TIN TỨC-SỰ KIỆN

Phát triển cây cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Đừng bắt nông dân làm thử nghiệm

Ngày đăng: 03 | 06 | 2011

Sau khi đọc loạt bài phản ánh những bất cập trong việc phát triển cây cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc, chuyên gia Nguyễn Lân Hùng cho rằng: Cần cẩn trọng khi trồng loại cây này!

Ông Hùng khẳng định: Cao su là một trong những cây công nghiệp chủ lực của nước ta. Hàng vạn hộ nông dân trở nên giàu là nhờ trồng cao su.
Việc trồng cây cao su ở các tỉnh vùng núi phía Bắc cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.
 
Ông đánh giá gì về phong trào phát triển cây cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc?
“Bà con trồng cao su nên kết hợp thêm các hoạt động sản xuất khác như nuôi gà vườn, gà đồi, nuôi nhông cát, lợn rừng, dúi, nhím, cầy hương... và đẩy mạnh các hoạt động chế biến nông, lâm sản...” - Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng
-Ngày xưa, người Pháp nghiên cứu rất kỹ về điều kiện khí hậu, đất đai rồi mới đưa cây cao su vào Việt Nam và mở các đồn điền lớn ở các tỉnh phía Nam. Nay Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đưa cây cao su ra phía Bắc để giúp bà con ND phát triển kinh tế với nhận định, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) ở giáp biên giới Việt Nam trồng được thì ta chắc cũng trồng được.
Điều lo nhất của tôi là ta chưa có thử nghiệm mà đã quyết định trồng với diện tích lớn. Không thể so sánh khu vực Vân Nam với miền núi phía Bắc nước ta. Vân Nam là một cao nguyên cao hơn, bằng phẳng, lạnh hơn, khô hơn, đất đai tốt hơn và ít bão tố hơn ta. Trong khi đó, các tỉnh miền núi phía Bắc của ta độ ẩm cao, bão tố nhiều, đất dốc, tầng canh tác nông. Ở mình là vùng nhiệt đới gió mùa, còn bên Vân Nam là ôn đới. Nhiệt độ chưa chắc đã phải là yếu tố quyết định đối với cây cao su. Độ ẩm và sương muối mới là kẻ thù nguy hiểm của cây cao su.
Việc phát triển diện tích cao su rất nhanh trong khi ND chưa có kinh nghiệm trồng. Ông nghĩ sao?
- Điều khiến tôi lo lắng là tập quán của bà con ở vùng núi phía Bắc là làm ăn nhỏ lẻ, trình độ thâm canh nhiều nơi còn thấp, tính công nghiệp không cao. Vì lạnh nên bà con uống rượu nhiều... Vậy làm sao bà con có thể dậy từ 3-4 giờ sáng để đi cạo mủ cao su? Đáng nhẽ ra, với những đề án lớn như trồng cây cao su ở miền núi phía Bắc cần được thử nghiệm nghiêm túc, xin ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học chứ không “nhào vào” huy động ND trồng ồ ạt như bây giờ.
Nhưng phát triển cây cao su với diện tích lớn là chuyện đã rồi. Vấn đề lúc này là làm sao đảm bảo hiệu quả của vườn cây?
- Tôi đề xuất mấy việc. Thứ nhất, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Viện Nghiên cứu cây cao su phải hỗ trợ đắc lực về kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ nông nghiệp ở các huyện đang trồng cây cao su. Thứ 2, Tập đoàn Cao su phải lường trước được các khó khăn về sâu bệnh, ảnh hưởng của thời tiết khí hậu lên cây cao su, để có biện pháp khắc phục ngay từ đầu chứ không nên chạy theo khi bệnh đã bùng phát.
Với kinh nghiệm cá nhân, ông có chỉ dẫn gì cho ND trồng cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc?
- Bên cạnh việc cố gắng chăm bón để vực cây cao su lên, các địa phương nên chủ động có phương án để tránh tình trạng người dân không bị mất trắng. Nếu vùng nào cây cao su bị chết hoàn toàn thì nên khẩn trương đưa đối tượng mới vào trồng như bông, gừng, củ mài, đậu, lạc, vừng, ngô... Ngay cả những nơi cây cao su chưa khép tán, chúng ta cũng nên bố trí trồng xen những loại cây lương thực, thực phẩm phù hợp. Việc trồng xen các loại cây lương thực, thực phẩm này là để “lấy ngắn nuôi dài”.
Xin cảm ơn ông!
AGROINFO – Theo Báo nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/45417p1c34/dung-bat-nong-danlam-thu-nghiem.htm

NỘI DUNG KHÁC

Cần nhanh chóng hình thành và phát triển bảo hiểm nông nghiệp

2-6-2011

Việt Nam là một nước nông nghiệp. Đại bộ phận người dân sống ở vùng nông thôn lấy sản xuất nông nghiệp làm nghề chính. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến.

Nhiều chủ trang trại vẫn “mù mờ”

2-6-2011

Sau 1 năm triển khai Nghị định 41 (về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn), đến nay nhiều chủ trang trại nông nghiệp, nông thôn vẫn khát vốn, thậm chí có nhiều người còn chưa biết đến chính sách này.

1.500 tỷ đồng nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

2-6-2011

Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (NLTS) và muối giai đoạn 2011- 2015 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 4 nhiệm vụ trọng tâm.

Giải thể tổ chức kinh tế núp bóng hợp tác xã

2-6-2011

Bà PHẠM THỊ THANH HÀ, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác xã (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, cần giải thể tất cả các tổ chức kinh tế đội lốt mô hình hợp tác xã (HTX) sau 24 tháng kể từ khi Luật HTX mới có hiệu lực.

Đầu tư tổng lực cho những nơi nghèo nhất

2-6-2011

Nghị quyết 80/NQ-CP có nhiều điểm đột phá thể hiện quyết tâm giảm nghèo của Việt Nam.

Phát triển thủy sản bền vững gắn với quyền lợi ngư dân

2-6-2011

Với giá trị xuất khẩu năm 2010 đạt xấp xỉ 5 tỷ USD, thủy sản đang được coi là một trong những mặt hàng thu ngoại tệ lớn nhất. Tuy nhiên, khó khăn về rào cản kỹ thuật, chi phí nhiên liệu tăng đang đặt ra không ít thách thức cho sự phát triển của ngành. Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn về vấn đề này, ông Chu Tiến Vĩnh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết:

Giảm tổn thất sau thu hoạch: Kỳ vọng từ chính sách

2-6-2011

Thông tư 03/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thuỷ sản có hiệu lực từ ngày 1/5/2011. Tuy nhiên, để Quyết định này đi vào cuộc sống, cần triển khai đồng bộ các giải pháp.

Tình hình kinh tế vĩ mô bước đầu có chuyển biến tích cực

2-6-2011

Đây là nhận định được Tổng cục Thống kê nêu ra khi đánh giá chung về tình hình kinh tế-xã hội nước ta 5 tháng đầu năm 2011.

Hợp tác "bốn nhà" để phát triển nông nghiệp hàng hóa

2-6-2011

Có thị trường tiêu thụ lớn nhưng sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội mới chỉ đáp ứng khoảng 3% đến 5% nhu cầu thị trường. Ðể tăng năng suất, nâng cao thu nhập trên một diện tích đất trồng canh tác, nhất là diện tích đất trồng lúa đáp ứng nhu cầu thị trường, đòi hỏi Hà Nội cần có sự chuyển biến mạnh mẽ, tạo sự liên kết "bốn nhà" phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.

Không nên nhập thịt lợn

1-6-2011

Hôm qua (31.5), trao đổi với NTNN về đề xuất nhập khẩu 100.000 tấn thịt lợn của Bộ Công Thương, ông Hoàng Kim Giao - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho rằng không nên nhập khẩu thịt vào thời điểm này.

GS Võ Tòng Xuân “kêu” đừng để nông dân “tự bơi”

1-6-2011

GS.TS Võ Tòng Xuân, nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp đề xuất với Chính phủ cần sớm có chính sách “Nông nghiệp thời WTO”, nhằm có mức đầu tư đúng và phù hợp với giai đoạn hiện nay, chứ không thể để nông dân “tự bơi”.

Tăng cường các giải pháp bình ổn thị trường đường

1-6-2011

Thị trường đường của Việt Nam trong thời gian qua khá bấp bênh do tình trạng nhập khẩu đường lậu tràn lan gây ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Theo ước tính của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, mỗi năm có tới vài trăm nghìn tấn đường được nhập lậu vào Việt Nam, chỉ tính riêng khoản thuế thất thu của ngân sách Nhà nước cũng đã lên tới khoảng 500 tỷ đồng/năm.