THỊ TRƯỜNG

Rầu lòng người trồng mía

Ngày đăng: 13 | 04 | 2011

Giá đường mía trong nước đang giảm. Nhưng giảm không lo bằng… ế. Vì giá có giảm hơn trước nhưng tốc độ tiêu thụ lại rất chậm. Nhiều nhà máy đường phải “ôm” lượng đường tồn kho lớn đã kêu trời.

Trong khi đó, kỳ lạ thay, Bộ Công Thương lại cho phép nhập khẩu 250.000 tấn đường với lý do “bảo hộ giá đường trong nước”. Đúng là lâu nay, giá đường luôn là một “canh bạc” mà chắc chắn phía những người trồng mía là nông dân không bao giờ thắng. Khi đường tăng giá nông dân không được hưởng lợi, còn khi đường rớt giá thì thiệt hại cuối cùng lại thuộc về… nông dân.
 
Quảng Ngãi là địa phương sản xuất mía đường truyền thống, nhưng giờ đây nông dân đang phá mía để trồng mì (sắn), trồng dưa hấu, trồng bất cứ thứ gì trừ trồng… mía. Vì nghề trồng mía bao năm nay vẫn thu nhập quá thấp, đã thế lại hàm chứa nhiều rủi ro.
 
Đó là tình trạng rất đáng báo động, không chỉ cho Bộ NNPTNT, mà cho nhiều bộ ngành liên đới. Vì một khi diện tích trồng mía giảm quá mức, dẫn tới sản lượng mía sụt giảm ngoài tầm kiểm soát, thì những bất ổn trong ngành đường mía sẽ xảy ra.
 
Các nhà máy đường đang tồn kho lượng đường lớn (chưa hẳn trong thời gian dài), nhưng mọi sự chưa phải là nguy cơ, nếu Bộ Công Thương dừng ngay việc nhập khẩu đường. Về lâu về dài, chính câu “nói không” với cây mía của nông dân ở những vùng trồng mía mới là điều lo ngại nhất.
 
Theo dõi mức sống của những hộ trồng mía truyền thống ở Quảng Ngãi từ nhiều năm nay, chúng tôi nhận thấy sự “đổi đời” của họ rất chậm, thậm chí là không có mấy thay đổi. Họ vẫn nghèo, trong khi nhà máy đường thì không nghèo, còn lực lượng trung gian buôn bán đường thì giàu rất nhanh. Một khi người sản xuất nguyên liệu không thể khá lên nhờ nguyên liệu mình sản xuất, thì chuyện họ không mặn mà với nó chẳng có gì ngạc nhiên.
 
Trong khi đó, so với giá đường Thái Lan và một số nước khác, thì giá đường bán buôn của Việt Nam vẫn cao hơn khoảng 1.000 đồng/kg. Chênh lệch như thế là lớn. Chênh lệch ấy nằm ở quy trình sản xuất từ cây mía tới đường thành phẩm ở Việt Nam còn lạc hậu so với nhiều nước khác.
 
Nên nghĩ tới điều ấy, thay vì lúc giá đường tăng, kể cả tăng bất thường thì vui mừng hớn hở, còn khi giá đường hạ, dù là hạ trong thời điểm, thì kêu toáng lên! Với người trồng mía, dù giá đường tăng hay hạ, mà thu nhập của họ “vũ như cẩn” thì họ chả còn biết kêu ai, kêu vào đâu nữa.
 
AGROINFO - Theo Báo Nông thôn ngày nay
 
 

NỘI DUNG KHÁC

Thời cây sắn tung hoành

13-4-2011

Khoảng nửa tháng trở lại đây các hộ trồng sắn ở khu vực Tân Châu, Tân Biên (Tây Ninh) mỗi ngày có thêm hàng triệu đồng nhờ băm gốc sắn bán cho thương lái. Bên cạnh đó, việc kết hợp nuôi tằm bằng lá sắn đang khiến nhiều gia đình có thu nhập vài trăm triệu sau mỗi mùa vụ.

Mưa trái mùa, chưa mừng đã lo!

13-4-2011

Năm nay diễn biến thời tiết thất thường, ngay khi cao điểm của mùa khô vẫn có những cơn mưa lớn giúp cho nhiều vùng sản xuất bớt “khát”. Tuy nhiên, chưa kịp mừng thì nhiều nhà vườn đã rầu rĩ vì mưa trái mùa.

Giá lúa sắp vượt "đỉnh" 2008

13-4-2011

Mấy ngày qua, giá lúa gạo ở ĐBSCL lại tăng rất mạnh và đã lên xấp xỉ mức giá cao nhất trong lịch sử vào năm 2008 và dự báo hoàn toàn có thể vượt qua mốc này.

Thị trường cà phê thế giới tháng 3 và dự báo tháng 4/2011

9-4-2011

Giá cà phê arabica cao nhất 34 năm; Giá cà phê trong nước lập kỷ lục 49 triệu đồng/tấn; Giá cà phê robusta cao nhất 2 năm; Nguồn cung tiếp tục khan hiếm; Triển vọng lạc quan trong tháng 4.

Giá tôm sú giống tăng chóng mặt

8-4-2011

Hiện nay đang là thời điểm thả nuôi tôm chính ở ĐBSCL, nhu cầu con giống rất lớn đã đẩy giá tôm sú giống lên cao chưa từng thấy.

Giá phân bón liên tục tăng

8-4-2011

Theo Bộ Công Thương, trong quý I/2011 bên cạnh việc sản lượng các loại phân bón tăng thì giá cả loại mặt hàng này cũng tăng đáng kể.

Hành động vì chất lượng VSATTP: Các cấp phải vào cuộc

8-4-2011

Ngày mai 9/4, tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Bộ Y tế sẽ phát động “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011” từ ngày 15/4-15/5. NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP (Bộ Y tế) về kế hoạch và những mặt hàng thực phẩm “nóng” mà cơ quan quản lý sẽ tập trung kiểm soát trong tháng phát động.

Báo động đỏ về chất lượng nông sản

7-4-2011

Tại cuộc họp sơ kết công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và chuẩn bị thực hiện Luật An toàn thực phẩm do Bộ NNPTNT tổ chức sáng 5.4, vấn đề quản lý chất lượng nông sản vẫn còn quá nhiều việc phải làm khi có tới 30-60% số cơ sở kinh doanh chưa đạt yêu cầu.

Xuất khẩu hoa, chặng đường gian nan

7-4-2011

Trong chiến lược phát triển của ngành Nông nghiệp và PTNT những năm tới, việc mở rộng diện tích trồng hoa và tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ hoa là một trong những mục tiêu được ưu tiên. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Việt Nam được coi là quốc gia có diện tích trồng hoa khá lớn, tương đương với Tây Ban Nha, quốc gia đứng thứ 5 châu Âu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu thì vẫn còn khiêm tốn.

Cây cao su Quảng Bình: Vừa chết rét, vừa chết úng

7-4-2011

Vùng đất Chà Nòi (xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch - Quảng Bình) từng được ví như "kho tiền" của người dân xã Xuân Trạch giờ trở thành gánh nặng nợ nần. Gần 200 ha diện tích cao su được triển khai trồng từ năm 2007 đã biến thành củi khô mà nguyên nhân do bị ngập úng.

Nông dân mừng, DN lo

7-4-2011

Sắn hiện vẫn là mặt hàng thuộc diện khuyến khích XK, không phải chịu thuế XK, phí kiểm dịch thực vật cũng rất thấp, trong khi giá thị trường trong nước không thể cạnh tranh được với giá XK... Điều này đã tạo điều kiện cho sắn – nguyên liệu then chốt của hàng loạt lĩnh vực SX đang tuôn chảy ra nước ngoài.

Gạo thơm Việt "lấn" gạo thơm Thái

6-4-2011

Trên bình diện chung của thị trường gạo thế giới, gạo thơm Thái Lan vẫn đứng ở vị trí số 1. Thế nhưng ở một số thị trường truyền thống của gạo thơm Thái Lan, gạo thơm Việt đang dần chiếm chỗ.