TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đưa nghị định 41 vào cuộc sống: Thừa nguồn lực, thiếu “cú hích”

Ngày đăng: 21 | 04 | 2011

Nghị định 41/2010 (NĐ 41) về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ra đời đã giúp một số ngân hàng yên tâm hơn khi đầu tư vào lĩnh vực vốn được đánh giá có mức độ rủi ro rất cao này. Tuy nhiên, để khai thông NĐ 41, tạo chuyển biến mạnh hơn cho tam nông vẫn còn nhiều việc phải làm.

Vào cuộc quyết liệt và đồng hành cùng nhà nông theo NĐ 41 là cả hệ thống Ngân hàng NNPTNT (Agribank), với việc đầu tư, cho vay trên nhiều lĩnh vực sản xuất, trang bị kỹ thuật, máy móc.
Theo Nghị định 41, nông dân có thể vay tới 50 triệu đồng để đầu tư sản xuất mà không cần thế chấp tài sản.
 
Nông dân hớn hở
Sau khoảng 1 năm thực hiện NĐ 41, Agribank đã đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng cho khu vực nông nghiệp và hơn 26.000 tỷ đồng khác được đầu tư cho nông hộ vay sản xuất, cũng như dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực phát triển tam nông.
Trong đó, cho vay 5.000 tỷ đồng để sản xuất vụ đông xuân 2009-2010; 305 tỷ đồng thu mua cá tra, cá basa; khoảng 3.000 tỷ đồng giúp doanh nghiệp thu mua lương thực trong dân; gần 3.300 tỷ đồng dành cho sản phẩm cà phê xuất khẩu và cho vay thu mua tạm trữ cà phê; khoảng 1.600 tỷ đồng khác cho vay tạm trữ lúa gạo và mua máy móc nông cụ…
Ngày 16.7.2010, Agribank đã ban hành quy định thực hiện NĐ 41… Phối hợp hành động cùng Agribank còn có các tổ chức đoàn thể, như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên… nhằm tuyên truyền sâu rộng NĐ 41 đến từng cấp.
Như ở Hậu Giang, từ khi có NĐ 41, Ngân hàng NNPTNT tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành, triển khai xuống tận hộ dân để giúp nông dân được vay với lãi suất ưu đãi theo quy định. Ông Trần Văn Trổ - Giám đốc Agribank Chi nhánh Hậu Giang cho biết: “Năm 2010, dư nợ hộ sản xuất, cá nhân trên địa bàn tỉnh khoảng 1.994 tỷ đồng. Thực hiện NĐ 41, chi nhánh được phân bổ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước được 330 tỷ đồng nên đã tăng mức đầu tư đáp ứng kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp”.
Nhờ cơ hội tiếp cận vốn vay từ NĐ 41, anh Danh Trang - ấp Bà Gồng, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), có vốn đầu tư thâm canh 20 công đất trồng lúa. Vụ đông xuân vừa qua, anh trúng đậm hơn 7 tấn/ha, sau khi đã trả dứt điểm nợ vay ngân hàng, anh còn lãi trên 30 triệu đồng.
Ông Lê Văn Dơi - ấp 2A, xã Vị Tân, TP.Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) có 2,2ha mía. Trước đây ông phải mua chịu phân bón ở các đại lý tới cuối vụ mới trả với lãi suất rất cao. Nhưng năm 2010, nhờ có NĐ 41, ông vay được 30 triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Đến tháng 3 vừa rồi, ông thu hoạch mía và bán lời nhiều nên trả hết nợ ngân hàng và còn dư một số vốn để đầu tư vụ mía tiếp theo”.
Tạo sự chuyển biến
Với đa số nông dân nghèo, lâu nay dù có thiếu vốn sản xuất, họ cũng đành chịu vì biết lấy đâu tài sản thế chấp. Khi có NĐ 41, với quy định nông dân có thể vay tối đa 50 triệu đồng mà không cần phải có tài sản thế chấp, thực sự là một hướng mở.
Gần 1 năm qua, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) được đánh giá là một trong những địa phương tăng tốc về phát triển kinh tế nông nghiệp mang tính hàng hóa với những mô hình sản xuất độc đáo như lúa - tôm; đặc sản gạo Một Bụi Đỏ.
Cũng chính từ nguồn vốn vay “41” là động lực cho sự tăng tốc trên, khi 8.000/20.000ha lúa “chuyển mình”, tăng năng suất gần 1 tấn/ha... Còn ở huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng), trong khuôn khổ cho vay “41”, đến cuối tháng 4 này đã có 1.350 hộ, vay 130 tỷ đồng thì có đến hơn 70% là nuôi tôm.
Ông Từ Thế Ngọc - Trưởng phòng Tín dụng, Ngân hàng NNPTNT huyện Vĩnh Châu, nhận xét: Vay theo “41” giúp rất nhiều cho nông dân vực dậy sản xuất. “Hơn 3.000 hộ nuôi tôm thì có trên 60% số hộ đủ điều kiện trả nợ ngay” - ông Ngọc nói.
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Viettel hỗ trợ gần 40 tỷ đồng xóa nghèo tại 3 huyện vùng sâu

21-4-2011

Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về việc hỗ trợ 62 huyện nghèo, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tiếp tục hỗ trợ 3 huyện nghèo Đắkrông (Quảng Trị), Mường Lát và Bá Thước (Thanh Hóa). Theo đó, hình thức hỗ trợ chủ yếu là cây, con giống; xây dựng trạm xá, thiết lập mạng nội bộ phục vụ nghiệp vụ, hỗ trợ xây dựng nhà ở, lập quỹ khuyến học, … với số tiền 30-40 tỷ đồng.

Dịch bệnh thách thức ngành thú y?

21-4-2011

Nước ta đã có tới 6 năm kinh nghiệm để đối phó với dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm, thế nhưng đến nay, dịch bệnh vẫn bùng phát và lây lan mạnh, khiến ngành chăn nuôi bị ảnh hưởng đáng kể.

WB hỗ trợ vốn lập vùng chuyên canh cây ăn trái

20-4-2011

Nếu doanh nghiệp có kế hoạch phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái quy mô lớn thì sẽ được Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ không hoàn lại 20.000 đô la Mỹ; và đối với nông dân thì sẽ được tài trợ 40% trong tổng vốn vay của ngân hàng này, theo Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho biết.

Cần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn

20-4-2011

Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đã được ban hành gần 2 tháng. Cắt giảm đầu tư công không có nghĩa là cắt giảm đầu tư phát triển. Có thể thấy, hơn bao giờ hết, điều quan trọng hiện nay là Việt Nam làm thế nào để huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

Sản xuất lúa theo GAP - lợi ích của nhà nông

20-4-2011

Ngay từ vụ đông xuân 2007 - 2008, Sở NNPTNT An Giang đã bắt đầu xây dựng vùng nguyên liệu lúa thơm Jasmine và xây dựng quy trình sản xuất lúa theo hướng GAP.

Yêu cầu khẩn trương mua mía của dân

20-4-2011

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa tiếp tục có công văn yêu cầu Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi dừng ngay việc thu hồi tiền bán mía gây bức xúc cho người trồng mía.

Cần chọn giống và xuống giống đúng thời điểm cho vụ lúa hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long

20-4-2011

Theo TS Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ NN-PTNT) với 1.620.000 ha lúa hè thu, khu vực ĐBSCL ngoài diện tích đã xuống giống trong tháng 3 là 150.000 ha, trong tháng 4 phải xuống giống 950.000 ha tại các vùng ảnh hưởng lũ phía bắc quốc lộ 1A, vùng phù sa nước ngọt cặp sông Tiền, sông Hậu; trong tháng 5 xuống giống 300.000 ha tại các vùng ven biển Nam Bộ, Tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau; 220.000 ha còn lại phải sử dụng nước mưa cho tưới tiêu sẽ xuống giống trong 10 ngày đầu tháng 6.

Kết hợp nhiều loại phân bón cho đậu nành

20-4-2011

Là một loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng cao, giàu đạm, đậu nành chứa trung bình từ 35 - 45 % protein và 16 - 20% dầu. Rễ, thân, lá của loại cây này có khả năng cải tạo đất phù hợp cho việc luân canh, xen canh, gối vụ.

Dự báo xuất khẩu gạo có thể đạt hơn 7 triệu tấn

20-4-2011

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vừa quyết định tăng chỉ số dự báo xuất khẩu cho một số mặt hàng nông sản chủ lực. Trong đó, đáng chú ý nhất là xuất khẩu gạo năm 2011 dự kiến sẽ đạt 7,1-7,4 triệu tấn.

Đồng bằng sông Cửu Long phải nhập khẩu tôm giống

20-4-2011

Việc nhập khẩu tôm giống bố mẹ được cho là biện pháp hiệu quả nhất ngay trong lúc này, khi người nuôi tôm đang thả tôm giống đồng loạt.

Mưa trái mùa, diêm dân thiệt hại

20-4-2011

4.300 tấn muối đang chờ thu hoạch bị tan chảy, các ruộng muối đang phơi cũng phải làm lại từ đầu do những cơn mưa trái mùa những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4.

Giá thịt heo tăng nóng

20-4-2011

Thông tin từ các trại chăn nuôi ở khu vực miền Đông (Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương…) cho biết giá heo hơi bán tại trại mấy ngày nay tăng nhanh, hiện đã tăng thêm 4.000 đồng/kg so với tuần trước (lên 60.000 đồng - 61.000 đồng/kg; thậm chí có nơi “hét” giá đến 62.000 đồng/kg).