TIN TỨC-SỰ KIỆN

Chưa tìm được lợi thế cạnh tranh

Ngày đăng: 07 | 06 | 2011

Thực tế hàng hóa cung ứng cho thị trường nông thôn hiện nay chủ yếu là hàng gần hết hạn sử dụng, hàng không nhãn mác, hàng giá rẻ có xuất xứ từ Trung Quốc. Hàng Việt Nam hầu như chưa có chỗ đứng lâu dài.

Hàng giá rẻ chiếm ưu thế
Chợ Việt Tiến ở xã Việt Tiến (Việt Yên , Bắc Giang) tuy phong phú các mặt hàng, nhưng theo ghi nhận của NTNN hầu hết hàng hóa đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Từ giày dép đến quần áo, bát đĩa thủy tinh đều có chung đặc điểm là hàng không có nhãn mác, không ghi nơi sản xuất. Một chị bán hàng cho biết, chị nhập dép từ mối quen biết ở chợ Đông Kinh (Lạng Sơn).
Hàng may mặc của Trung Quốc nhiều mẫu mã, giá rẻ nên vẫn thu hút được đông đảo người tiêu dùng có thu nhập thấp.
 
Ở sát quầy giày dép, chủ cửa hàng kinh doanh bát đĩa phân trần: Bát đĩa Trung Quốc vừa đẹp vừa rẻ, nhập về còn bán được, chứ nhập hàng Việt Nam chất lượng tốt thì không bán được. Ở đây toàn nông dân, làm gì có nhiều tiền mà mua hàng đắt tiền như trong siêu thị…
Không chỉ những mặt hàng may mặc, tiêu dùng hàng ngày có xuất xứ Trung Quốc mà ngay cả các loại rau củ gia vị như gừng, tỏi… cũng là hàng nhập tiểu ngạch từ các tỉnh biên giới đưa về, trong khi người nông dân hoàn toàn có thể tự trồng được. Một cụ già bán đồ khô cho biết: Người mua vẫn chọn mua những củ tỏi, củ gừng Trung Quốc vì trông chúng to, bóng bẩy… trong khi tỏi và gừng nội vừa bé, còi cọc và sẫm màu.
Tại chợ vải nổi tiếng vùng Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) gần như 100% hàng quần áo, vải vóc bán ở chợ xuất xứ Trung Quốc. Giá mua buôn các mặt hàng ở đây cũng rất thấp. Một chiếc áo phông cộc tay giá 35.000-40.000 đồng, quần vải 80.000 đồng/cái, juyp bò là 60.000 đồng/cái, thậm chí áo ren lửng chỉ 12.000 đồng/cái.
Ông Vũ Quang Vinh - chủ một cửa hàng quần áo tại xóm 5, Ninh Hiệp cho biết: “Ở đây toàn hàng Trung Quốc, khách mua hàng là người ngoại tỉnh, những ngày cao điểm nhà tôi có thể bán được 40 triệu tiền hàng. Vì giá rẻ nên mua bán nhộn nhịp”.
Thiếu kênh phân phối
Trao đổi với ông Nguyễn Văn Quyền - cán bộ Hải quan cửa khẩu Tân Thanh, ông cho biết: “Việc đưa hàng Việt lên bán để thay thế hàng ngoại kém chất lượng ở cửa khẩu vùng biên này là vấn đề rất khó”. Theo ông tâm lý của người dân nơi đây nói riêng, người tiêu dùng các tỉnh khác nói chung, vẫn quan tâm hàng đầu đến giá cả. Hàng Trung Quốc đã đánh trúng tâm lý ưa hàng giá rẻ, vì vậy nếu hàng Việt muốn cạnh tranh thì phải tập trung vào những mặt hàng thế mạnh như lương thực và thực phẩm.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, tái thiết quản lý lại tỷ lệ hàng Việt Nam tại các chợ đầu mối là điều phải làm. Phải kết hợp hài hòa giữa chất lượng và giá cả, đặc biệt là với đặc thù của khu vực nông thôn.
Theo một thống kê của Viện Dệt may Việt Nam: Bán hàng nội địa lãi bình quân chỉ khoảng 20%, trong khi bán hàng Trung Quốc lãi từ 30 - 50%! Ngoài yếu tố rẻ, nguồn cung của hàng Trung Quốc rõ ràng đang thực sự nhiều hơn hàng Việt Nam. Từ chợ đầu mối, hàng được tung ra và bán đi rộng khắp. Khi các doanh nghiệp Việt chưa xây dựng được kênh phân phối ở địa phương, ở các tỉnh thì bắt buộc người tiêu dùng phải chọn đến các chợ đầu mối để mua sắm.
Bà Vũ Kim Hạnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) khi nói về những vướng mắc của doanh nghiệp trong việc đưa hàng về nông thôn cho rằng: Một số doanh nghiệp xem thị trường nội địa chỉ là bán tạm. Chính doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc xây dựng kênh phân phối bán lẻ. Để doanh nghiệp có thể tiêu thụ được một lượng lớn hàng sản xuất trong nước cần phải tập trung, chú trọng giới thiệu tại các chợ lớn, chợ chuyên bán buôn bán lẻ.
Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội nhận định: Để người Việt dùng hàng Việt một cách tự giác và tự nhiên thì chính doanh nghiệp phải tạo sức hút. “Những yếu kém của hàng nội là kém đa dạng, kém thay đổi mẫu mốt, ít nghiên cứu về người tiêu dùng…” - ông Phú nhấn mạnh.
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay
 

 

NỘI DUNG KHÁC

"Xốc" lại liên kết "bốn nhà" trong xuất khẩu trái cây

6-6-2011

Thời gian qua, ngoài các loại trái cây đã nổi tiếng như bưởi Năm Roi, vú sữa Lò Rèn, thanh long Chợ Gạo, nhà vườn và doanh nghiệp (DN) ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xuất khẩu (XK) thành công nhiều loại trái cây khác như nhãn, chôm chôm, dừa xiêm... Tuy nhiên, các DN cho rằng, nếu tiếp tục phải "tự biên, tự diễn", trái cây Việt không thể nào cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.

Hội thảo Triển vọng Thị trường Nông nghiệp Việt Nam 2011

6-6-2011

Ở Việt Nam, ngành nông lâm nghiệp và thủy sản vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế với hơn 20% GDP và 28% kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2010. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa phát huy được hết những tiềm năng và thế mạnh vốn có, trong đó nguyên nhân lớn nhất là những yếu kém trong công tác dự báo và phân tích thị trường.

Điểm tựa từ những công trình nhỏ

6-6-2011

Những công trình của Dự án Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng (CBRIP) đang phát huy hiệu quả rất thiết thực, là điểm tựa hỗ trợ người dân Hà Tĩnh vượt đói nghèo…

Khi nhà khoa học về với nông dân

6-6-2011

Ðầu tháng 7-2009, quả thanh long tỉnh Bình Thuận không đạt chất lượng về tiêu chuẩn xuất khẩu, vì vậy phải tiêu hủy hàng tấn thanh long. Trước thực tế này, UBND tỉnh Bình Thuận đã đặt hàng các nhà khoa học tham gia nghiên cứu đưa ra biện pháp phòng, trừ sâu bệnh để tăng sản lượng, chất lượng, bảo đảm ổn định thu nhập cho người dân, nâng cao thương hiệu thanh long Bình Thuận.

Bộ trưởng khảo sát vùng tôm

6-6-2011

Hơn 2 tháng lâm vào cảnh dịch tôm sú chết, dân nuôi tôm ở ĐBSCL điêu đứng, loay hoay chưa tìm được lối ra. Trong 2 ngày cuối tuần 4-5/6/2011, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát dẫn đầu đoàn cán bộ chuyên môn có chuyến công tác khẩn cấp về Sóc Trăng cùng với địa phương bàn cách gỡ khó.

Việt Nam trong thập niên tới và giai đoạn xa hơn: Các vấn đề chiến lược then chốt

6-6-2011

Có thể nói, năm 2011 đến năm 2020 là một giai đoạn mới trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Sau khi đã trở thành một nước có thu nhập trung bình, Việt Nam không chỉ cần phát huy những thành quả đã đạt được mà còn phải giải quyết thành công một loạt những thách thức mới trên con đường đi lên để trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020 như những mục tiêu đề ra cho đất nước.

Đầu tư phát triển giống cây ăn quả giá trị kinh tế cao tại các tỉnh phía Nam

6-6-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt dự án đầu tư sản xuất giống một số cây ăn quả chủ lực, hiệu quả kinh tế cao tại các tỉnh phía Nam giai đoạn 2011 – 2015.

Sản xuất sạch hơn: Đầu tư nước sạch làm rau an toàn

3-6-2011

Đến tháng 5.2011, TP.Hà Nội đã đầu tư hơn 40 tỷ đồng xây 5 trạm bơm lọc nước sạch, 2 nhà sơ chế, 10ha nhà lưới và hơn chục km đường giao thông nội đồng cho 2 xã trồng rau Duyên Hà và Yên Mỹ (huyện Thanh Trì).

Phát triển cây cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Đừng bắt nông dân làm thử nghiệm

3-6-2011

Sau khi đọc loạt bài phản ánh những bất cập trong việc phát triển cây cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc, chuyên gia Nguyễn Lân Hùng cho rằng: Cần cẩn trọng khi trồng loại cây này!

Cần nhanh chóng hình thành và phát triển bảo hiểm nông nghiệp

2-6-2011

Việt Nam là một nước nông nghiệp. Đại bộ phận người dân sống ở vùng nông thôn lấy sản xuất nông nghiệp làm nghề chính. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến.

Nhiều chủ trang trại vẫn “mù mờ”

2-6-2011

Sau 1 năm triển khai Nghị định 41 (về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn), đến nay nhiều chủ trang trại nông nghiệp, nông thôn vẫn khát vốn, thậm chí có nhiều người còn chưa biết đến chính sách này.

1.500 tỷ đồng nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

2-6-2011

Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (NLTS) và muối giai đoạn 2011- 2015 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 4 nhiệm vụ trọng tâm.