TIN TỨC-SỰ KIỆN

"Chuẩn" nào cho mô hình nông thôn mới?

Ngày đăng: 13 | 08 | 2010

AGROINFO - Báo Đời sống và pháp luật có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Trọng Bình - Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn - Viện Chính sách và chiến lược phát triển - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vấn đề này.

Tiến sĩ Vũ Trọng Bình

ĐS&PL: Theo Tiến sỹ, vấn đề đặt ra sau 2 năm thực hiện triển khai thí điểm mô hình xây dựng nông thôn mới là kinh phí hay mô hình?

TS. Nguyễn Trọng Bình: ít tiền vẫn thực hiện được nông thôn mới. Khó nhất là làm thế nào hình dung được phương pháp thực hiện vì ngay cả khái niệm nông thôn mới cũng không đơn giản, không có sẵn. Lý luận về nông thôn cũng bắt nguồn từ thực tiễn tổng kết nên đòi hỏi vừa làm thực địa, vừa phải khái niệm lên. Hơn nữa, cần hỗ trợ người dân ra sao để họ thực sự làm chủ, tự làm, kể cả khi không có sự trợ giúp. Xây dựng nông thôn mới là để cho người dân nông thôn ở, vì thế mọi công việc triển khai, thực hiện như thế nào đều phải xoay quanh đối tượng này, lấy đối tượng này làm trọng tâm của vấn đề thì mới tìm ra được mô hình chuẩn. Bên cạnh đó cũng phải tham khảo các mô hình nông thôn của nước ngoài có điều kiện giống như chúng ta.

ĐS&PL: Là đơn vị tư vấn trực tiếp việc xây dựng mô hình nông thôn mới, là người trực tiếp thực hiện công việc này, ông cho biết cụ thể hơn những cái chưa thuận khi triển khai thực hiện?

TS. Nguyễn Trọng Bình: Về mặt phương pháp thì ngay với cả thế giới cũng luôn là vấn đề phức tạp liên quan đến vùng, miền, dân tộc. Phương pháp và cách thực hiện xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng không thể áp dụng ở miền núi, vùng biển hay ở dân tộc Kinh thì không thể áp dụng ở các dân tộc thiểu số và giữa các dân tộc thiểu số cũng phải khác nhau. Tức là để có một mô hình chung, chuẩn là rất khó và không đơn giản. Vì thế, ngay từ đầu chúng tôi cũng lúng túng trong việc xác minh phương pháp, quan điểm về nông thôn mới. Với tư cách là một đơn vị tư vấn, chúng tôi xác định nông thôn mới xây dựng trên tiến trình lịch sử, hàng nghìn năm, chứ không chỉ giai đoạn này. Do đó, xây dựng nông thôn dựa trên cái nền lịch sử của từng thôn, bản mà họ trải qua. Đặc biệt, chúng tôi lấy người dân nông thôn làm gốc, chúng tôi chỉ là hỗ trợ cộng đồng tiếp nối cho giai đoạn mới, giúp nông dân hình dung mong muốn của họ trong tương lai như thế nào?

ĐS&PL: Tức là giúp người nông dân biến ý tưởng thành hiện thực?

TS. Nguyễn Trọng Bình: Nói như vậy có vẻ hơi cao, song công việc của chúng tôi làm đúng như thế. Tức là cố gắng hết sức để chuyển tâm tư, suy nghĩ, ý tưởng của người nông dân thành một mô hình xã hội thu nhỏ cho họ sống, sinh hoạt phù hợp với sự ổn định và phát triển hiện nay. Cụ thể, đồng bằng sông Hồng, lâu nay cứ nói có cây đa, bến nước... nhưng nhiều nơi đã chặt hết cây rồi, hay đình làng cũng cần khôi phục nét đặc trưng để tạo dấu ấn riêng của làng, của thôn, của vùng... Nông thôn đấy nhưng cũng cần có một cuộc sống văn minh hiện đại, như hạ tầng, khuôn viên trong gia đình cũng khác trước. Hình dáng có thể là nhà thôn quê nhưng tiện nghi khác. Ngoài ý tưởng của người dân, được sự giúp đỡ của cơ quan chuyên môn thì sự phối hợp giữa chính quyền, đoàn thể địa phương cũng rất quan trọng.

ĐS&PL: Là đơn vị tư vấn, theo ông làm thế nào để đạt được sự đồng thuận giữa người dân, chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn trong vấn đề triển khai mô hình nông thôn mới?

TS. Nguyễn Trọng Bình: Tạo được sự đồng thuận không hề đơn giản. Trước hết, từ chính quyền, các nhà tư vấn và cộng đồng phải hiểu mình làm cái gì, thống nhất trên một quan điểm rằng lợi ích của các bên đều được thực hiện. Sự đồng thuận gần như là một điểm chung của tất cả các bên, đòi hỏi chúng ta phải có một chính sách, khuôn khổ hỗ trợ cho sự đồng thuận ấy. Hiện các nhà tư vấn mới đang thử.

ĐS&PL: Xây dựng nông thôn mới ở các vùng, miền văn hóa khác nhau bởi bản sắc văn hóa. Bởi thế, không nên áp đặt một mô hình chuẩn chung. Vậy bản sắc văn hóa riêng và truyền thống cũng như bảo vệ môi trường sẽ được xem xét như thế nào khi triển khai?

TS. Nguyễn Trọng Bình: Chúng ta xác định rằng xây dựng nông thôn mới vẫn đảm bảo cuộc sống người dân, giữ được truyền thống, bảo vệ môi trường thì bất cứ người dân vùng nào cũng mong muốn như thế, chỉ có điều là xác định ở từng vùng, miền nội lực người dân có hạn, vùng khó khăn thì Nhà nước đầu tư hỗ trợ nhiều hơn. Sự làm chủ của người dân không phải là tiền mà là trao quyền quyết định cho họ. Không phải nơi nào ít tiền thì không làm được nông thôn mới. Chúng ta không mong muốn xây dựng được tất cả các thôn, bản toàn quốc đều là nông thôn mới, nhưng trong quá trình triển khai, tất cả các cộng đồng thôn, bản đều có thể hình dung được việc họ phải làm để xây dựng nông thôn mới là gì. Nhà nước cũng hình dung được việc trợ giúp nông dân là gì để hình thành lộ trình tạo sự năng động cho địa phương. Xây dựng nông thôn mới là quá trình không có điểm dừng. Ngay cả châu âu cũng xây dựng nông thôn mới và khái niệm, tiêu chí nông thôn mới của họ cũng thay đổi tuỳ theo mức sống, nhu cầu và quan niệm của người dân.

ĐS&PL: Tức là chúng ta không nên đưa ra mô hình "đóng đinh"?

TS. Nguyễn Trọng Bình: Đúng là như vậy, có thay đổi mới có sự phát triển. Vấn đề là chúng ta kết hợp sự thay đổi với truyền thống thế nào để tạo sự hài hòa có dáng dấp của quá khứ nhưng hiện tại là thực và tương lai vấn luôn ở phía trước.

ĐS&PL: Trân trọng cảm ơn Tiến sỹ!

Phạm Khánh (Theo Báo Đời sống và pháp luật – Cập nhật 07/11/2009)

NỘI DUNG KHÁC

Nông thôn mới: Khó thành nếu làm kiểu tư duy dự án

13-8-2010

AGROINFO - “Không thể xây dựng nông thôn mới bằng kiểu tư duy dự án hay cầm tay chỉ việc, mà phải để nông dân đi bằng chính đôi chân của mình”- Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách & Phát triển Nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) trả lời phỏng vấn Báo Tiền Phong.

Luận bàn để đưa chính sách dạy tiếng dân tộc vào cuộc sống

13-8-2010

AGROINFO - Nguyện vọng của người dân tộc thiểu số là được sử dụng chính tiếng nói, chữ viết của mình để sưu tập, nghiên cứu các giá trị văn hóa – nghệ thuật, phong tục tập quán… để con cháu của họ được nghiên cứu, tìm hiểu, học tập.

Dịch tai xanh lan rộng tại 21 tỉnh, thành

13-8-2010

AGROINFO - Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), dịch tai xanh tại các tỉnh phía Nam đang diễn biến hết sức phức tạp, chỉ trong 2 ngày (11 và 12/8), Cục đã ghi nhận thêm 4 tỉnh mới xuất hiện dịch là Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Đồng Tháp. Tính tới nay, dịch tai xanh đang lây lan rộng ở 21 tỉnh, thành trong cả nước.

Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành muối

13-8-2010

AGROINFO - Trước mắt, Tổng Công ty Lương thực miền Bắc sẽ thực hiện thu mua muối của diêm dân ở các tỉnh có diện tích và trữ lượng muối lớn trong cả nước hiện nay.

Về thị trường phân ka-li

12-8-2010

AGROINFO - Ka-li (K) là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng như đạm (N) và lân (P). Cây trồng cần lượng ka-li khá lớn, tương đương với lượng đạm trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, việc bón cân đối K trong mối quan hệ với N và P cho cây trồng vẫn còn rất ít người sản xuất quan tâm. Ðây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, đòi hỏi các nhà khoa học, các nhà quản lý sản xuất nông nghiệp, chính quyền các địa phương cần hết sức quan tâm.

Cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại: Có nên tiếp tục?

12-8-2010

AGROINFO - Thực tế cho thấy nhiều địa phương đã không triển khai cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Theo số liệu năm 2007, chỉ có tỷ lệ 9% trang trại được cấp giấy chứng nhận. Trong khi, về bản chất giấy chứng nhận kinh tế trang trại cũng chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, không có giá trị về mặt pháp lý và về mặt kinh tế.

Gia tăng giá trị chè xuất khẩu Việt Nam

12-8-2010

AGROINFO -Mỗi năm Việt Nam sản xuất 180.000 tấn chè, trong đó xuất khẩu 130.000 tấn, đạt kim ngạch 179 triệu USD, xếp thứ 5 trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu chè.

“Sản xuất rau quả của Việt Nam chưa quan tâm đến công nghệ sau thu hoạch nên thua ngay trên sân nhà”

12-8-2010

AGROINFO – Tại Hội thảo “hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành rau quả Việt Nam”, một số ý kiến cho rằng: “Sản xuất rau quả của Việt Nam chưa quan tâm đến công nghệ sau thu hoạch nên thua ngay trên sân nhà”. Hội thảo do Hiệp hội rau quả Việt Nam phối hợp với ‘Chương trình hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam” tổ chức, ngày 5/8, tại thành phố Hồ Chí Minh.

Sản xuất vụ đông xuân: Cần chọn giống phù hợp

12-8-2010

AGROINFO - Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp thì việc chọn giống lúa phù hợp cho từng vùng, cũng như phòng ngừa các dịch bệnh là vấn đề hết sức quan trọng. Để giúp nông dân có được mùa bội thu cho vụ đông xuân sắp tới, tiến sĩ Lê Thị Dự, Trưởng Bộ môn Khảo nghiệm giống và tiến sĩ Lương Minh Châu, Trưởng Bộ môn Côn trùng của Viện Lúa ĐBSCL đã có những khuyến cáo

Giải quyết bài toán công nghệ sau thu hoạch: Nâng cao giá trị hạt gạo

12-8-2010

AGROINFO - ĐBSCL- vùng trọng điểm lúa của cả nước, góp phần đưa hạt gạo Việt Nam có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo, nhưng giá trị gia tăng từ xuất khẩu đạt thấp. Giá thành sản xuất cao, nông dân chịu nhiều thiệt thòi khi thị trường biến động. Trong khi đó, công nghệ sau thu hoạch là giải pháp hiệu quả để giảm giá thành, tăng lợi nhuận, nhưng việc ứng dụng vào thực tiễn sản xuất ở ĐBSCL còn nhiều khó khăn…

Khuyến cáo về khả năng khủng hoảng giá lương thực

12-8-2010

AGROINFO - Không còn là nghi ngờ của thị trường, Ngân hàng Thế giới (WB) đã chính thức lên tiếng lo ngại về nguy cơ của một cuộc khủng hoảng giá lương thực khi lũ lụt, hạn hán, cộng với lệnh cấm xuất khẩu lương thực của Nga gần đây đang gây xáo trộn cho thị trường.

Vedan đồng ý bồi thường 120 tỷ cho nông dân Đồng Nai

12-8-2010

AGROINFO - Chiều 11/8, Tổng giám đốc Vedan Việt Nam Yang Kun Hsiang đã ký văn bản gửi UBND Đồng Nai đồng ý bồi thường gần 120 tỷ đồng cho nông dân bị thiệt hại (sớm hơn hai ngày so với dự kiến).