tiến độ chậm, phát sinh nhiều vướng mắc.

Đồng Tháp: Cảnh báo nguy cơ mất mùa nếu nông dân không tuân thủ lịch thời vụ

30-5-2011

Theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp Đồng Tháp, sau khi thu hoạch vụ Hè Thu, cần cho đất nghỉ khoảng 2 đến 3 tuần để cách ly mầm bệnh, nhất là tình trạng ngộ độc hữu cơ và vàng lùn, lùn xoắn lá. Tuy nhiên đến nay, toàn tỉnh mới thu hoạch được 28.339 ha lúa Hè Thu trên tổng số 195.390 ha xuống giống, nhưng ở nhiều nơi nông dân đã xuống giống tiếp vụ lúa Thu Đông (vụ 3) với tổng diện tích gần 8.500 ha.

Thái Bình phát triển vùng nuôi ngao theo hướng hàng hoá

30-5-2011

Thái Bình là tỉnh đồng bằng sông Hồng có 5 cửa sông lớn đổ ra biển, tạo ra một vùng bãi triều rộng khoảng 25.000 ha rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ, trong đó có nuôi ngao.

Đắk Lắk: Hệ thống thủy lợi chỉ đáp ứng 70% nhu cầu nước tưới cho ngành nông nghiệp

30-5-2011

Mùa khô hạn đang đến, nhu cầu tưới tiêu của nông dân tỉnh Đắk Lắk là rất lớn. Tuy nhiên, với khả năng cung cấp nước của hệ thống thủy lợi trên địa bàn, nước phục vụ cho sản xuất vụ mùa sắp tới nhiều khả năng sẽ thiếu.

Bạc Liêu: Chủ động khôi phục diện tích tôm nuôi bị thịệt hại

30-5-2011

UBND tỉnh Bạc Liêu công bố ’’thiên tai’’ đối với với nghề nuôi tôm trong tỉnh bị thiệt hại do các đợt nắng nóng từ tháng 3 đến nay và thông tin về các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước cho người nuôi tôm có diện tịch bị thiệt hại do đã giúp người nuôi tôm trong tỉnh an tâm và quyết tâm tự huy động các nguồn lực để khắc phục thiệt hại; từng bước khôi phục lại các ao, vuông nuôi tôm, bảo đảm diện tích thả nuôi theo kế họach, bảo đảm nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ cho chế biến xuất khẩu.

Đắk Lắk: Diện tích cà phê tăng ồ ạt không theo quy hoạch

30-5-2011

Hiện nay, giá cà phê nhân ở Đắk Lắk tăng cao, ở mức 51.000 đồng/ kg cà phê nhân trở lên đã làm nông dân ồ ạt mở rộng diện tích cà phê không theo quy hoạch, kế hoạch. Đến cuối năm 2010, diện tích cà phê của tỉnh đã tăng 8.800 ha so với năm 2009.

Yên Bái: Chuyển giao thành công nhiều ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp

27-5-2011

Với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN), hàng ngàn người dân vùng cao như Yên Bái đã cải thiện được đời sống, nâng cao thu nhập. KHCN đã góp phần thiết thực vào quá trình xây dựng nông thôn mới.

Kon Tum: Bệnh phấn trắng gây thiệt hại lớn trên cây cao su

27-5-2011

Cuối tháng năm, như thường lệ, cây cao su đã cho cạo mủ được hai tháng sau mùa thay lá. Tuy nhiên, năm nay do bệnh phấn trắng hoành hành nên phần lớn diện tích vườn cây cao su của Công ty TNHH Một thành viên cao su Kon Tum vẫn chưa ổn định tầng lá.

Khó mở rộng diện tích cây ca cao ở Đắk Lắk

27-5-2011

Hiện nay, tuy ca cao hạt lên men ở tỉnh Đắk Lắk đang được bán với giá ổn định từ 52.000 đến 58.000 đồng/ kg nhưng loại cây này vẫn không thu hút được người trồng. Toàn tỉnh mới có 1.742 ha ca cao, trong đó diện tích cho sản phẩm 440 ha, với năng suất bình quân 45,34 tạ quả tươi/ ha.