TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tín dụng khu vực nông nghiệp - nông thôn: Nhu cầu lớn, ngại rủi ro

Ngày đăng: 13 | 08 | 2010

AGROINFO - Khuyến khích hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho vay ở khu vực nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Chính phủ. Tuy nhiên, qua tìm hiểu cho thấy, lĩnh vực được đánh giá là đang "khát vốn" này lại là "vùng đất lạnh" của nhiều ngân hàng nhỏ bởi nhiều lý do: ít lợi nhuận, chi phícao, rủi ro lớn...

 
Nông dân cần vốn nhưng một số ngân hàng còn cần...cân nhắc lợi nhuận, rủi ro (Hình minh họa)

Nhiều ngân hàng lớn quan tâm

 

Tại Đồng Nai, các ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), ngân hàng Chính sách xã hội và ngân hàng Đại Á vốn được xem là hạt nhân trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp - nông thôn lâu nay. Tính đến thời điểm này, dư nợ cho vay khu vực nông nghiệp - nông thôn của Agribank Đồng Nai đã đạt gần 3.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 50% tổng dư nợ của chi nhánh. Trong số đó, cho vay không cần tài sản thế chấp đạt hơn 730 tỷ đồng, chiếm gần 1/4 dư nợ cho vay nông nghiệp - nông thôn. Đây là ngân hàng cho vay khu vực nông nghiệp - nông thôn mạnh nhất tại Đồng Nai. Tiếp đến là các ngân hàng Chính sách xã hội với dư nợ đạt gần 1.300 tỷ đồng, ngân hàng Đại Á với dư nợ trên 1.000 tỷ đồng.

 

Ông Nguyễn Huy Trinh, Phó giám đốc phụ trách Agribank Đồng Nai, nói: "Lợi thế của Agribank là mạng lưới giao dịch phân bố rộng và am hiểu thị trường nông thôn, do đó trong nhiều năm qua, chúng tôi xác định đây là thị trường truyền thống chiến lược của mình. Cũng phải thừa nhận, cho vay lĩnh vực này rất khó cân đối lợi nhuận bởi nguồn vốn cho vay lấy từ nguồn vốn huy động bình thường với lãi suất cạnh tranh lên đến 11,2 %, trong khi cho vay nông nghiệp - nông thôn lãi suất chỉ ở 12,5%/ năm".

 

Thống kê gần đây của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai cho thấy, thị trường này đang được khá nhiều ngân hàng thương mại lớn quan tâm đến, như: ngân hàng Công thương Đồng Nai (Vietinbank), ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)...

 

Một số ngân hàng khác cũng đang đẩy mạnh cho vay ở nội dung này với nhiều ưu đãi, như Sài Gòn Công thương cho vay các dự án tài chính nông thôn từ nguồn vốn của ngân hàng Thế giới dành cho các dự án đầu tư chuồng trại, phát triển sản xuất... Hoặc Vietinbank Đồng Nai với "lời rao" giảm 1,5% lãi suất vay ngắn hạn thông thường cho các đối tượng cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã... hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn.

 

Tính đến thời điểm này, Đồng Nai đã có gần khoảng trên 10 ngân hàng và quỹ tín dụng trong tổng số hơn 40 ngân hàng và tổ chức tín dụng trong tỉnh tham gia thị trường tín dụng nông nghiệp - nông thôn với dư nợ trên 7.500 tỷ đồng, chiếm gần 20% tổng dư nợ trên địa bàn.

 

Ngân hàng nhỏ khó "ló" tới

 

"Sân chơi" tín dụng cho nông nghiệp - nông thôn giờ không còn dành riêng cho các ngân hàng thương mại nhà nước có nguồn vốn lớn, song dù là ở nhóm nào, vào thời điểm hiện nay, cho vay nông nghiệp - nông thôn đòi hỏi các NHTM phải có sự tính toán chặt chẽ hơn bởi ngoài yếu tố rủi ro cao, nhóm khách hàng này hiện đang hưởng lãi suất ưu đãi gần như thấp nhất trên thị trường. Không chỉ có vậy, khu vực tín dụng này còn khá bấp bênh, trải rộng với những món vay nhỏ lẻ, có khi chỉ 3 - 5 triệu đồng, trong khi rủi ro từ mùa vụ và thị trường nông sản luôn "rập rình" nên tín dụng nông nghiệp - nông thôn đến thời điểm này vẫn chưa thu hút các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ, có chính sách cho vay nhanh chóng và năng động. Tham gia thị trường này đa số là các ngân hàng thương mại nhà nước có nguồn vốn mạnh và một vài ngân hàng thương mại cổ phần khá lớn, còn hầu như các ngân hàng nhỏ chưa "ló" đến thị trường này. Hiện tại, chỉ có một số ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh như Đại Tín, Việt Á, Quốc Tế, Phương Đông... tham gia thị trường nông nghiệp - nông thôn, song dư nợ chưa nhiều.

 

Giám đốc chi nhánh một ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.Biên Hòa cho biết: "Chúng tôi cũng muốn tham gia thị trường này, song rất khó cân đối lợi nhuận vì phải huy động lãi suất cao để cạnh tranh, trong khi cho vay khu vực này cần áp dụng lãi suất ưu đãi. Mặt khác, các rủi ro về mùa vụ, giá cả nông sản cũng là một rào cản khó vượt qua". Lãnh đạo một ngân hàng thương mại khác cũng nhận xét, ngoài vấn đề vốn thì mạng lưới chưa phủ rộng đến các địa bàn nông thôn cũng khiến các ngân hàng nhỏ e ngại thị trường này. "Với các món vay quá nhỏ, lãi thấp thì riêng việc cử nhân viên đi thẩm định hay lấy nợ trên những địa bàn nông thôn rộng lớn cũng là một khó khăn" - lãnh đạo ngân hàng này cho biết.

 

Phạm Khánh (Theo Báo Đồng Nai)

NỘI DUNG KHÁC

Hải Đường - Khởi sắc từ mô hình nông thôn mới

13-8-2010

AGROINFO – Sau một năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Hải Đường đã trở nên khang trang, sạch đẹp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng tăng lên.

"Chuẩn" nào cho mô hình nông thôn mới?

13-8-2010

AGROINFO - Báo Đời sống và pháp luật có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Trọng Bình - Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn - Viện Chính sách và chiến lược phát triển - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vấn đề này.

Nông thôn mới: Khó thành nếu làm kiểu tư duy dự án

13-8-2010

AGROINFO - “Không thể xây dựng nông thôn mới bằng kiểu tư duy dự án hay cầm tay chỉ việc, mà phải để nông dân đi bằng chính đôi chân của mình”- Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách & Phát triển Nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) trả lời phỏng vấn Báo Tiền Phong.

Luận bàn để đưa chính sách dạy tiếng dân tộc vào cuộc sống

13-8-2010

AGROINFO - Nguyện vọng của người dân tộc thiểu số là được sử dụng chính tiếng nói, chữ viết của mình để sưu tập, nghiên cứu các giá trị văn hóa – nghệ thuật, phong tục tập quán… để con cháu của họ được nghiên cứu, tìm hiểu, học tập.

Dịch tai xanh lan rộng tại 21 tỉnh, thành

13-8-2010

AGROINFO - Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), dịch tai xanh tại các tỉnh phía Nam đang diễn biến hết sức phức tạp, chỉ trong 2 ngày (11 và 12/8), Cục đã ghi nhận thêm 4 tỉnh mới xuất hiện dịch là Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Đồng Tháp. Tính tới nay, dịch tai xanh đang lây lan rộng ở 21 tỉnh, thành trong cả nước.

Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành muối

13-8-2010

AGROINFO - Trước mắt, Tổng Công ty Lương thực miền Bắc sẽ thực hiện thu mua muối của diêm dân ở các tỉnh có diện tích và trữ lượng muối lớn trong cả nước hiện nay.

Về thị trường phân ka-li

12-8-2010

AGROINFO - Ka-li (K) là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng như đạm (N) và lân (P). Cây trồng cần lượng ka-li khá lớn, tương đương với lượng đạm trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, việc bón cân đối K trong mối quan hệ với N và P cho cây trồng vẫn còn rất ít người sản xuất quan tâm. Ðây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, đòi hỏi các nhà khoa học, các nhà quản lý sản xuất nông nghiệp, chính quyền các địa phương cần hết sức quan tâm.

Cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại: Có nên tiếp tục?

12-8-2010

AGROINFO - Thực tế cho thấy nhiều địa phương đã không triển khai cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Theo số liệu năm 2007, chỉ có tỷ lệ 9% trang trại được cấp giấy chứng nhận. Trong khi, về bản chất giấy chứng nhận kinh tế trang trại cũng chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, không có giá trị về mặt pháp lý và về mặt kinh tế.

Gia tăng giá trị chè xuất khẩu Việt Nam

12-8-2010

AGROINFO -Mỗi năm Việt Nam sản xuất 180.000 tấn chè, trong đó xuất khẩu 130.000 tấn, đạt kim ngạch 179 triệu USD, xếp thứ 5 trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu chè.

“Sản xuất rau quả của Việt Nam chưa quan tâm đến công nghệ sau thu hoạch nên thua ngay trên sân nhà”

12-8-2010

AGROINFO – Tại Hội thảo “hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành rau quả Việt Nam”, một số ý kiến cho rằng: “Sản xuất rau quả của Việt Nam chưa quan tâm đến công nghệ sau thu hoạch nên thua ngay trên sân nhà”. Hội thảo do Hiệp hội rau quả Việt Nam phối hợp với ‘Chương trình hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam” tổ chức, ngày 5/8, tại thành phố Hồ Chí Minh.

Sản xuất vụ đông xuân: Cần chọn giống phù hợp

12-8-2010

AGROINFO - Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp thì việc chọn giống lúa phù hợp cho từng vùng, cũng như phòng ngừa các dịch bệnh là vấn đề hết sức quan trọng. Để giúp nông dân có được mùa bội thu cho vụ đông xuân sắp tới, tiến sĩ Lê Thị Dự, Trưởng Bộ môn Khảo nghiệm giống và tiến sĩ Lương Minh Châu, Trưởng Bộ môn Côn trùng của Viện Lúa ĐBSCL đã có những khuyến cáo

Giải quyết bài toán công nghệ sau thu hoạch: Nâng cao giá trị hạt gạo

12-8-2010

AGROINFO - ĐBSCL- vùng trọng điểm lúa của cả nước, góp phần đưa hạt gạo Việt Nam có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo, nhưng giá trị gia tăng từ xuất khẩu đạt thấp. Giá thành sản xuất cao, nông dân chịu nhiều thiệt thòi khi thị trường biến động. Trong khi đó, công nghệ sau thu hoạch là giải pháp hiệu quả để giảm giá thành, tăng lợi nhuận, nhưng việc ứng dụng vào thực tiễn sản xuất ở ĐBSCL còn nhiều khó khăn…