TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Ngày đăng: 20 | 04 | 2011

Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đã được ban hành gần 2 tháng. Cắt giảm đầu tư công không có nghĩa là cắt giảm đầu tư phát triển. Có thể thấy, hơn bao giờ hết, điều quan trọng hiện nay là Việt Nam làm thế nào để huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

Đầu tư phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu tổng quát về kinh tế, xã hội và môi trường thông qua thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, cơ cấu lại nền kinh tế, cải thiện bình đẳng, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước là kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, góp phần điều tiết kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Lực lượng doanh nghiệp nhà nước sẽ là lực lượng chủ công, giúp kinh tế nhà nước làm tốt vai trò trong nền kinh tế thị trường. Thực tế thời gian qua cho thấy, kinh tế nhà nước đã góp phần quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Cắt giảm đầu tư công, cũng đồng nghĩa với việc cần tìm thêm nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một biện pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất hàng hoá xã hội chủ nghĩa phát triển. Thực tiễn cho thấy, nguồn đầu tư từ Nhà nước chưa thể làm chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất để ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Do đó, làm sao tạo được nguồn vốn đủ là việc làm cần thiết và cấp bách.
Một tồn đọng rất lớn đã được biết đến từ lâu, nhưng vẫn chưa được cải thiện về căn bản, đó là hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xã hội, đặc biệt là hiệu quả vốn đầu tư của khu vực nhà nước chưa cao. Hiện, vốn đầu tư nhà nước vẫn còn cao, chiếm gần một nửa tổng đầu tư toàn xã hội, đã có xu hướng giảm dần kể từ năm 2002, chẳng hạn, thời kỳ 2006-2008 vốn đầu tư nhà nước chiếm khoảng 41-46%, và đã giảm xuống còn 33%. Tuy vậy, những ưu tiên trong đầu tư nhà nước được dành cho kết cấu hạ tầng cứng và mềm như: vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, điện, khí đốt, giáo dục đào tạo,… nhưng đây là những ngành mà đầu tư nhà nước đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư từ các nguồn khác, do vậy, tỷ trọng đầu tư cao cần được coi là điều cần thiết.
Mặt khác, việc phân bổ các nguồn lực giữa các khu vực kinh tế chưa hợp lý trong những năm qua đang khiến nền kinh tế mất cân đối. Điều này được thể hiện rõ khi khu vực kinh tế nhà nước đóng góp 34% GDP, chiếm hơn 33% tổng vốn đầu tư xã hội nhưng chỉ sử dụng 9% số lượng lao động. Trong khi đó, khu vực ngoài nhà nước đóng góp 47% GDP, 32% tổng vốn đầu tư xã hội lại sử dụng tới 87% lao động xã hội.
Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng cũng đã thẳng thắn nhìn nhận: “đầu tư vẫn dàn trải. Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư còn thấp, còn thất thoát, lãng phí, nhất là nguồn vốn đầu tư của Nhà nước”. Có thể thấy, tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, sử dụng vốn kém hiệu quả, chậm tiến độ thi công hoặc nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư vào những ngành không thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính của các doanh nghiệp nhà nước đã làm cho hiệu quả đầu tư nhà nước chưa cao và vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Để tạo ra cùng một năng lực sản xuất, Nhà nước phải bỏ ra nhiều kinh phí hơn và nhập khẩu nhiều đầu vào cho đầu tư hơn. Đó là lãng phí lớn không đáng có. Hiệu quả thấp trong đầu tư công đã được xác định là một trong những lý do chủ yếu dẫn tới lạm phát cao trong những năm gần đây.
Rõ ràng là với vai trò quan trọng của vốn đầu tư và chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nhưng thực tế vốn và hiệu quả sử dụng vốn chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển. Vậy câu hỏi đặt ra là nguyên nhân do đâu? nhất là trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay.
Cũng đã có không ít các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước chuyển hướng sang các ngành nghề khác với ngành nghề kinh doanh chính, như bất động sản, đầu tư tài chính, thành lập các ngân hàng mới,… Đầu tư vào bất động sản dường như có lãi cao chừng nào “bong bóng” giá tài sản còn tiếp tục phồng nên, nhưng lợi nhuận thực tế sẽ không còn khi “bong bóng” vỡ. Các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước lớn đầu tư vào tài chính đang là nguy cơ đe doạ sự ổn định kinh tế. Trước thực trạng này, Văn kiện Đại hội XI cuả Đảng cũng đã chỉ ra rằng “một số tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ, gây bức xúc trong xã hội”. Thực tế cho thấy, hệ số ICOR ngày càng tăng (đang ở mức 8, một mức quá cao so với các quốc gia khác đang trong giai đoạn phát triển), đã thể hiện hiệu quả sử dụng vốn đang ngày càng giảm.
Việt Nam đã đạt được tiến bộ quan trọng trong việc thành lập các thị trường vốn vận hành tốt cũng như cơ sở hạ tầng để đảm bảo công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa thành công hoàn toàn. Tỷ lệ đầu tư đạt mức cao, nhưng tiết kiệm trong nước vẫn chưa được huy động một cách có hiệu quả. Nhiều quy định đầu tư chưa được thực hiện đúng ngành và hoạt động cần thiết… Trong bối cảnh như vậy, có một hệ thống huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là điều đặc biệt quan trọng.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, cần nâng cao chất lượng quy hoạch, có tầm dài hạn, có đầy đủ các căn cứ kinh tế, xã hội, môi trường. Đẩy mạnh quy hoạch theo hướng tăng cường sự gắn kết quy hoạch giữa các ngành, các vùng. Việc phân cấp quản lý đầu tư cần gắn chặt với: năng lực của cơ quan được phân cấp đầu tư phải đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ được giao; quyền được phân cấp phải gắn liền với tinh thần chịu trách nhiệm về quy định đã ra; phải có các chế tài kiểm tra, giám sát thường xuyên.  Nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, các cơ chế chính sách đã được ban hành về công tác quản lý đầu tư và xây dựng. Nâng cao năng lực của Kiểm toán nhà nước; phòng ngừa các doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động nằm ngoài lĩnh vực sản xuất - kinh doanh chính. Đặc biệt, trong dài hạn, cần thực hiện phân phối hài hoà lợi ích giữa các chủ thể đầu tư với nhà nước, tăng cường nâng cao hiệu quả công tác chống tham nhũng...
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn: http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066&cn_id=455700

NỘI DUNG KHÁC

Sản xuất lúa theo GAP - lợi ích của nhà nông

20-4-2011

Ngay từ vụ đông xuân 2007 - 2008, Sở NNPTNT An Giang đã bắt đầu xây dựng vùng nguyên liệu lúa thơm Jasmine và xây dựng quy trình sản xuất lúa theo hướng GAP.

Yêu cầu khẩn trương mua mía của dân

20-4-2011

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa tiếp tục có công văn yêu cầu Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi dừng ngay việc thu hồi tiền bán mía gây bức xúc cho người trồng mía.

Cần chọn giống và xuống giống đúng thời điểm cho vụ lúa hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long

20-4-2011

Theo TS Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ NN-PTNT) với 1.620.000 ha lúa hè thu, khu vực ĐBSCL ngoài diện tích đã xuống giống trong tháng 3 là 150.000 ha, trong tháng 4 phải xuống giống 950.000 ha tại các vùng ảnh hưởng lũ phía bắc quốc lộ 1A, vùng phù sa nước ngọt cặp sông Tiền, sông Hậu; trong tháng 5 xuống giống 300.000 ha tại các vùng ven biển Nam Bộ, Tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau; 220.000 ha còn lại phải sử dụng nước mưa cho tưới tiêu sẽ xuống giống trong 10 ngày đầu tháng 6.

Kết hợp nhiều loại phân bón cho đậu nành

20-4-2011

Là một loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng cao, giàu đạm, đậu nành chứa trung bình từ 35 - 45 % protein và 16 - 20% dầu. Rễ, thân, lá của loại cây này có khả năng cải tạo đất phù hợp cho việc luân canh, xen canh, gối vụ.

Dự báo xuất khẩu gạo có thể đạt hơn 7 triệu tấn

20-4-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vừa quyết định tăng chỉ số dự báo xuất khẩu cho một số mặt hàng nông sản chủ lực. Trong đó, đáng chú ý nhất là xuất khẩu gạo năm 2011 dự kiến sẽ đạt 7,1-7,4 triệu tấn.

Đồng bằng sông Cửu Long phải nhập khẩu tôm giống

20-4-2011

Việc nhập khẩu tôm giống bố mẹ được cho là biện pháp hiệu quả nhất ngay trong lúc này, khi người nuôi tôm đang thả tôm giống đồng loạt.

Mưa trái mùa, diêm dân thiệt hại

20-4-2011

4.300 tấn muối đang chờ thu hoạch bị tan chảy, các ruộng muối đang phơi cũng phải làm lại từ đầu do những cơn mưa trái mùa những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4.

Giá thịt heo tăng nóng

20-4-2011

Thông tin từ các trại chăn nuôi ở khu vực miền Đông (Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương…) cho biết giá heo hơi bán tại trại mấy ngày nay tăng nhanh, hiện đã tăng thêm 4.000 đồng/kg so với tuần trước (lên 60.000 đồng - 61.000 đồng/kg; thậm chí có nơi “hét” giá đến 62.000 đồng/kg).

Sản lượng cao su của Ấn Độ thấp hơn dự kiến

20-4-2011

Sản lượng cao su tự nhiên của Ấn Độ dù tăng 3,7% lên gần 862 nghìn tấn trong tài khóa 2010/11 nhưng vẫn thấp hơn so với kế hoạch 902 nghìn tấn đặt ra ban đầu.

Thái Lan sẽ xuất khẩu kỷ lục 6,2 triệu tấn đường

20-4-2011

Xuất khẩu tăng nhưng sẽ không khiến giá đường thế giới giảm vì Thái Lan đóng vai trò bù đắp phần thiếu hụt cho các nước xuất khẩu khác, chẳng hạn như Braxin và Australia.

Thái Lan lại làm thế giới chú ý khi can thiệp vào thị truờng phân bón

19-4-2011

Sau gạo, cao su và giờ đây là phân bón, Thái Lan đang khiến thế giới phải chú ý vì sự can thiệp kịp thời vào thị trường nhằm tránh những tổn thất cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Quản lý chăn nuôi - thú y, kinh nghiệm từ Thái Lan

19-4-2011

Đoàn công tác Bộ NN-PTNT do Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương làm Trưởng đoàn, vừa có chuyến đi thực tế nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm về quản lý chất lượng vật tư chăn nuôi và ATVSTP tại Thái Lan. NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dương về mô hình chăn nuôi-thú y của nước này.