TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hải Đường - Khởi sắc từ mô hình nông thôn mới

Ngày đăng: 13 | 08 | 2010

AGROINFO – Sau một năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Hải Đường đã trở nên khang trang, sạch đẹp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng tăng lên.

Xã Hải Đường (huyện Hải Hậu, Nam Định) là một trong 11 xã điểm của cả nước thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đồng thời là xã đại diện cho khu vực đồng bằng sông Hồng.

 
Nông thôn mới với những con đường bê tông rộng rãi, sạch đẹp đang dần thay thế những con đường chật hẹp

Khi người dân chung tay xây nông thôn mới

Cách Hà Nội hơn 150 km, Hải Đường là xã thuần nông, có hơn 13 nghìn dân và có hơn 1000 ha đất tự nhiên.

Ông Nguyễn Văn Tuần, Phó bí thư Đảng ủy xã cho biết, ngay sau khi được chọn làm xã điểm, chính quyền xã đã nhanh chóng thành lập ban quản lý xây dựng  chương trình nông thôn mới gồm 11 người do Chủ tịch xã làm Trưởng ban. Tháng 6/2009, xã bắt đầu thực hiện chương trình.

Xã đã tiến hành nhiều buổi họp dân và tổ chức các buổi thảo luận đến từng thôn, xóm. Tại các buổi họp, người dân trình bày tâm tư nguyện vọng và những trăn trở của mình. Sau đó, ban quản lý sẽ tổng hợp ý kiến người dân để xây dựng dự án.

“Cùng với sự đầu tư của nhà nước, chúng tôi luôn xác định cần phải phát huy tốt nguồn lực của địa phương để xây dựng chương trình. Và điều quan trọng là cần phải có sự hưởng ứng, đồng thuận của nhân dân thì việc xây dựng nông thôn mới mới có hiệu quả”, ông Tuần chia sẻ.

Sau một năm thực hiện dự án, bộ mặt cơ sở hạ tầng của xã Hải Đường ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn. Đến tháng 6/2010, tổng số vốn các hạng mục công trình đã và đang triển khai xây dựng trên toàn xã là hơn 34,6 tỷ đồng.

Cả xã đã cứng hóa được 200 km, chiếm khoảng 90 % đường giao thông trên toàn xã. Đường bê tông được đổ đến cổng từng gia đình. Đến tháng 7/2010, tổng vốn đầu tư xây dựng đường giao thông, cầu cống phục vụ sản xuất và đi lại là hơn 8 tỷ đồng.

Cùng với đường giao thông, xã Hải Đường cũng đầu tư xây dựng mới hai trường mầm non, một trường tiểu học và tu sửa, nâng cấp một trường trung học cơ sở với tổng số vốn là hơn 10 tỷ đồng.

Nhờ vậy, những phòng học cấp bốn tồi tàn ngày trước đã được thay thế bằng những dãy nhà cao tầng, con em trong xã được học tập trong một môi trường tốt đẹp hơn trước. Trạm y tế cũng được xây mới hai tầng với 14 phòng, kinh phí xây dựng gần 2,5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, toàn bộ người dân trong xã đều được sử dụng nước sạch, các làng đều có nhà văn hóa, đảm bảo phục việc hội họp và nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần.

Đến nay, xã Hải đường đã hoàn thành được 8 tiêu chí (quy hoạch, chợ nông thôn, nhà ở khu dân cư…), trong tổng số 19 tiêu chí nông thôn mới. Đời sống của người dân ngày càng được nâng lên. Năm 2007, số hộ nghèo trên toàn xã là 11,5% đến năm 2009 giảm xuống còn 6%, trong khi đó thu nhập đầu người tăng từ 5 triệu đồng lên 7,5 triệu đồng. Xã đề ra mục tiêu đến năm 2011 hoàn thành từ 13 đến 15 tiêu chí nông thôn mới.

“Thực tế ở địa phương cho thấy, chương trình đã làm cho ngươi dân thay đổi nhận thức. Người nông dân nhận thấy, cần thiết phải tiến hành xây dựng nông thôn mới để có được cuộc sống tốt đẹp hơn”, ông Tuần nói.

Đồng thuận tạo sự thành công

Ngay sau khi chính quyền xã Hải Đường thông báo và tiến hành triển khai thực hiện, chương trình xây dựng nông thôn mới đã nhận được sự đồng tình và hưởng ứng của đông đảo người dân.

“Khi nghe cán bộ xã phổ biến về chương trình xây dựng nông thôn mới, bản thân tôi nhận thấy, chương trình sẽ mang lại cho xã nhà diện mạo mới, đường sá to đẹp hơn. Người dân sẽ có điều kiện để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống”, lão nông Phạm Văn Hùng ở xóm 12, chia sẻ.

Ông Hùng cho biết, ngày trước đường làng chỉ rộng hơn 1 mét, mặt đường nhỏ, xe cơ giới loại lớn không vào được, việc sản xuất và lưu thông hàng hóa gặp nhiều khó khăn.

Sau khi được nhà nước đầu tư, cùng với sự đóng góp của nhân dân, đường làng được mở rộng gấp đôi và được đổ bê tông đến cổng từng nhà. Bởi vậy, dù mưa nhiều ngày, người dân vẫn không phải lo đường đi lầy lội. Đồng thời, việc vận chuyển hàng hóa ra chợ bán cũng thuận lợi hơn, mọi người có điều kiện để mở rộng sản xuất.

Nhưng điều làm ông phấn khởi hơn cả là khi đổ bê tông con đường trục chính của xã và các làng, người dân đã được trực tiếp tham gia giám sát các đơn vị thi công. Điều này đã thể hiện tính dân chủ, tăng niềm tin của người dân và đảm bảo được chất lượng công trình.

Còn ông Đặng Xuân Dương, gần 70 tuổi ở xóm 6 lại nhìn nhận lợi ích của chương trình xây dựng nông thôn mới ở góc độ khác. Đó là các trường học trong xã đã được xây mới, những ngôi nhà cao tầng khang trang, sạch đẹp thay thế cho những ngôi nhà cấp bốn cũ kỹ, con em trong xã có thể yên tâm học hành.

Ông Nguyễn Văn Học, Bí thư chi bộ xóm 6 cho biết thêm, hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới, người dân trong làng đã tích cực chỉnh trang nhà cửa, xây dựng nhà vệ sinh hợp lý, có ý thức cao trong việc giữ gìn vệ sinh chung, tạo ra môi trường sống trong sạch.

Hiện nay, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đang tiến hành khảo sát và xây dựng kế hoạch giúp người dân trong xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập cho người dân.

Nhìn vào cánh đồng lúa trước mặt, ông Học nói: “Chúng tôi rất cần nhà nước tiếp tục quan tâm, có những kế hoạch cụ thể và sát thực hơn nữa với nhu cầu của địa phương để người người dân có thể nâng cao năng suất lao động và chuyển đổi ngành nghề”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 đặt mục tiêu sau 5 năm nữa (2015) sẽ có 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chỉ quốc gia về nông thôn mới), và tỷ lệ này được nâng lên thành 50% đến năm 2020.

Phạm Khánh (Theo Chinhphu.vn)

NỘI DUNG KHÁC

"Chuẩn" nào cho mô hình nông thôn mới?

13-8-2010

AGROINFO - Báo Đời sống và pháp luật có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Trọng Bình - Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn - Viện Chính sách và chiến lược phát triển - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vấn đề này.

Nông thôn mới: Khó thành nếu làm kiểu tư duy dự án

13-8-2010

AGROINFO - “Không thể xây dựng nông thôn mới bằng kiểu tư duy dự án hay cầm tay chỉ việc, mà phải để nông dân đi bằng chính đôi chân của mình”- Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách & Phát triển Nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) trả lời phỏng vấn Báo Tiền Phong.

Luận bàn để đưa chính sách dạy tiếng dân tộc vào cuộc sống

13-8-2010

AGROINFO - Nguyện vọng của người dân tộc thiểu số là được sử dụng chính tiếng nói, chữ viết của mình để sưu tập, nghiên cứu các giá trị văn hóa – nghệ thuật, phong tục tập quán… để con cháu của họ được nghiên cứu, tìm hiểu, học tập.

Dịch tai xanh lan rộng tại 21 tỉnh, thành

13-8-2010

AGROINFO - Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), dịch tai xanh tại các tỉnh phía Nam đang diễn biến hết sức phức tạp, chỉ trong 2 ngày (11 và 12/8), Cục đã ghi nhận thêm 4 tỉnh mới xuất hiện dịch là Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Đồng Tháp. Tính tới nay, dịch tai xanh đang lây lan rộng ở 21 tỉnh, thành trong cả nước.

Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành muối

13-8-2010

AGROINFO - Trước mắt, Tổng Công ty Lương thực miền Bắc sẽ thực hiện thu mua muối của diêm dân ở các tỉnh có diện tích và trữ lượng muối lớn trong cả nước hiện nay.

Về thị trường phân ka-li

12-8-2010

AGROINFO - Ka-li (K) là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng như đạm (N) và lân (P). Cây trồng cần lượng ka-li khá lớn, tương đương với lượng đạm trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, việc bón cân đối K trong mối quan hệ với N và P cho cây trồng vẫn còn rất ít người sản xuất quan tâm. Ðây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, đòi hỏi các nhà khoa học, các nhà quản lý sản xuất nông nghiệp, chính quyền các địa phương cần hết sức quan tâm.

Cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại: Có nên tiếp tục?

12-8-2010

AGROINFO - Thực tế cho thấy nhiều địa phương đã không triển khai cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Theo số liệu năm 2007, chỉ có tỷ lệ 9% trang trại được cấp giấy chứng nhận. Trong khi, về bản chất giấy chứng nhận kinh tế trang trại cũng chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, không có giá trị về mặt pháp lý và về mặt kinh tế.

Gia tăng giá trị chè xuất khẩu Việt Nam

12-8-2010

AGROINFO -Mỗi năm Việt Nam sản xuất 180.000 tấn chè, trong đó xuất khẩu 130.000 tấn, đạt kim ngạch 179 triệu USD, xếp thứ 5 trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu chè.

“Sản xuất rau quả của Việt Nam chưa quan tâm đến công nghệ sau thu hoạch nên thua ngay trên sân nhà”

12-8-2010

AGROINFO – Tại Hội thảo “hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành rau quả Việt Nam”, một số ý kiến cho rằng: “Sản xuất rau quả của Việt Nam chưa quan tâm đến công nghệ sau thu hoạch nên thua ngay trên sân nhà”. Hội thảo do Hiệp hội rau quả Việt Nam phối hợp với ‘Chương trình hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam” tổ chức, ngày 5/8, tại thành phố Hồ Chí Minh.

Sản xuất vụ đông xuân: Cần chọn giống phù hợp

12-8-2010

AGROINFO - Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp thì việc chọn giống lúa phù hợp cho từng vùng, cũng như phòng ngừa các dịch bệnh là vấn đề hết sức quan trọng. Để giúp nông dân có được mùa bội thu cho vụ đông xuân sắp tới, tiến sĩ Lê Thị Dự, Trưởng Bộ môn Khảo nghiệm giống và tiến sĩ Lương Minh Châu, Trưởng Bộ môn Côn trùng của Viện Lúa ĐBSCL đã có những khuyến cáo

Giải quyết bài toán công nghệ sau thu hoạch: Nâng cao giá trị hạt gạo

12-8-2010

AGROINFO - ĐBSCL- vùng trọng điểm lúa của cả nước, góp phần đưa hạt gạo Việt Nam có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo, nhưng giá trị gia tăng từ xuất khẩu đạt thấp. Giá thành sản xuất cao, nông dân chịu nhiều thiệt thòi khi thị trường biến động. Trong khi đó, công nghệ sau thu hoạch là giải pháp hiệu quả để giảm giá thành, tăng lợi nhuận, nhưng việc ứng dụng vào thực tiễn sản xuất ở ĐBSCL còn nhiều khó khăn…

Khuyến cáo về khả năng khủng hoảng giá lương thực

12-8-2010

AGROINFO - Không còn là nghi ngờ của thị trường, Ngân hàng Thế giới (WB) đã chính thức lên tiếng lo ngại về nguy cơ của một cuộc khủng hoảng giá lương thực khi lũ lụt, hạn hán, cộng với lệnh cấm xuất khẩu lương thực của Nga gần đây đang gây xáo trộn cho thị trường.