HỘI THẢO

Đồng Nai: Đầu tư trên 28.500 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng: 06 | 06 | 2011

Tỉnh Đồng Nai đã xây dựng 19 tiêu chí cho nông thôn mới (NTM) mới trong giai đoạn 2011-2015.

Theo đó, đến năm 2015 tất cả tuyến đường do huyện, thị quản lý sẽ được nhựa hóa; 61 xã được cải tạo, xây dựng mới hệ thống thủy lợi; 115 xã đạt chuẩn theo tiêu chí về xây dựng cung cấp điện sinh hoạt và sản xuất; 61 xã hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa giáo dục... nâng thu nhập bình quân đầu người/năm tăng 1,5 lần so với năm 2010, giá trị sản xuất đất nông nghiệp đến năm 2015 đạt 70 triệu đồng/ha...
Để đạt mục tiêu trên, tỉnh sẽ đầu tư khoảng 28.560 tỷ đồng để thực hiện chương trình NTM, trong đó vốn ngân sách Nhà nước chiếm 60%, còn lại là vốn từ các doanh nghiệp, HTX và huy động từ cộng đồng.
Xuân Lộc là địa phương được tỉnh chọn làm điểm về xây dựng nông thôn mới đã đạt được thành công bước đầu. Thời gian qua, huyện đã chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, kết hợp phát triển nông nghiệp với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ngành nghề nông thôn. Để phát triển nông nghiệp bền vững, gắn liền với thị trường tiêu thụ, huyện đã tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên các vùng đã quy hoạch nhằm nâng cao năng suất giá trị hàng hóa phù hợp với yêu cầu thị trường.
Huyện cũng đã cho nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả cao, như: 1.000 ha rau an toàn theo phương pháp IPM; 1.000 ha tiêu áp dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm kết hợp bón phân tự động qua đường ống; gần 1.500 ha xoài theo tiêu chuẩn GAP; 3.900 ha lúa kết hợp bắp; tập trung phát triển diện tích cây thanh long, nhất là thanh long ruột đỏ. Xuân Lộc đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn công nghiệp chế biến ở các vùng nguyên liệu.
Rút kinh nghiệm xây dựng NTM ở huyện Xuân Lộc, UBND tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị liên quan cần sơ kết quá trình thực hiện xây dựng NTM trong 2 năm qua nhằm tìm ra những điểm còn hạn chế để kịp thời khắc phục, đồng thời tạo thuận lợi để xây dựng các xã NTM trong thời gian tới./.
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn:http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=462647

NỘI DUNG KHÁC

Tiền Giang: Nông dân được mùa và giá dưa hấu

6-6-2011

Nông dân các huyện vùng lũ tỉnh Tiền Giang gồm Cai Lậy, Cái Bè đã thu hoạch xong gần 1.000 ha dưa hấu trong vụ hè thu sớm với sản lượng trên 20.000 tấn dưa thương phẩm. Vụ này, bà con bội thu, vừa trúng mùa và trúng giá. Với năng suất trên 20 tấn/ha, giá bán từ 5.500 đ đến 6.500 đ/kg, mỗi ha dưa hấu cho lợi nhuận từ 80 đến 100 triệu đồng, cao gấp 4 lần so với trồng lúa năng suất cao.

Cửa biển Sa Huỳnh bị bồi lấp: Dịch vụ nghề cá hấp hối

3-6-2011

Cuối tháng 5, dù đang là thời gian đỉnh điểm của mùa khai thác và đánh bắt hải sản, thế nhưng tại Đức Phổ - địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc hàng lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi, bến cảng Sa Huỳnh lại hiu quạnh đến khó tin.

Tây Ninh: Nhiều loại cây trồng giúp nông dân thoát nghèo

3-6-2011

Sau nhiều năm đưa vào gieo trồng, đến nay trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã có nhiều loại cây trồng khẳng định hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó, đã xuất hiện nhiều hộ nông dân thoát nghèo và làm giàu từ sản xuất nông nghiệp.

Quảng Bình: Gây dựng tập đoàn giống lúa chất lượng cao

2-6-2011

Cty CP TCty Nông nghiệp Quảng Bình (gọi tắt là Cty) từ lâu đã có chuyển biến mạnh mẽ về công tác giống.

Đồng mẫu tại Tây Ninh: Cánh đồng lớn không tích tụ đất đai

2-6-2011

Mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa hiệu quả, bền vững theo hướng VietGAP là ý tưởng đã được Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT nhen nhóm từ khi có Quyết định 80 của Chính phủ năm 2002 nhưng chưa thực hiện được do chưa tìm được một “nhà” thật tâm huyết làm trọng tâm cho chương trình.

Quảng Trị: Vụ lúa đông xuân bội thu nhất

2-6-2011

Những ngày này đi qua nhiều ngôi làng ở huyện Hải Lăng của Quảng Trị mùi lúa mới và rơm rạ thoang thoảng dưới cái nắng gió lồng lộng. Bà con nông dân đang vào hồi cao điểm thu hoạch lúa ĐX 2010-2011. Ruộng đồng được mùa bất tận, nông dân sung sướng trong lòng.

Phát triển nghề mộc ở Thái Hoà, Nghệ An: Khó vì thiếu quy hoạch bài bản

2-6-2011

Khối Chế biến lâm sản thuộc phường Quang Phong, thị xã Thái Hòa, Nghệ An có trên 500 hộ thì gần 150 hộ sản xuất và kinh doanh nghề mộc. Song, để phát triển, mở rộng nghề rất cần sự vào cuộc thực sự của chính quyền và các ngành chức năng.

Quảng Ngãi: Làm gì để khơi thông nguồn vốn về nông thôn?

2-6-2011

Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn có hiệu lực từ ngày 01/6/2010 đã tạo ra cơ hội để nông dân có vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi mà không phải thế chấp tài sản. Tại địa bàn Quảng Ngãi, tính từ đầu năm 2011 đến 30/4/2011, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) Quảng Ngãi đã giải ngân được trên 409,8 tỷ đồng cho nông dân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp vay để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Quảng Ninh: 1.500 tỷ cho phát triển nông thôn mới

1-6-2011

Theo ông Trần Đức Lâm, Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh, phòng trào xây dựng nông thôn mới đang được triển khai mạnh mẽ tại các địa phương của tỉnh Quảng Ninh.

Bạc Liêu đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, nâng cao đời sống nhân dân

31-5-2011

Trong năm năm qua (2006-2010), nông nghiệp, nông thôn Bạc Liêu tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành công lớn: Sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tăng trưởng nhanh cả về số lượng và chất lượng; cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực, đúng hướng; đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn người dân được cải thiện rõ rệt, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn được tăng cường, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn...

Cà Mau: Vướng mắc trong xây dựng nông thôn mới

30-5-2011

Theo kế hoạch xây dựng nông thôn mới, đến năm 2015, Cà Mau có 22 xã đạt 19/19 tiêu chí và 40 xã đạt từ 12 tiêu chí trở lên. Sau 1 năm triển khai thực hiện, việc xây dựng nông thôn mới ở Cà Mau gần như còn ở điểm xuất phát thấp. Ngoài thành phố Cà Mau, huyện Cái Nước hoàn thành xong kế hoạch xây dựng nông thôn mới và đang thẩm định, phê duyệt, các huyện còn lại đang thực hiện nhưng tiến độ chậm, phát sinh nhiều vướng mắc.

Đồng Tháp: Cảnh báo nguy cơ mất mùa nếu nông dân không tuân thủ lịch thời vụ

30-5-2011

Theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp Đồng Tháp, sau khi thu hoạch vụ Hè Thu, cần cho đất nghỉ khoảng 2 đến 3 tuần để cách ly mầm bệnh, nhất là tình trạng ngộ độc hữu cơ và vàng lùn, lùn xoắn lá. Tuy nhiên đến nay, toàn tỉnh mới thu hoạch được 28.339 ha lúa Hè Thu trên tổng số 195.390 ha xuống giống, nhưng ở nhiều nơi nông dân đã xuống giống tiếp vụ lúa Thu Đông (vụ 3) với tổng diện tích gần 8.500 ha.