THỊ TRƯỜNG

Tìm đường cho cá, tôm VN “bơi” vào thị trường EU

Ngày đăng: 28 | 07 | 2010

AGROINFO - Báo cáo phân tích mới nhất về ngành hàng thủy sản của AGROINFO cho thấy: EU hiện vẫn là thị trường có nhu cầu nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Thế nhưng, tỉ trọng thủy sản Việt Nam (đặc biệt là mặt hàng tôm) xuất khẩu vào thị trường này còn ít so với một số nước có cùng hoạt động. Để tăng thị phần trên thị trường EU các DN xuất khẩu thủy sản VN cần quan tâm đến điều gì? Chuyên gia phân tích ngành hàng thủy sản của AGROINFO – Bà Phạm Kim Dung chia sẻ thông tin hữu ích qua bài phỏng vấn này của chúng tôi

P/v: Xin bà cho biết nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại thị trường châu Âu hiện này?

Theo số liệu công bố chính thức gần đây, thị trường tiêu dùng thủy sản EU đạt 10,7 triệu tấn và tiếp tục có xu hướng tăng lên. Trong đó, Pháp, Tây Ban Nha, Anh và Ý là những thị trường tiêu thụ chính, chiếm 70% tổng tiêu dùng thủy sản của toàn EU.

 

P/v Vậy nguồn cung thủy sản cho thị trường này thế nào thưa bà?

Nguồn cung thủy sản cho thị trường EU dựa trên hai nhân tố là nội cung và ngoại nhập. Trong đó, nguồn cung nội khối đang có xu hướng ngày càng giảm. Thống kê cho thấy, giai đoạn 2002 – 2008, sản lượng thủy sản của EU giảm 14,4%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do EU ban hành Chính sách nghề cá chung (Common Fisheries Policy – CFP), theo đó hoạt động đánh bắt của các nước thành viên EU chịu sự điều tiết của Tổng sản lượng đánh bắt cho phép (Total allowable catches – TAC) với sản lượng đánh bắt điều chỉnh giảm trong những năm tới.

P/v Đó là cơ hội cho các nước có hoạt động xuất khẩu thủy sản như Việt Nam tăng tỉ trọng của mình  tại thị trường EU?

Vâng, đó là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức bởi EU là một thị trường “khó tính” về chất lượng và giá cả. Do đó mặt hàng thủy sản của các nước xuất khẩu vào đây phải cạnh tranh nhau quyết liệt mới có được thị thần. Năm 2009, dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng tổng nhập khẩu thủy sản của EU vẫn ở mức rất cao, đạt 10,9 triệu tấn, tương đương giá trị 28,7 tỷ Euro. Trong đó, nhập khẩu mặt hàng tôm và tôm panđan chế biến của EU đạt khoảng 1,1 tỷ Euro, trong đó DCs chiếm 37,8% giá trị. Các nhà cung cấp DCs chính là Thái Lan (chiếm 12,3% giá trị), Morocco (9,2%), Indonesia (6,1%) và Việt Nam (4,2%).

 
"Cái tôm, cái tép" VN cần quan tâm tới ba yếu tố chính là môi trường, chất lượng, giá cả khi "bơi" vào thị trường EU (ảnh minh họa - nguồn Internet)

P/v Như vậy là trong các nhà cung cấp chính mặt hàng tôm và tôm panđan chế biến vào thị trường EU thì Việt Nam là nước có tỉ trọng thấp nhất?

 

Đúng vậy.

 

P/v Để DN thủy sản VN gia tăng tỉ trọng xuất khẩu vào thị trường EU, bà có khuyến cáo gì đến hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến của ngành thủy sản nước nhà ?

 

Người tiêu dùng EU, đặc biệt là người tiêu dùng Đức, Anh, Pháp đang bày tỏ mối quan tâm ngày càng lớn với các vấn đề môi trường và xã hội trong sản xuất thực phẩm nói chung, thủy sản nói riêng. Tại EU, 40% người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm từ 5 – 10% cho các sản phẩm thủy sản sản xuất theo hướng bền vững, 25% sẵn sàng trả hơn 10% - Đây là vấn đề mà ngành thủy sản nước nhà cần quan tâm.

 

Ngoài ra, người tiêu dùng EU có tính nhạy cảm về giá cao, đặc biệt là sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2009 và những bất ổn kinh tế tại EU năm 2010 càng làm sâu sắc thêm tính nhạy cảm về giá của người tiêu dùng. Do đó, việc giữ giá ổn định khi xuất khẩu thủy sản vào EU cũng là một yếu tố không thể xem nhẹ.

 

P/v Bà dự báo như thế nào về giá cả các mặt hàng thủy sản tại thị trường EU trong những tháng cuối năm 2010?

 

Theo phân tích của chúng tôi, hầu hết giá các sản phẩm thủy sản được tiêu thụ phổ biến tại EU sẽ tăng trong những tháng cuối năm 2010 do nguồn cung giảm và cầu giữ ổn định, bất chấp tình hình kinh tế khó khăn tại một số nước EU như Hy Lạp, Tây Ban Nha. Tuy nhiên, thủy sản là nhóm hàng có độ co giãn giá cao so với các mặt hàng thực phẩm khác và giá cả có sự chênh lệch giữa các thị trường, tùy theo chính sách trợ cấp của mỗi thành viên, nhưng nhìn chung các nỗ lực về chính sách đều hướng đến mục tiêu bình ổn giá nên giá thủy sản tại thị trường EU khó tăng đột biến và mức tăng sẽ có sự khác nhau giữa các thị trường.

 

P/v: Thêm một câu hỏi bên lề mong được bà vui lòng trả lời cho độc giả của chúng tôi: Theo báo chí phản ánh, hiện có rất nhiều báo cáo phân tích dự báo sai về giá các mặt hàng nông – lâm – thủy sản gây thiệt hại kinh tế cho người nông dân và các DN, bà nghĩ sao về điều này?

 

Tôi tin những vẫn mà báo chí phản ánh là có. Thực tế của công việc phân tích và dự báo thị trường chỉ ra rằng: Đây là một công việc khó, dủi do đưa ra dự báo sai về giá dễ sảy ra hơn nếu như chuyên gia phân tích không được cập nhật thường xuyên, đầy đủ các thông tin từ thị trường bằng những nguồn tin chính thống.

 AGROINFO là một đơn vị của Viện chính sách chiến lược và PTNNNT – Bộ Nông Nghiệp, do đó có những nguồn tin chính thống về các mặt hàng nông – lâm – thủy sản trong nước và thế giới. Báo cáo của AGROINFO trước khi được công bố phải trải qua nhiều vòng thẩm định của những chuyên gia giàu kinh nghiệm. Do vậy, tôi tin tưởng nó đáp ứng được kì vọng của các DN và bà con nông dân.

 

P/v Thay mặt những độc giả của chúng tôi đã được bà chìa sẻ thông tin, tôi giửi tới bà lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe !

 

Phạm Khánh

NỘI DUNG KHÁC

Chuyên gia “đâm bị thóc, chọc bị gạo” nói gì ?

28-7-2010

AGROINFO - Để có một báo cáo phân tích về thị trường lúa gạo, chuyên gia ngành hàng cần phải “đâm” bao nhiêu bị thóc và “chọc” bao nhiêu bị gạo? Trả lời cho câu hỏi, chúng tôi đến Phòng Phân tích của AGROINFO thực hiện bài phỏng vấn với chuyên gia Đỗ Văn Hảo khi “Báo cáo thị trường lúa gạo quý 2/2010” do anh phụ trách vừa được công bố.

Cà phê rớt giá: doanh nghiệp chần chừ, nông dân lãnh đủ

17-3-2010

Giá cà phê ở Tây nguyên hiện ở mức dưới 23 triệu đồng/tấn, thấp nhất so với từ đầu năm 2009 đến nay. Người trồng cà phê đã hết kiên nhẫn đợi chờ và bắt đầu bán tháo, chấp nhận thua lỗ.

Từ tháng 4-2010, Sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột sẽ triển khai giao dịch kỳ hạn

15-3-2010

Sở Công Thương vừa quyết định thành lập ban triển khai sản phẩm giao dịch kỳ hạn tại Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột.

Khủng hoảng làng nghề và chính sách hỗ trợ

1-3-2010

AGROINFO – Trong tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, các làng nghề đã gặp phải những khó khăn gì, vượt qua thử thách như thế nào… Hiệu quả của những chính sách hỗ trợ ra sao… Đó là những mục đích chính mà nghiên cứu về làng nghề của IPSARD đang thực hiện…

“Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thực hiện cam kết WTO đến một số vấn đề chủ yếu về kinh tế-xã hội và môi trường nông thôn”.

25-1-2010

AGROINFO - Đây là một đề tài nghiên cứu quan trọng được nhóm nghiên cứu của AGROINFO thực hiện, đã được bảo vệ thành công…

Trung Quốc - thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam

30-10-2009

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, Trung Quốc vẫn là một nền kinh tế có mức độ tăng trưởng dẫn đầu thế giới. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có sức thu hút lớn đối với doanh nghiệp nhiều nước.

Xuất khẩu than cốc của Trung Quốc sẽ giảm trong quý 3/09

30-10-2009

Một nhà phân tích thuộc hãng cung cấp thông tin công nghiệp Umetal.net cho biết xuất khẩu than cốc của Trung Quốc chắc chắn sẽ vẫn thấp trong quý 3 năm nay.

Sản lượng ngô của Trung Quốc năm nay sẽ tăng

23-10-2009

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Trung Quốc, Sun Zhengcai, nước sản xuất ngô lớn thứ 2 thế giới này có thể tăng sản lượng ngô trong năm nay nhờ diện tích trồng tăng, bù lại cho thiệt hại do hạn hán.

Trung Quốc công bố hạn ngạch nhập khẩu đường và len năm 2010

16-10-2009

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, nước này công bố hạn ngạch nhập khẩu với mức thuế thấp của 1.945 triệu tấn đường và 287.000 tấn len cho năm 2010, con số này không đổi so với năm 2009 như một phần cam kết của Trung Quốc trong việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Trung Quốc xem xét cấm nhập thịt gà Mỹ

9-10-2009

Theo tin từ Hiệp hội Chăn nuôi Trung Quốc, Chính phủ nước này đang xem xét có nên đưa ra các biện pháp hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Mỹ hay không.

Tỏi Việt Nam lép vế tỏi Trung Quốc ngay trên sân nhà

2-10-2009

Trong khi thị trường tỏi trong nước còn đang loay hoay tìm chỗ đứng thì tỏi Trung Quốc nhập khẩu đã nhanh chân thâu tóm thị trường nội địa với số lượng lớn. Giống tỏi Việt Nam dù chắc củ và chứa nhiều tinh dầu nhưng khó cạnh tranh nổi với tỏi Trung Quốc.

Phát hiện hơn 4 tấn thực phẩm Trung Quốc giả nhãn hiệu VN

17-12-2009

Sau một thời gian theo dõi, hôm qua Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM (QLTT) đã bất ngờ kiểm tra, phát hiện tại Công ty TNHH Kim Lan (33, 45 - 47 lô R đường Phan Cát Tựu, Q.Bình Tân) hơn 1 tấn thực phẩm khô các loại như táo, me, xí muội, bánh kẹo, xuất xứ Trung Quốc đang được các công nhân đóng gói vào bao bì ghi nhãn hiệu của Công ty Kim Lan.