TIN TỨC-SỰ KIỆN

Sao lắm nghịch lý?

Ngày đăng: 16 | 08 | 2010

AGROINFO - Tại hội thảo Kinh tế thế giới hồi phục và sự thích nghi của doanh nghiệp Việt Nam: Kinh nghiệm quản trị và phát triển doanh nghiệp (Hà Nội, ngày 11 tháng 8), Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, PGS.TS Trần Đình Thiên chia sẻ: “Sau 3 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam đang đứng trước hàng loạt nghịch lý phát triển rất khó giải thích”.

Ông Thiên nói rõ: Trong khoảng 25 năm qua, chúng ta tăng trưởng liên tục với tốc độ bình quân 7%/năm nhưng chưa được coi là tăng trưởng bền vững. Chính chúng ta cũng thấy điều đó. Thứ hai là, mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao nhưng sức cạnh tranh của nền kinh tế lại giảm. Thứ ba là, trong 3 năm hội nhập, vốn đầu tư vào nhiều, thị trường vốn mở rộng nhưng tăng trưởng lại giảm, lạm phát tăng. Thứ tư là, thâm hụt thương mại, nhập siêu triền miên... Đó là những nhận xét đối với kinh tế vĩ mô.

Trong phạm vi hẹp hơn, ngành nông nghiệp, cũng xuất hiện nhiều nghịch lý.

Thứ nhất, là nước có bờ biển dài trên 3.000km, nhưng từ rất nhiều năm nay, năm nào cũng phải nhập khẩu muối (ngành chức năng lý giải: chỉ cho nhập muối công nghiệp). Thứ hai, là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới nhưng gạo nước ngoài vẫn được nhiều người Việt ưa chuộng (người mua lý giải: gạo của họ ngon hơn). Thứ ba, là nước nông nghiệp, thực hiện đường lối công nghiệp hoá đã nhiều năm nhưng số ngoại tệ để nhập khẩu vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư thú y, thú y thuỷ sản, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi,...) là khá lớn.

Và mới đây nhất, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết, để phục vụ chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu, ngựa (ước gần 11 triệu con), năm 2009 nước ta nhập 9.120kg hạt giống cỏ và 2,8 triệu tấn cỏ các loại; dự kiến năm 2010 nhập 1.860kg hạt giống cỏ và 6.200 tấn cỏ khô các loại, ước khoảng 2 triệu đôla Mỹ.

Lý giải về việc này, Cục Chăn nuôi cho rằng là do chúng ta thiếu quy hoạch đất trồng cỏ, nông dân chưa có thói quen trồng cỏ để nuôi gia súc, chăn nuôi dựa vào bãi tự nhiên là chính.

Còn nhớ, đã từ rất lâu, chúng ta định hướng đưa chăn nuôi lên thành ngành chính trong nông nghiệp, và thực tế là tỷ trọng chăn nuôi đã ngày càng lớn. Nhưng nếu để phát triển chăn nuôi gia súc trên nền nhập khẩu toàn diện (giống, nguyên liệu thức ăn, thuốc thú y và nay là cỏ) thì quả là một nghịch lý đối với một nước nông nghiệp như nước ta. Và thật không thể hiểu khi các viện khoa học của ta đều “xin hàng” việc nghiên cứu thuần dưỡng và chọn tạo các giống cây cỏ họ Đậu mà Vụ Khoa học công nghệ (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đặt hàng. Đây cũng là một nghịch lý!

Phạm Khánh (Theo Báo KTNT)

NỘI DUNG KHÁC

Không nên thu hồi thêm đất lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng vào mục đích khác

16-8-2010

AGROINFO - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2000 đến nay, đất trồng lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm 210.000 ha, chiếm 58% số đất lúa cả nước bị giảm trong cùng thời điểm. Trung bình mỗi năm, diện tích đất lúa tại ĐBSCL bị thu hẹp 21.000 ha.

Dịch lợn tai xanh tiếp tục bùng phát ở phía Nam

16-8-2010

AGROINFO - Theo tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), dịch lợn tai xanh vẫn tiếp tục bùng phát ở các tỉnh phía Nam. Trong ngày 14-8, tại tỉnh Bình Phước đã phát sinh thêm 20 hộ chăn nuôi ở 7 xã thuộc các huyện Hớn Quản, Bù Đăng và Bình Long có lợn mắc dịch.

Hỏa mù xuất khẩu lúa gạo

16-8-2010

AGROINFO - Giá lúa gạo ở ĐBSCL đã lên mức nông dân có thể phấn khởi. Nói có thể, bởi ở một số vùng sâu vùng xa, nông dân vẫn phải bán giá thấp và lỗ. Số nông dân có khả năng và điều kiện vẫn giữ lúa với hy vọng bán được giá cao hơn. Rõ ràng, lúa hàng hóa trong dân còn nhiều.

ĐBSCL mong lũ

16-8-2010

AGROINFO - Những ngày này nông dân vùng rốn lũ Đồng Tháp, An Giang...hết đứng lại ngồi vì lũ chưa về. Chẳng những lũ về muộn mà so với năm ngoái mực nước đầu nguồn còn thấp hơn tới 1mét. Điều này dự báo một mùa lũ bất thường.

Việt Nam tham gia Dự án toàn cầu “Dịch vụ hệ sinh thái”

13-8-2010

AGROINFO - Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản đồng ý việc Việt Nam tham gia thực hiện Dự án toàn cầu “Dịch vụ hệ sinh thái” do Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP).

Gia hạn Dự án "Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam"

13-8-2010

AGROINFO - Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý gia hạn Hiệp định viện trợ trong khuôn khổ Dự án "Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam", vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB), đến hết ngày 31/12/2010.

Tín dụng khu vực nông nghiệp - nông thôn: Nhu cầu lớn, ngại rủi ro

13-8-2010

AGROINFO - Khuyến khích hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho vay ở khu vực nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Chính phủ. Tuy nhiên, qua tìm hiểu cho thấy, lĩnh vực được đánh giá là đang "khát vốn" này lại là "vùng đất lạnh" của nhiều ngân hàng nhỏ bởi nhiều lý do: ít lợi nhuận, chi phícao, rủi ro lớn...

Hải Đường - Khởi sắc từ mô hình nông thôn mới

13-8-2010

AGROINFO – Sau một năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Hải Đường đã trở nên khang trang, sạch đẹp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng tăng lên.

"Chuẩn" nào cho mô hình nông thôn mới?

13-8-2010

AGROINFO - Báo Đời sống và pháp luật có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Trọng Bình - Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn - Viện Chính sách và chiến lược phát triển - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vấn đề này.

Nông thôn mới: Khó thành nếu làm kiểu tư duy dự án

13-8-2010

AGROINFO - “Không thể xây dựng nông thôn mới bằng kiểu tư duy dự án hay cầm tay chỉ việc, mà phải để nông dân đi bằng chính đôi chân của mình”- Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách & Phát triển Nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) trả lời phỏng vấn Báo Tiền Phong.

Luận bàn để đưa chính sách dạy tiếng dân tộc vào cuộc sống

13-8-2010

AGROINFO - Nguyện vọng của người dân tộc thiểu số là được sử dụng chính tiếng nói, chữ viết của mình để sưu tập, nghiên cứu các giá trị văn hóa – nghệ thuật, phong tục tập quán… để con cháu của họ được nghiên cứu, tìm hiểu, học tập.

Dịch tai xanh lan rộng tại 21 tỉnh, thành

13-8-2010

AGROINFO - Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), dịch tai xanh tại các tỉnh phía Nam đang diễn biến hết sức phức tạp, chỉ trong 2 ngày (11 và 12/8), Cục đã ghi nhận thêm 4 tỉnh mới xuất hiện dịch là Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Đồng Tháp. Tính tới nay, dịch tai xanh đang lây lan rộng ở 21 tỉnh, thành trong cả nước.