TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đầu tư phát triển giống cây ăn quả giá trị kinh tế cao tại các tỉnh phía Nam

Ngày đăng: 06 | 06 | 2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt dự án đầu tư sản xuất giống một số cây ăn quả chủ lực, hiệu quả kinh tế cao tại các tỉnh phía Nam giai đoạn 2011 – 2015.

Trái cây đặc sản của Vĩnh Long được người tiêu dùng ưa thích.
Tổng vốn đầu tư dự án gần 26 tỉ đồng do Viện Cây ăn quả miền Nam làm chủ đầu tư.
Mục tiêu chung của dự án là sản xuất các giống cây ăn quả chất lượng cao trên cơ sở các chủng loại giống cây ăn quả có triển vọng, những loại giống được công nhận chính thức hoặc tạm thời, tiếp tục sản xuất giống cây có múi và giống chuối nuôi cấy mô phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Cùng với đó, dự án chú trọng đào tạo, tập huấn cán bộ tạo giống và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực giống, đồng thời tăng cường cơ sở vật chất phục vụ sản xuất và bảo vệ sản phẩm giống.
Được biết, dự án này tập trung duy trì vườn cây giống gốc và các giống đầu dòng gồm: Sầu riêng, chôm chôm, mít, bơ, nhãn xuồng, xoài, chuối, cây có múi, cùng với đó là sản xuất từ 25.000 đến 27.000 cây đầu dòng các giống mít nghệ, nhãn xuồng cơm vàng, cây có múi. Từ 600.000 đến 630.000 cây giống có múi sạch bệnh như cam không hạt, bưởi da xanh, chuối nuôi cấy mô. Ngoài ra còn xây dựng mô hình trình diễn 4 ha sản xuất giống thanh long ruột đỏ Long Định 1.
Liên quan đến thị trường của một số loại hoa quả tại Đồng bằng sông Cửu Long, vào thời điểm này, các nhà vườn trồng cây ăn quả đều rất vui khi giá một số loại quả ra trái vụ bán được giá cao gấp đôi, gấp ba lần chính vụ. Cam sành đang được bán với giá hơn 25.000 đồng/kg, bưởi Năm Roi giá 9.000 đồng/kg, chôm chôm nhãn giá hơn 34.000 đồng/kg, chôm chôm Java giá khoảng 25.000 đồng/kg...

Theo đó, người trồng cam sành ở Tiền giang phấn khởi khi cam sành tăng giá mạnh, nông dân thu lãi trên 300 triệu đồng/ha. Tại các vựa cam, giá cam sành loại I thương lái mua 32.000 đồng/kg, còn cam mua tại vườn không phân loại, giá khoảng 28.000 đồng/kg, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm trước. 

Tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 6.500 ha cam các loại đang cho quả, trong đó chủ lực gồm cam sành, cam mật, cam dây. Cũng tại huyện Cai Lậy, thuộc tỉnh Tiền Giang, cây mít Dương linh và mít Thái siêu sớm đã cho thu nhập từ 27.000 - 29.000 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay, trừ các khoản chi phí nông dân thu lãi 200 triệu đồng/ha. Toàn huyện Cai Lậy có trên 1.000 ha mít Dương linh và mít Thái siêu sớm, trong đó có khoảng 50% diện tích cho trái. Do đặc tính sinh học của 2 loại mít trên dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, cơm ngọt, giòn, được thị trường ưa chuộng, nên nhà vườn mạnh dạn mở rộng diện tích trồng mít thay cho các loại cây trái kém hiệu quả. 

Còn tại Vĩnh Long, đây là tỉnh có diện tích vườn cây ăn quả lớn đứng thứ hai ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau tỉnh Tiền Giang. Toàn tỉnh hiện có 46.883ha vườn cây lâu năm, trong đó diện tích trồng cây ăn quả là 38.976ha. Do được ngành nông nghiệp tỉnh quy hoạch, đầu tư sản xuất nhiều loại trái cây chủ lực có thế mạnh, chất lượng cao để tham gia thị trường xuất khẩu và cung cấp cho nhiều thành phố lớn trong cả nước như bưởi Năm Roi, cam sành, chôm chôm, nhãn tiêu da bò, sầu riêng Ri 6, măng cụt,... Đến nay, bưởi Năm Roi của Hợp tác xã Mỹ Hòa huyện Bình Minh đã được chứng nhận tiêu chuẩn Global GAP. Hiện tỉnh đã có kế hoạch thực hiện chương trình sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP cho cây nhãn, chôm chôm ở các huyện Long Hồ, Trà Ô./.
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn:http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=462746

NỘI DUNG KHÁC

Sản xuất sạch hơn: Đầu tư nước sạch làm rau an toàn

3-6-2011

Đến tháng 5.2011, TP.Hà Nội đã đầu tư hơn 40 tỷ đồng xây 5 trạm bơm lọc nước sạch, 2 nhà sơ chế, 10ha nhà lưới và hơn chục km đường giao thông nội đồng cho 2 xã trồng rau Duyên Hà và Yên Mỹ (huyện Thanh Trì).

Phát triển cây cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Đừng bắt nông dân làm thử nghiệm

3-6-2011

Sau khi đọc loạt bài phản ánh những bất cập trong việc phát triển cây cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc, chuyên gia Nguyễn Lân Hùng cho rằng: Cần cẩn trọng khi trồng loại cây này!

Cần nhanh chóng hình thành và phát triển bảo hiểm nông nghiệp

2-6-2011

Việt Nam là một nước nông nghiệp. Đại bộ phận người dân sống ở vùng nông thôn lấy sản xuất nông nghiệp làm nghề chính. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến.

Nhiều chủ trang trại vẫn “mù mờ”

2-6-2011

Sau 1 năm triển khai Nghị định 41 (về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn), đến nay nhiều chủ trang trại nông nghiệp, nông thôn vẫn khát vốn, thậm chí có nhiều người còn chưa biết đến chính sách này.

1.500 tỷ đồng nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

2-6-2011

Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (NLTS) và muối giai đoạn 2011- 2015 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 4 nhiệm vụ trọng tâm.

Giải thể tổ chức kinh tế núp bóng hợp tác xã

2-6-2011

Bà PHẠM THỊ THANH HÀ, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác xã (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, cần giải thể tất cả các tổ chức kinh tế đội lốt mô hình hợp tác xã (HTX) sau 24 tháng kể từ khi Luật HTX mới có hiệu lực.

Đầu tư tổng lực cho những nơi nghèo nhất

2-6-2011

Nghị quyết 80/NQ-CP có nhiều điểm đột phá thể hiện quyết tâm giảm nghèo của Việt Nam.

Phát triển thủy sản bền vững gắn với quyền lợi ngư dân

2-6-2011

Với giá trị xuất khẩu năm 2010 đạt xấp xỉ 5 tỷ USD, thủy sản đang được coi là một trong những mặt hàng thu ngoại tệ lớn nhất. Tuy nhiên, khó khăn về rào cản kỹ thuật, chi phí nhiên liệu tăng đang đặt ra không ít thách thức cho sự phát triển của ngành. Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn về vấn đề này, ông Chu Tiến Vĩnh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết:

Giảm tổn thất sau thu hoạch: Kỳ vọng từ chính sách

2-6-2011

Thông tư 03/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thuỷ sản có hiệu lực từ ngày 1/5/2011. Tuy nhiên, để Quyết định này đi vào cuộc sống, cần triển khai đồng bộ các giải pháp.

Tình hình kinh tế vĩ mô bước đầu có chuyển biến tích cực

2-6-2011

Đây là nhận định được Tổng cục Thống kê nêu ra khi đánh giá chung về tình hình kinh tế-xã hội nước ta 5 tháng đầu năm 2011.

Hợp tác "bốn nhà" để phát triển nông nghiệp hàng hóa

2-6-2011

Có thị trường tiêu thụ lớn nhưng sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội mới chỉ đáp ứng khoảng 3% đến 5% nhu cầu thị trường. Ðể tăng năng suất, nâng cao thu nhập trên một diện tích đất trồng canh tác, nhất là diện tích đất trồng lúa đáp ứng nhu cầu thị trường, đòi hỏi Hà Nội cần có sự chuyển biến mạnh mẽ, tạo sự liên kết "bốn nhà" phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.

Không nên nhập thịt lợn

1-6-2011

Hôm qua (31.5), trao đổi với NTNN về đề xuất nhập khẩu 100.000 tấn thịt lợn của Bộ Công Thương, ông Hoàng Kim Giao - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho rằng không nên nhập khẩu thịt vào thời điểm này.