TIN TỨC-SỰ KIỆN

Làng chiếu thích làm ăn nhỏ lẻ

Ngày đăng: 07 | 06 | 2011

Dù một số người đã đứng lên kêu gọi chung tay xây dựng HTX làm chiếu, nhưng do tập quán làm ăn nhỏ lẻ nên hầu như không có hộ nào ở Long Định (Châu Thành-Tiền Giang) muốn tham gia vào tổ chức kinh tế tập thể.

NHÀ NÀO HAY NHÀ NẤY
Ghé thăm cơ sở dệt chiếu của bà Trần Thị Bạch Tuyết (số 50 khu phố Lương Minh Chánh), chủ cơ sở cho biết, hiện ở xã Long Định có khoảng 1.000 hộ làm nghề dệt chiếu. Theo bà Tuyết, mặc dù tập trung vào một làng nghề nhưng từ trước đến nay, dân làm chiếu ở Long Định đều “mạnh ai nấy làm”, mỗi nhà giữ một bí quyết gia truyền và tự tìm mối lái tiêu thụ nên giá chiếu của mỗi cơ sở mỗi khác. Mẫu mã, chất lượng chiếu cũng không giống nhau.
Hiện cơ sở dệt chiếu của bà Tuyết có 2 máy dệt, mỗi ngày có thể sản xuất được 40 chiếc chiếu các loại. Bạn hàng đến đặt chiếu tại cơ sở của bà với giá từ 100.000- 160.000 đồng/cái. Sau khi trừ chi phí nguyên liệu và nhân công, mỗi ngày gia đình bà thu về khoảng 400.000 đồng. Bà Tuyết cũng cho biết, do có mối hàng vận chuyển chiếu ra Nam Định nên hai năm trở lại đây gia đình bà làm hàng không đủ bán. Thu nhập có tháng lên tới 12-15 triệu đồng.
Tuy nhiên không phải cơ sở nào cũng chạy hàng như cơ sở của bà Tuyết. Nhiều hộ làm chiếu ở khu vực ấp Khu Phố, ấp Mới cho hay, do hiện nay không phải là dịp cao điểm tiêu thụ sản phẩm chiếu cói nên chiếu làm ra bán không chạy. “Chiếu dệt tay bỏ mối cho thương lái lúc này chỉ khoảng 75-80.000 đồng, nhiều khi hàng tồn nhiều còn bị ép vài giá do chi phí vận chuyển đi các chợ xa hơn”- anh Nguyễn Văn Long, chủ một cơ sở dệt chiếu tại ấp Mới cho biết.
Theo bác Lê Văn Bừng, một người gắn bó với nghề dệt chiếu lâu năm ở Long Định, từ trước đến nay các hộ dệt chiếu ở làng nghề này đều lấy cói nguyên liệu từ thương lái chuyển từ Vĩnh Long lên nên chất lượng chiếu nếu có khác nhau cũng chỉ do kỹ thuật chuốt, nhuộm phẩm. Còn giá cả nếu chênh lệch lớn là do có cơ sở tìm được đầu mối tiêu thụ tốt, có cơ sở không có người mua hàng nên phải tự mang ra chợ bán nên giá thấp hơn.
Bác Bừng cho hay, việc liên kết các hộ trong làng nghề với nhau để sản xuất số lượng lớn là rất khó vì mỗi gia đình đều muốn giữ mối làm ăn riêng. Khách lấy hàng quen ở một cơ sở nào thì cũng chỉ lấy ở đấy chứ không mua thêm ở cơ sở khác. Thành ra có hộ thì làm không đủ hàng để bán, có hộ làm cả hàng xuất khẩu, nhưng có hộ làm mỗi ngày 5-7 chiếc chiếu vẫn không đắt.
BAO GIỜ CHUNG TAY?
Theo ông Trần Văn Thuê, Phó Chủ tịch UBND xã Long Định, để tập trung sản xuất lớn, tháng 11/2007 tỉnh Tiền Giang đã thành lập HTX dệt chiếu Long Định. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi về HTX này nhiều người dân cho hay họ không hề biết có HTX tồn tại.
Hỏi thăm một số tiểu thương bán hàng chiếu cói ở chợ xã Long Định thì được biết cách đây hơn hai năm có cơ sở của ông Bảy Thuận (ấp Mới) đầu tư máy móc để lập HTX xã làm chiếu. “Nghe đâu trên huyện giao tiền cho ổng sắm 6 chiếc máy dệt và cho thuê cả khu đất lớn (trước đây là kho chứa phân bón của xã) để làm HTX chuyên dệt chiếu. Nhưng do không có kinh nghiệm và không kêu gọi được người dân về làm nên chỉ hoạt động được vài tháng thì chuyển sang sản xuất… ống nhựa, làm muối và kinh doanh vật liệu xây dựng”- bà Nguyễn Thị L., một tiểu thương ở chợ xã cho hay.
Đem chuyện này trao đổi với ông Huỳnh Văn Sơn, Phó phòng NN-PTNT huyện Châu Thành, Tiền Giang, ông Sơn cho biết, thực ra năm 2007 tỉnh Tiền Giang chỉ cho phép thành lập Làng nghề dệt chiếu Long Định chứ không phải cho thành lập HTX. Huyện cũng không cung cấp tiền cho các cá nhân, tổ chức nào thành lập HTX dệt chiếu mà chỉ hỗ trợ một số hộ dân khó khăn được vay tiền mua máy se cói.
Tuy nhiên, cá nhân ông Sơn cũng cho rằng, việc một số người có ý định thành lập hợp tác xã là ý tốt vì như vậy có thể phát triển làng nghề theo hướng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, việc này là không hề giản đơn bởi làm chiếu vốn dĩ có nhiều công đoạn thủ công. Hơn thế, thói quen làm ăn nhỏ lẻ, nhà nào biết nhà nấy đã và đang cản trở nghề làm chiếu ở đây phát triển.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/15/15/79417/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Kẽ hở tiêm phòng cúm gia cầm: Chia nhỏ đàn để "rút ruột" vacxin

7-6-2011

Theo quy định, những hộ chăn nuôi gia cầm có tổng đàn dưới 2.000 con sẽ được nhà nước hỗ trợ tiêm phòng vacxin cúm gia cầm miễn phí. Lợi dụng quy định này, nhiều hộ chăn nuôi đã cố tình chia nhỏ đàn để khỏi mất tiền tiêm phòng.

Đồng bằng sông Cửu Long: Đại họa tôm chết

7-6-2011

Theo Cục Thú y, Bộ NNPTNT, diện tích tôm nuôi bị chết của 7 tỉnh khu vực ĐBSCL đã là 52.470ha. Và tình hình vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Nông dân đang đau xót nhìn những con tôm phơi xác giữa ao.

Chưa tìm được lợi thế cạnh tranh

7-6-2011

Thực tế hàng hóa cung ứng cho thị trường nông thôn hiện nay chủ yếu là hàng gần hết hạn sử dụng, hàng không nhãn mác, hàng giá rẻ có xuất xứ từ Trung Quốc. Hàng Việt Nam hầu như chưa có chỗ đứng lâu dài.

"Xốc" lại liên kết "bốn nhà" trong xuất khẩu trái cây

6-6-2011

Thời gian qua, ngoài các loại trái cây đã nổi tiếng như bưởi Năm Roi, vú sữa Lò Rèn, thanh long Chợ Gạo, nhà vườn và doanh nghiệp (DN) ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xuất khẩu (XK) thành công nhiều loại trái cây khác như nhãn, chôm chôm, dừa xiêm... Tuy nhiên, các DN cho rằng, nếu tiếp tục phải "tự biên, tự diễn", trái cây Việt không thể nào cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.

Hội thảo Triển vọng Thị trường Nông nghiệp Việt Nam 2011

6-6-2011

Ở Việt Nam, ngành nông lâm nghiệp và thủy sản vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế với hơn 20% GDP và 28% kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2010. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa phát huy được hết những tiềm năng và thế mạnh vốn có, trong đó nguyên nhân lớn nhất là những yếu kém trong công tác dự báo và phân tích thị trường.

Điểm tựa từ những công trình nhỏ

6-6-2011

Những công trình của Dự án Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng (CBRIP) đang phát huy hiệu quả rất thiết thực, là điểm tựa hỗ trợ người dân Hà Tĩnh vượt đói nghèo…

Khi nhà khoa học về với nông dân

6-6-2011

Ðầu tháng 7-2009, quả thanh long tỉnh Bình Thuận không đạt chất lượng về tiêu chuẩn xuất khẩu, vì vậy phải tiêu hủy hàng tấn thanh long. Trước thực tế này, UBND tỉnh Bình Thuận đã đặt hàng các nhà khoa học tham gia nghiên cứu đưa ra biện pháp phòng, trừ sâu bệnh để tăng sản lượng, chất lượng, bảo đảm ổn định thu nhập cho người dân, nâng cao thương hiệu thanh long Bình Thuận.

Bộ trưởng khảo sát vùng tôm

6-6-2011

Hơn 2 tháng lâm vào cảnh dịch tôm sú chết, dân nuôi tôm ở ĐBSCL điêu đứng, loay hoay chưa tìm được lối ra. Trong 2 ngày cuối tuần 4-5/6/2011, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát dẫn đầu đoàn cán bộ chuyên môn có chuyến công tác khẩn cấp về Sóc Trăng cùng với địa phương bàn cách gỡ khó.

Việt Nam trong thập niên tới và giai đoạn xa hơn: Các vấn đề chiến lược then chốt

6-6-2011

Có thể nói, năm 2011 đến năm 2020 là một giai đoạn mới trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Sau khi đã trở thành một nước có thu nhập trung bình, Việt Nam không chỉ cần phát huy những thành quả đã đạt được mà còn phải giải quyết thành công một loạt những thách thức mới trên con đường đi lên để trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020 như những mục tiêu đề ra cho đất nước.

Đầu tư phát triển giống cây ăn quả giá trị kinh tế cao tại các tỉnh phía Nam

6-6-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt dự án đầu tư sản xuất giống một số cây ăn quả chủ lực, hiệu quả kinh tế cao tại các tỉnh phía Nam giai đoạn 2011 – 2015.

Sản xuất sạch hơn: Đầu tư nước sạch làm rau an toàn

3-6-2011

Đến tháng 5.2011, TP.Hà Nội đã đầu tư hơn 40 tỷ đồng xây 5 trạm bơm lọc nước sạch, 2 nhà sơ chế, 10ha nhà lưới và hơn chục km đường giao thông nội đồng cho 2 xã trồng rau Duyên Hà và Yên Mỹ (huyện Thanh Trì).

Phát triển cây cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Đừng bắt nông dân làm thử nghiệm

3-6-2011

Sau khi đọc loạt bài phản ánh những bất cập trong việc phát triển cây cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc, chuyên gia Nguyễn Lân Hùng cho rằng: Cần cẩn trọng khi trồng loại cây này!