HỘI THẢO

Kinh tế trang trại tạo sự đổi thay ở nông thôn Bình Thuận

Ngày đăng: 07 | 06 | 2011

Để khai thác những vùng đất gò đồi cằn cỗi, những năm gần đây, các cấp, các ngành tỉnh Bình Thuận đã dành nhiều ưu tiên cho phát triển kinh tế trang trại. Từ đó ra đời nhiều mô hình trang trại kết hợp đạt hiệu quả kinh tế cao, đánh dấu sự thay đổi nhanh chóng của bộ mặt nông thôn nơi đây.

Đi đầu trong mô hình này là trang trại của anh Võ Văn Cư (xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc). Mảnh đất cằn cỗi đã được anh cải tạo thành trang trại với hàng trăm cây ăn quả như: xoài, thanh long và nuôi gà thả vườn. Để trữ nước tưới, anh đã đào ao chứa gần 25.000 m3 nước trong trang trại. Ngoài chứa nước tưới, diện tích mặt ao tại trang trại còn dùng để nuôi các loại cá nước ngọt tăng thu nhập. Mỗi lứa gà ta xuất chuồng của vợ chồng anh cũng trên dưới 500 con. Sau thời gian “lận đận”, đến nay trang trại của anh Cư đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Kinh tế trang trại ở Bình Thuận ngày càng phát triển cả về chất lượng và số lượng so với những năm trước. Nhiều vùng đất hoang hóa, xa xôi ở tận núi sâu cũng đã được đưa vào khai thác, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Nhiều hộ đã phát huy được tiềm năng đất đai, vươn lên làm giàu một cách bền vững. Điển hình như trang trại của anh Trần Minh ở thôn 4, xã Tân Phúc (huyện Hàm Tân) với diện tích 5ha đất hoang hóa, anh đã cải tạo trồng xen kẽ nhãn, đu đủ và ớt sừng; kết hợp nuôi cá trong ao. Năm vừa qua, vườn cây ăn trái đã đem lại lợi nhuận trên dưới 200 triệu đồng, số tiền không phải ai ở vùng đất này mơ ước cũng có được.

Theo ông Trần Hữu Thái, phó Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh, những mô hình trang trại kết hợp đã và đang góp phần tạo thêm sức mạnh cho kinh tế trang trại của tỉnh, nhiều gia đình theo đó học tập, mạnh dạn đầu tư và dần thoát khỏi đói nghèo. Không chỉ tạo việc làm cho lao động nông thôn, các trang trại đã thực sự góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu. 

Theo đánh giá, với thổ nhưỡng không được dồi dào về nguồn nước, mô hình trang trại kết hợp là hướng phát triển bền vững và mang lại hiệu quả cao. Những vùng đất trắng cằn cỗi giờ đây đã dần được thay thế bằng màu xanh ngút ngàn của cây trái, cuộc sống người dân cũng ngày càng sung túc hơn./.
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn: http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=463086

NỘI DUNG KHÁC

Phát triển tre măng Bát Độ tại Yên Bái

7-6-2011

Hai tổ chức phi chính phủ HaDevA, MekongBamboo phối hợp với Sở NN-PTNT Yên Bái tổ chức hội thảo "Tăng cường hiệu quả của dự án trồng măng tre Bát Độ tập trung tại Yên Bái", nhằm đánh giá kết quả của việc phát triển cây tre Bát Độ tập trung ở Yên Bái 5 năm qua.

Việt lai 20 - Giải pháp điều tiết cơ cấu mùa vụ

7-6-2011

Với kết quả tốt, đặc biệt là trong vụ xuân 2011, giống Việt lai 20 tiếp tục được ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên khuyến cáo bà con nông dân sử dụng trong vụ mùa. Việc đưa giống ngắn ngày vào sử dụng rộng rãi còn là giải pháp để thực hiện đúng tiến độ cơ cấu mùa vụ cho vụ đông năm nay.

Long An: Tổ chức ngày hội Tam nông – 2011

6-6-2011

Ngày 01/6, tại công viên trung tâm của Tp. Tân An, tỉnh Long An đã diễn ra hội chợ “Ngày Hội Tam Nông”, đồng thời trao tặng học bỗng hiếu học cho bà con nông dân nghèo. Dự kiến, ngày hội sẽ diễn ra trong 5 ngày từ ngày 1/6 đến ngày 5/6.

Bạc Liêu: Cơ bản đạt kế hoạch diện tích gieo cấy của năm 2011

6-6-2011

Tỉnh Bạc Liêu đã xuống giống lúa Hè thu gần 50 ngàn ha, cơ bản đạt kế hoạch diện tích gieo cấy của năm 2011 là 52 ngàn ha với trên 90% diện tích gieo cấy bằng các loại giống lúa mới. Các trà lúa bị nhiễm sâu bệnh đã được phòng trừ kịp thời với diện tích đã phòng trừ trên 11 ngàn ha, chủ yếu là bị nhiễm các bệnh như: đạo ôn lá, bọ trĩ, nhện gié và ốc bươu vàng.

Cà Mau: Tích cực trồng mới và bảo vệ rừng

6-6-2011

Năm 2011, tỉnh Cà Mau phấn đấu trồng thêm 2.000 ha rừng, trong đó có 1.400 ha rừng tràm, 400 ha rừng phòng hộ, còn lại là rừng ngập mặn (cao gấp đôi so với mọi năm).

Đồng Nai: Đầu tư trên 28.500 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới

6-6-2011

Tỉnh Đồng Nai đã xây dựng 19 tiêu chí cho nông thôn mới (NTM) mới trong giai đoạn 2011-2015.

Tiền Giang: Nông dân được mùa và giá dưa hấu

6-6-2011

Nông dân các huyện vùng lũ tỉnh Tiền Giang gồm Cai Lậy, Cái Bè đã thu hoạch xong gần 1.000 ha dưa hấu trong vụ hè thu sớm với sản lượng trên 20.000 tấn dưa thương phẩm. Vụ này, bà con bội thu, vừa trúng mùa và trúng giá. Với năng suất trên 20 tấn/ha, giá bán từ 5.500 đ đến 6.500 đ/kg, mỗi ha dưa hấu cho lợi nhuận từ 80 đến 100 triệu đồng, cao gấp 4 lần so với trồng lúa năng suất cao.

Cửa biển Sa Huỳnh bị bồi lấp: Dịch vụ nghề cá hấp hối

3-6-2011

Cuối tháng 5, dù đang là thời gian đỉnh điểm của mùa khai thác và đánh bắt hải sản, thế nhưng tại Đức Phổ - địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc hàng lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi, bến cảng Sa Huỳnh lại hiu quạnh đến khó tin.

Tây Ninh: Nhiều loại cây trồng giúp nông dân thoát nghèo

3-6-2011

Sau nhiều năm đưa vào gieo trồng, đến nay trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã có nhiều loại cây trồng khẳng định hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó, đã xuất hiện nhiều hộ nông dân thoát nghèo và làm giàu từ sản xuất nông nghiệp.

Quảng Bình: Gây dựng tập đoàn giống lúa chất lượng cao

2-6-2011

Cty CP TCty Nông nghiệp Quảng Bình (gọi tắt là Cty) từ lâu đã có chuyển biến mạnh mẽ về công tác giống.

Đồng mẫu tại Tây Ninh: Cánh đồng lớn không tích tụ đất đai

2-6-2011

Mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa hiệu quả, bền vững theo hướng VietGAP là ý tưởng đã được Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT nhen nhóm từ khi có Quyết định 80 của Chính phủ năm 2002 nhưng chưa thực hiện được do chưa tìm được một “nhà” thật tâm huyết làm trọng tâm cho chương trình.

Quảng Trị: Vụ lúa đông xuân bội thu nhất

2-6-2011

Những ngày này đi qua nhiều ngôi làng ở huyện Hải Lăng của Quảng Trị mùi lúa mới và rơm rạ thoang thoảng dưới cái nắng gió lồng lộng. Bà con nông dân đang vào hồi cao điểm thu hoạch lúa ĐX 2010-2011. Ruộng đồng được mùa bất tận, nông dân sung sướng trong lòng.