TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tăng cường các giải pháp bình ổn thị trường đường

Ngày đăng: 01 | 06 | 2011

Thị trường đường của Việt Nam trong thời gian qua khá bấp bênh do tình trạng nhập khẩu đường lậu tràn lan gây ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Theo ước tính của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, mỗi năm có tới vài trăm nghìn tấn đường được nhập lậu vào Việt Nam, chỉ tính riêng khoản thuế thất thu của ngân sách Nhà nước cũng đã lên tới khoảng 500 tỷ đồng/năm.

Lượng đường nhập lậu chiếm 1/4 lượng đường tiêu thụ
Trong những năm qua, việc kinh doanh đường lậu vẫn diễn ra phổ biến trên thị trường Việt Nam, đây có thể xem là một hình thức bán phá giá (có thể bán thấp hơn do trốn thuế), cạnh tranh không lành mạnh nên đã gây tác động xấu đến thị trường và ngành sản xuất đường trong nước.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, với sức tiêu thụ của thị trường nội địa khoảng trên 1 triệu tấn/năm, lượng đường nhập lậu đang chiếm tới 1/4 lượng đường tiêu thụ của Việt Nam. Điều này khiến các nhà máy không thể cạnh tranh, sản xuất gặp khó khăn, thua lỗ và khó có điều kiện phát triển…
Cũng do lượng đường nhập lậu tràn lan, nên theo ước tính của ngành mía đường, mỗi năm tổng số tiền thuế thất thu do đường nhập lậu cũng trên dưới 500 tỷ đồng.

Để tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp và để hạn chế thực trạng đường nhập lậu, Bộ Công Thương đã chính thức yêu cầu các doanh nghiệp được cấp quota nhập khẩu đường trong năm 2011 tạm ngừng việc nhập đường. Quyết định tạm ngưng nhập khẩu đường của Bộ Công Thương đã tác động tích cực đến việc tiêu thụ đường trong nước.
Song có ý kiến lại cho rằng, cần phải có sự điều hành hợp lý nếu không lại xảy ra tình trạng khan hiếm đường trước khi vào niên vụ sản xuất mới.

Theo bà Phạm Thị Sum, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà thì mỗi năm Việt Nam tiêu thụ vào khoảng 1,4 triệu tấn đường. Lượng đường sản xuất trong nước cộng với lượng nhập khẩu đã được cấp phép cũng chỉ là vừa đủ. Cũng theo bà Sum, thời điểm này tại các tỉnh phía bắc mỗi ngày đều có từ 2.000 - 3.000 tấn đường được xuất đi Trung Quốc. Nước láng giềng này năm nay theo dự báo đang cần nhập khẩu tới 2 triệu tấn đường. Nếu điều hành không khéo thì sang quý 3/2011, nước ta có thể lại thiếu hụt đường.
Đồng tình với ý kiến trên, đại diện Nhà máy đường Bình Định cho biết, niên vụ này nhà máy sản xuất được 42.000 tấn đường. Nhưng lượng đường đã bán ra là 40.000 tấn, tồn kho chỉ khoảng 2.000 tấn. Theo đó, giá đường hiện nay các nhà máy bán ra chỉ cần ở mức 17.000 - 17.500 đồng/kg là đã đảm bảo có lãi. Vì vậy, để tiêu thụ sản phẩm các nhà máy cần xem xét tới phương án hạ giá bán.

Giải pháp bình ổn thị trường đường
Để bình ổn giá đường trong nước, theo Hiệp hội mía đường, ngoài việc tăng cường chống nhập lậu đường, cơ quan quản lý nhà nước cũng nên cho phép các doanh nghiệp áp dụng cơ chế tự vệ khi thừa cung cục bộ, tức là cho phép họ xuất khẩu lượng đường dư thừa, nhưng sau đó lại cấp phép nhập khẩu đúng bằng lượng đã xuất đi căn cứ vào tình hình cụ thể. Trong điều kiện chưa thể giải quyết triệt để ngay vấn nạn đường nhập lậu, Hiệp hội Mía đường đề nghị nhà nước nên điều chỉnh giảm thuế suất VAT ngành đường xuống mức 0% (do đường nhập lậu trốn cả thuế VAT và nhập khẩu). Đây được xem là điều kiện giúp ngành đường trong nước có môi trường cạnh tranh tốt hơn, giải quyết được phần nào khó khăn trước mắt.

Ngoài ra, để cân bằng lợi ích giữa người trồng mía, nhà sản xuất và người tiêu dùng các nhà máy cần phải cùng nhau xây dựng giá đường cho thị trường trong nước, còn giá trên thế giới chỉ là để tham khảo vì giá này có thể bị một số nhà đầu cơ thao túng. Hiệp hội Mía đường cũng cho rằng các nhà máy đường trong nước trước hết cần phải có những biện pháp chủ động tự bảo vệ mình thông qua việc sử dụng tem chống hàng nhái, hàng giả để giúp có quan chức năng có thể phát hiện ngay hàng nhập lậu khi kiểm tra. 

Theo Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam Nguyễn Thành Long cho biết, trước những diễn biến về thị trường đường, Hiệp hội đang xây dựng phương án thành lập công ty cổ phần thương mại với sự tham gia tự nguyện của các hội viên nhằm thực hiện chức năng bình ổn giá đường trong nước...
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn:http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066&cn_id=461954

NỘI DUNG KHÁC

Cần đẩy mạnh thu hút FDI vào khu vực nông nghiệp

1-6-2011

Đầu tư nước ngoài (FDI) là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là đối với nền kinh tế đang phát triển.

Lấy ý kiến thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp

1-6-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Đầu tháng 6 tới, Bộ sẽ tổ chức hội thảo xin ý kiến các địa phương về dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013; theo đó, đối tượng được bảo hiểm gồm: cây lúa, trâu, bò, lợn, gia cầm, cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân trắng.

Kiểm ngư sẽ đủ mạnh ngăn chặn tàu cá xâm phạm chủ quyền

1-6-2011

Trước việc các tàu khai thác thủy sản của Trung Quốc thời gian gần đây liên tục gia tăng các hoạt động xâm phạm sâu vào vùng biển của nước ta, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) đã gấp rút hoàn tất “Đề án xây dựng lực lượng Kiểm ngư Việt Nam” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Vốn đang dồn cho sản xuất

1-6-2011

Tín dụng cho khu vực sản xuất, đặc biệt là cho vay nông nghiệp - nông thôn và xuất khẩu đạt 22,2%, cao hơn 3,5 lần so với mức tăng chung.

Nông nghiệp Việt Nam có thể tạo ra giá thế giới?

31-5-2011

Một số sản phẩm nông nghiệp chiếm vị thế cao trên thị trường quốc tế, thế nhưng ngành nông nghiệp Việt Nam thường trong tình trạng được mùa, mất giá.

Nghèo giữa kho “vàng xanh”

31-5-2011

Nhiều người dân dù sống ngay cạnh kho “vàng xanh” lại không hề biết công dụng của nó, nên đã không ngần ngại khai thác theo kiểu tận diệt.

Cần có cách nhìn đúng, giải pháp hiệu quả trước việc nông dân thiếu đất sản xuất ở ĐBSCL

31-5-2011

Ngày 30/5 tại TP.Cần Thơ, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đã có cuộc họp với Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Hội Nông dân, Sở Tài nguyên và Môi trường 13 tỉnh, thành phố để kiểm tra, nhận định về tình hình đất đai hiện nay trong nông dân các tỉnh ĐBSCL.

Sửa đổi thủ tục giao đất, cho thuê đất nông nghiệp

31-5-2011

Nghị định 38/2011/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung về trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 123 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.

Dự thảo Luật HTX mới: Làm rõ bản chất HTX

31-5-2011

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa lấy ý kiến lần cuối cùng cho Dự thảo luật Luật Hợp tác xã (HTX) mới nhằm thay thế Luật HTX năm 2003.

Lo ngại thiếu đất sản xuất

31-5-2011

Ngày 30.5, tại TP.Cần Thơ, Hội ND Việt Nam đã tổ chức Hội nghị giao ban phản ánh tình hình công tác hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011 và phản ánh tình hình nông dân bán đất, thiếu đất sản xuất khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Bộ trưởng Cao Đức Phát họp Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Iraq

30-5-2011

Cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ NN - PTNT Cao Đức Phát đồng thời là Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Iraq đã chủ trì cuộc họp lần thứ 18 Ủy ban liên Chính phủ và kết hợp thăm và làm việc tại Iraq. Tham dự phiên họp, về phía Việt Nam còn có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế và Văn phòng Bộ NN-PTNT.

Nhân rộng mô hình nông nghiệp đô thị

30-5-2011

Cuối tuần qua, Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp lần thứ 3 năm 2011 do Trung tâm KN Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức, với chuyên đề “Những mô hình nông nghiệp đô thị có hiệu quả” đã diễn ra tại Vĩnh Long.