TIN TỨC-SỰ KIỆN

Phải có "bí kíp" thoát dịch

Ngày đăng: 21 | 04 | 2011

Khi “cơn bão” dịch tai xanh, H5N1... nổ ra, hầu hết trang trại chăn nuôi tầm cỡ ở Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh... đều lâm cảnh lao đao do vật nuôi chết vì dịch. Tuy nhiên, vẫn tại mảnh đất đó, giống vật nuôi truyền thống ấy, nhưng một số trang trại thoát được “bóng ma” dịch bệnh liên tiếp cả chục năm liền. Phải chăng, họ có bí kíp gì trong chăn nuôi?

Thời của chăn nuôi công nghệ cao
Ngành chăn nuôi của nước ta có truyền thống cả ngàn đời. Trước đây, các giống vật nuôi truyền thống như trâu, bò, lợn, gà vẫn có dịch bệnh xảy ra nhưng chỉ là một số bệnh phổ thông, người chăn nuôi có thể tự khắc phục. Nhưng, từ khi xuất hiện loạt dịch bệnh do vi rút gây nên như: tai xanh, LMLM, H5N1... chúng nhanh chóng vượt qua tầm kiểm soát của ngành thú y Việt Nam. Đến khi tạm thời khắc phục được chúng thì hậu quả để lại đã trở nên vô cùng nặng nề. Qua đó, chúng ta có thể hình dung được môi trường, quy mô chăn nuôi hiện nay đã khác xưa rất nhiều, lối chăn nuôi nhỏ lẻ theo kiểu tận dụng cơm thừa canh cặn đã không còn phù hợp.
Sau khi khảo sát một số mô hình trang trại chăn nuôi tại tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, nơi mà “cơn bão” dịch bệnh đã trở thành cái dớp, chúng tôi vui mừng tìm được một số mô hình chăn nuôi chạm được vào cái “ngưỡng” gọi là công nghệ cao. Theo số liệu thống kê của Chi cục Thú y Hải Dương, toàn tỉnh hiện có hơn 7.000 con trâu bò, 586.000 con lợn và trên 8,1 triệu con gia cầm. Trong đó, chiếm 30% là chăn nuôi nhỏ lẻ. Và dịch bệnh xảy ra mấy năm trở lại đây chủ yếu xuất phát từ các mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ đó.
Còn những trang trại công nghệ cao, nuôi quy mô lớn của Công ty CP, Dabaco... và một số trại của tư nhân nuôi lớn lại không hề bị dịch. Tiêu biểu có Trại gà Tám Lợi (Ái Quốc - TP Hải Dương) nuôi 140.000 con gà đẻ từ lúc lập trại đến nay chưa một lần bị dịch. Trại lợn Tuấn Hà (Tài Sơn - Tứ Kỳ) nuôi 1.300 nái lợn, dịch bệnh chưa một lần ghé thăm...
Tại tỉnh Bắc Ninh, hai trại lợn và gà của Công ty Dabaco được thành lập gần 10 năm nay nhưng vẫn bình yên trước mọi đợt dịch. Hiện Công ty Dabaco chủ động được tất cả các khâu trong chăn nuôi từ con giống, thức ăn, chăm sóc, thú y và cả chế biến. Có thể nói, cái cách mà công ty này đang vận hành bắt đầu manh nha trở thành mô hình chăn nuôi khép kín công nghệ cao ở Việt Nam. Đây được coi là chìa khóa để chăn nuôi của công ty thoát khỏi dịch bệnh và đạt được thành công như ngày hôm nay.
Chuồng trại vệ sinh như... khách sạn       
Chúng tôi tham quan mô hình Trại lợn Thắng Huyền của anh Vũ Hùng Thắng, xã Tân Tiến, huyện Gia Lộc - Hải Dương vì hay tin 14 năm chăn nuôi anh chưa biết dịch bệnh là gì. Trang trại của anh Thắng hiện nuôi 200 lợn nái, 1.500 lợn thịt, tạo công ăn việc làm cho 16 công nhân với mức lương từ 2,5 – 4 triệu đồng/tháng. Đến Trại lợn Thắng Huyền đúng lúc chủ nhà đi vắng nên công nhân nhất quyết không cho người lạ vào. Phải đợi 30 phút sau, khi chủ trang trại về chúng tôi mới được vào bên trong. Đầu tiên, ngay sau cánh cổng là một bể nước vôi đặc sệt, xe chúng tôi đều phải “tắm” nước vôi trước khi qua cổng. Anh Thắng chia sẻ, bể nước vôi đó có tác dụng khử trùng.
Ngỏ ý muốn tham quan trang trại, sau một hồi ngần ngừ, anh Thắng miễn cưỡng đồng ý với điều kiện chúng tôi phải thay quần áo bảo hộ mới được tiếp xúc khu chuồng nuôi lợn. Sau khi mặc bộ quần áo xanh lét dày cộm, đeo chiếc ủng và khẩu trang đã được phun thuốc khử trùng, chúng tôi đi dọc dãy hành lang được rải vôi bột dày chừng 1cm tham quan các khu chuồng nuôi lợn. Đó là hệ thống chuồng trại có trần bạt phía trên, xung quanh được xây kín với hệ thống quạt gió hút và thổi ở hai đầu hồi. Phía dưới, hệ thống sàn chuồng nuôi được lát bằng nhựa có dầm sắt đỡ. Đây là hệ thống chuồng treo cách đất khoảng 80cm, sàn chuồng luôn được công vệ sinh sạch sẽ không khác gì nhân viên khách sạn lau sàn nhà.
Ba cái không tham trong chăn nuôi
Với kinh nghiệm của mình, anh Thắng chia sẻ: Thời mà dịch bệnh bất thường như hiện nay, người chăn nuôi không được tham. Thứ nhất, không tham rẻ mua giống không rõ nguồn gốc vì sức miễn dịch yếu do tiêm phòng chưa đầy đủ. Cái tham thứ hai là không nuôi với mật độ quá dày, con vật cũng như con người cần có môi trường trong lành thoáng đãng để phát triển. Và cái tham thứ ba, không nên tận dụng chuồng trại quá nhiều, chuồng nuôi cần có thời gian nghỉ để cắt cầu dịch bệnh giống như cắt cầu sâu bệnh trong trồng trọt vậy.
 
Thấy chúng tôi ngạc nhiên, anh Thắng cho biết nước để lau sàn là nước sát trùng chứ không phải nước lã bình thường. Đặc biệt, cách anh Thắng bố trí chuồng trại rất khoa học, hợp lý- ở giữa là một ao nước với rất nhiều cây xanh được trồng với mục đích điều hòa không khí, tạo bóng mát cho ba dãy chuồng nuôi. Anh Thắng phân chia lợn thành nhiều nhóm khác nhau để dễ bề quản lý; lợn chửa tháng đầu nhốt riêng, lợn đang bú mẹ nhốt một chỗ và lợn nuôi lấy thịt được phân một nơi khác.
Việc phân chia như vậy sẽ hạn chế tối đa hành động đi lại nhiều vào khu chăn nuôi lợn. Mặt khác, chẳng may dịch bệnh xảy ra khu này cũng sẽ không lây lan sang khu kia. Bình quân, mỗi tháng trang trại nhà anh Thắng dùng hết 6 - 7 tạ vôi, 100 lít thuốc để sát trùng chuồng trại định kỳ. Công tác tiêm phòng dịch bệnh, anh Thắng luôn đôn đốc thú y tuân thủ đầy đủ. Anh Thắng chủ động tự sản xuất giống và thức ăn nên giảm được rất nhiều chi phí trong chăn nuôi và nguồn giống đảm bảo được tiêm phòng.
Nếu xảy ra dịch bệnh ở xung quanh, anh Thắng lập tức đề nghị công nhân ở lại trong trại không ra ngoài, bản thân gia đình anh sẽ cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống và chế độ ưu đãi đặc biệt. Nhưng theo anh Thắng, bí quyết để suốt 14 năm qua trang trại lợn của anh không bị dịch bệnh là nhờ chủ động thuê hẳn một kỹ sư thú y riêng luôn túc trực tại trang trại với mức lương cao. Các trang trại thành công trong việc miễn dịch khác tại Hải Dương cũng đều có đội ngũ thú y riêng...
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/2/2/2/77297/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Lại chặt cà phê, lấy đất trồng tiêu

21-4-2011

Hồ tiêu bán được giá cao, nhiều chủ vườn tiêu trúng lớn nên theo đó, rất nhiều hộ nông dân ở Gia Lai phá bỏ vườn cà phê để lấy đất trồng tiêu. Điển hình là ở xã Bàu Cạn (huyện Chư Prông, Gia Lai) với hàng chục hộ đang ồ ạt chặt phá những vườn cà phê của mình.

Nhiều giải pháp để đạt mục tiêu tăng thêm 1 triệu tấn lúa trong năm 2011

21-4-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như chuyển đổi thời vụ, bố trí giống hợp lý, tăng diện tích lúa thu đông nhằm đạt mục tiêu tăng thêm 1 triệu tấn lúa trong năm 2011 như chỉ đạo của Chính phủ.

Đưa nghị định 41 vào cuộc sống: Thừa nguồn lực, thiếu “cú hích”

21-4-2011

Nghị định 41/2010 (NĐ 41) về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ra đời đã giúp một số ngân hàng yên tâm hơn khi đầu tư vào lĩnh vực vốn được đánh giá có mức độ rủi ro rất cao này. Tuy nhiên, để khai thông NĐ 41, tạo chuyển biến mạnh hơn cho tam nông vẫn còn nhiều việc phải làm.

Viettel hỗ trợ gần 40 tỷ đồng xóa nghèo tại 3 huyện vùng sâu

21-4-2011

Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về việc hỗ trợ 62 huyện nghèo, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tiếp tục hỗ trợ 3 huyện nghèo Đắkrông (Quảng Trị), Mường Lát và Bá Thước (Thanh Hóa). Theo đó, hình thức hỗ trợ chủ yếu là cây, con giống; xây dựng trạm xá, thiết lập mạng nội bộ phục vụ nghiệp vụ, hỗ trợ xây dựng nhà ở, lập quỹ khuyến học, … với số tiền 30-40 tỷ đồng.

Dịch bệnh thách thức ngành thú y?

21-4-2011

Nước ta đã có tới 6 năm kinh nghiệm để đối phó với dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm, thế nhưng đến nay, dịch bệnh vẫn bùng phát và lây lan mạnh, khiến ngành chăn nuôi bị ảnh hưởng đáng kể.

WB hỗ trợ vốn lập vùng chuyên canh cây ăn trái

20-4-2011

Nếu doanh nghiệp có kế hoạch phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái quy mô lớn thì sẽ được Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ không hoàn lại 20.000 đô la Mỹ; và đối với nông dân thì sẽ được tài trợ 40% trong tổng vốn vay của ngân hàng này, theo Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho biết.

Cần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn

20-4-2011

Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đã được ban hành gần 2 tháng. Cắt giảm đầu tư công không có nghĩa là cắt giảm đầu tư phát triển. Có thể thấy, hơn bao giờ hết, điều quan trọng hiện nay là Việt Nam làm thế nào để huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

Sản xuất lúa theo GAP - lợi ích của nhà nông

20-4-2011

Ngay từ vụ đông xuân 2007 - 2008, Sở NNPTNT An Giang đã bắt đầu xây dựng vùng nguyên liệu lúa thơm Jasmine và xây dựng quy trình sản xuất lúa theo hướng GAP.

Yêu cầu khẩn trương mua mía của dân

20-4-2011

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa tiếp tục có công văn yêu cầu Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi dừng ngay việc thu hồi tiền bán mía gây bức xúc cho người trồng mía.

Cần chọn giống và xuống giống đúng thời điểm cho vụ lúa hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long

20-4-2011

Theo TS Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ NN-PTNT) với 1.620.000 ha lúa hè thu, khu vực ĐBSCL ngoài diện tích đã xuống giống trong tháng 3 là 150.000 ha, trong tháng 4 phải xuống giống 950.000 ha tại các vùng ảnh hưởng lũ phía bắc quốc lộ 1A, vùng phù sa nước ngọt cặp sông Tiền, sông Hậu; trong tháng 5 xuống giống 300.000 ha tại các vùng ven biển Nam Bộ, Tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau; 220.000 ha còn lại phải sử dụng nước mưa cho tưới tiêu sẽ xuống giống trong 10 ngày đầu tháng 6.

Kết hợp nhiều loại phân bón cho đậu nành

20-4-2011

Là một loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng cao, giàu đạm, đậu nành chứa trung bình từ 35 - 45 % protein và 16 - 20% dầu. Rễ, thân, lá của loại cây này có khả năng cải tạo đất phù hợp cho việc luân canh, xen canh, gối vụ.

Dự báo xuất khẩu gạo có thể đạt hơn 7 triệu tấn

20-4-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vừa quyết định tăng chỉ số dự báo xuất khẩu cho một số mặt hàng nông sản chủ lực. Trong đó, đáng chú ý nhất là xuất khẩu gạo năm 2011 dự kiến sẽ đạt 7,1-7,4 triệu tấn.