TIN TỨC-SỰ KIỆN

Phát triển thủy sản bền vững gắn với quyền lợi ngư dân

Ngày đăng: 02 | 06 | 2011

Với giá trị xuất khẩu năm 2010 đạt xấp xỉ 5 tỷ USD, thủy sản đang được coi là một trong những mặt hàng thu ngoại tệ lớn nhất. Tuy nhiên, khó khăn về rào cản kỹ thuật, chi phí nhiên liệu tăng đang đặt ra không ít thách thức cho sự phát triển của ngành. Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn về vấn đề này, ông Chu Tiến Vĩnh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết:

Lâu nay, thủy sản vẫn giữ vị trí hết sức quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Do đó, mục tiêu tổng thể trong 5 năm tới là phát triển theo hướng bền vững, trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc với kinh tế thế giới. Đồng thời, góp phần nâng cao thu nhập và điều kiện sống cho ngư dân.
Thưa ông, giai đoạn 2011-2015, ngành thủy sản sẽ tập trung phát triển những lĩnh vực gì?
Ngành đề ra mục tiêu từ nay đến năm 2015 giá trị thủy sản tăng bình quân 8-10%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 5,39%/năm. Tổng sản lượng thủy sản năm 2015 đạt 5,7 triệu tấn, trong đó, nuôi trồng 3,5 triệu tấn; thủy sản đánh bắt 2,2 triệu tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu 6,5 tỷ USD.
Cụ thể, trong khai thác, góp phần đảm bảo an ninh chủ quyền biển đảo, mang lại nguồn lợi xuất khẩu; về nuôi trồng, đảm bảo xuất khẩu đi các nước, mang lại nhiều ngoại tệ cho quốc gia, cải thiện đời sống cho người dân.
Trong nuôi trồng, trọng tâm xuất khẩu vẫn là cá tra, sắp tới có thêm rô phi, cá hồng, tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Thị trường xuất khẩu trọng tâm vẫn là EU, Hoa Kỳ, Hồng Kông (Trung Quốc)... Chúng tôi cũng đang muốn đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở rộng sang châu Phi, Trung Đông...
Song song với những mục tiêu này, các giải pháp mà ngành đưa ra là gì, thưa ông?
Để giải quyết các vấn đề về nuôi trồng thủy sản, cần ngăn chặn ngay tình trạng phát triển nuôi tràn lan không theo quy hoạch dẫn đến hiệu quả thấp. Các đơn vị cần phối hợp với địa phương trong việc quản lý chất lượng con giống, môi trường nuôi, để không làm ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả sản xuất.
Ngoài ra, cần giảm tàu thuyền khai thác gần bờ, tăng số lượng khai thác vùng lộng và vùng khơi, gắn với bảo vệ quốc phòng an ninh trên biển.
Trong 5 năm (2011-2015), Nhà nước sẽ đầu tư triển khai nhiều đề án, chương trình lớn nhằm thúc đẩy ngành thủy sản phát triển. Riêng chương trình tổng thể khai thác thủy sản sẽ được đầu tư 10.000 tỷ đồng; dự án xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản; đề án nuôi cá biển 3.000 tỷ đồng,... 
Ông Chu Vĩnh Tiến
Một trong những nguyên nhân khiến sản phẩm thủy sản nước ta liên tục gặp khó là do không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ông nghĩ sao về vấn đề này?
Đây là vấn đề nhức nhối của ngành. Nhiều ngư dân vì lợi ích trước mắt đã mang cả hóa chất bảo quản đi đánh bắt xa bờ; còn doanh nghiệp xuất khẩu, chế biến, để thu lợi nhuận cao sẵn sàng bơm tạp chất vào sản phẩm...
Thời gian qua, chúng tôi đã tăng cường tuyên truyền, giáo dục, thanh, kiểm tra ngư dân. Những người vi phạm sẽ bị rút giấy phép, không cho đánh bắt. Nhưng những giải pháp này chỉ là tạm thời, về lâu dài cần có chính sách hỗ trợ ngư dân có phương tiện bảo quản. Hiện, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ cho ngư dân có hầm lạnh trên tàu.
Hiện, giá nhiên liệu tăng cao, chi phí đánh bắt lớn khiến k/hông ít ngư dân phải nằm bờ. Tới đây, chúng ta có chính sách gì hỗ trợ bà con bám biển?
Thực tế là năm 2008, giá nhiên liệu tăng cao, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ cho người nghèo, trong đó có hỗ trợ dầu cho ngư dân. Chính vì thế, số lượng các tàu đánh bắt tăng đột biến, từ 97.000 lên 130.000 chiếc, đặc biệt là tàu ven bờ. Với số lượng tàu nhiều như vậy thì không thể bảo vệ được nguồn lợi thủy sản. Do vậy, vừa qua, một số ngư dân bán tàu cũng không phải là tín hiệu xấu. Bà con có thể chuyển đổi ngành nghề, sang nuôi trồng thủy sản hay nghề khác.
Trong chiến lược phát triển thủy sản cũng có chính sách hỗ trợ ngư dân như cho vay vốn để đóng mới tàu lớn, đào tạo nhân lực, xây dựng các cơ sở nghề cá, hỗ trợ ngư dân từ đánh bắt sang nuôi trồng, du lịch, đào tạo nghề khác để không làm nghề đánh bắt, nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Xin cảm ơn ông!
ÔNG PHAN MINH QUANG, PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BẠC LIÊU: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản gần bờ
Những năm qua, tốc độ khai thác và nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bạc Liêu cũng như các địa phương lân cận tăng trưởng 9-10%/năm. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện nên năng lực đánh bắt còn hạn chế. Vì vậy, Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho hệ thống hạ tầng, đặc biệt là các công trình thủy lợi, cảng cá và dịch vụ hậu cần nghề cá.
Bạc Liêu hiện có trên 1.500 tàu thuyền nhưng chủ yếu là đánh bắt gần bờ, muốn mở rộng khai thác xa bờ cần có chính sách về vốn giúp ngư dân chuyển đổi, nâng công suất tàu.
ÔNG NGUYỄN VĂN VIỆT, HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN 1: Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao
Từ nhiều năm nay, nguồn nhân lực phục vụ cho nuôi trồng thủy sản rất yếu, các ngành khác tuyển sinh rất dễ nhưng thủy sản lại khó do thu nhập thấp. Năm nào, số thí sinh đăng ký cũng chỉ đạt 30% so với chỉ tiêu. Do đó, Nhà nước nên có chính sách thu hút nhân lực, nhất là các trí thức giỏi, có như vậy mới có thể từng bước thúc đẩy ngành thủy sản phát triển.
 
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/6/28598.html

NỘI DUNG KHÁC

Giảm tổn thất sau thu hoạch: Kỳ vọng từ chính sách

2-6-2011

Thông tư 03/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông, thuỷ sản có hiệu lực từ ngày 1/5/2011. Tuy nhiên, để Quyết định này đi vào cuộc sống, cần triển khai đồng bộ các giải pháp.

Tình hình kinh tế vĩ mô bước đầu có chuyển biến tích cực

2-6-2011

Đây là nhận định được Tổng cục Thống kê nêu ra khi đánh giá chung về tình hình kinh tế-xã hội nước ta 5 tháng đầu năm 2011.

Hợp tác "bốn nhà" để phát triển nông nghiệp hàng hóa

2-6-2011

Có thị trường tiêu thụ lớn nhưng sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội mới chỉ đáp ứng khoảng 3% đến 5% nhu cầu thị trường. Ðể tăng năng suất, nâng cao thu nhập trên một diện tích đất trồng canh tác, nhất là diện tích đất trồng lúa đáp ứng nhu cầu thị trường, đòi hỏi Hà Nội cần có sự chuyển biến mạnh mẽ, tạo sự liên kết "bốn nhà" phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.

Không nên nhập thịt lợn

1-6-2011

Hôm qua (31.5), trao đổi với NTNN về đề xuất nhập khẩu 100.000 tấn thịt lợn của Bộ Công Thương, ông Hoàng Kim Giao - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho rằng không nên nhập khẩu thịt vào thời điểm này.

GS Võ Tòng Xuân “kêu” đừng để nông dân “tự bơi”

1-6-2011

GS.TS Võ Tòng Xuân, nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp đề xuất với Chính phủ cần sớm có chính sách “Nông nghiệp thời WTO”, nhằm có mức đầu tư đúng và phù hợp với giai đoạn hiện nay, chứ không thể để nông dân “tự bơi”.

Tăng cường các giải pháp bình ổn thị trường đường

1-6-2011

Thị trường đường của Việt Nam trong thời gian qua khá bấp bênh do tình trạng nhập khẩu đường lậu tràn lan gây ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Theo ước tính của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, mỗi năm có tới vài trăm nghìn tấn đường được nhập lậu vào Việt Nam, chỉ tính riêng khoản thuế thất thu của ngân sách Nhà nước cũng đã lên tới khoảng 500 tỷ đồng/năm.

Cần đẩy mạnh thu hút FDI vào khu vực nông nghiệp

1-6-2011

Đầu tư nước ngoài (FDI) là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là đối với nền kinh tế đang phát triển.

Lấy ý kiến thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp

1-6-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Đầu tháng 6 tới, Bộ sẽ tổ chức hội thảo xin ý kiến các địa phương về dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013; theo đó, đối tượng được bảo hiểm gồm: cây lúa, trâu, bò, lợn, gia cầm, cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân trắng.

Kiểm ngư sẽ đủ mạnh ngăn chặn tàu cá xâm phạm chủ quyền

1-6-2011

Trước việc các tàu khai thác thủy sản của Trung Quốc thời gian gần đây liên tục gia tăng các hoạt động xâm phạm sâu vào vùng biển của nước ta, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) đã gấp rút hoàn tất “Đề án xây dựng lực lượng Kiểm ngư Việt Nam” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Vốn đang dồn cho sản xuất

1-6-2011

Tín dụng cho khu vực sản xuất, đặc biệt là cho vay nông nghiệp - nông thôn và xuất khẩu đạt 22,2%, cao hơn 3,5 lần so với mức tăng chung.

Nông nghiệp Việt Nam có thể tạo ra giá thế giới?

31-5-2011

Một số sản phẩm nông nghiệp chiếm vị thế cao trên thị trường quốc tế, thế nhưng ngành nông nghiệp Việt Nam thường trong tình trạng được mùa, mất giá.

Nghèo giữa kho “vàng xanh”

31-5-2011

Nhiều người dân dù sống ngay cạnh kho “vàng xanh” lại không hề biết công dụng của nó, nên đã không ngần ngại khai thác theo kiểu tận diệt.