THỊ TRƯỜNG

“Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thực hiện cam kết WTO đến một số vấn đề chủ yếu về kinh tế-xã hội và môi trường nông thôn”.

Ngày đăng: 25 | 01 | 2010

AGROINFO - Đây là một đề tài nghiên cứu quan trọng được nhóm nghiên cứu của AGROINFO thực hiện, đã được bảo vệ thành công…

Bối cảnh nghiên cứu

Tháng 11/2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau 11 năm tiến hành đàm phán, thương lượng và thỏa thuận với các nước, nhóm nước thành viên WTO. Cùng với việc gia nhập WTO, bên cạnh những quyền lợi được hưởng như các thành viên khác, Việt Nam cũng phải thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường, điều chỉnh chính sách, thủ tục, quy trình, tiêu chuẩn, v.v.. theo lộ trình cam kết.

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn thực hiện các kết gia nhập WTO theo lộ trình. Điều này có hai ý nghĩa cơ bản: Một mặt, đối với những lĩnh vực, khu vực cần được hỗ trợ, chúng ta vẫn có thời gian và công cụ để vẫn thực hiện việc bảo hộ một cách hợp lý. Mặt khác, đây cũng là khoảng thời gian cần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với những lĩnh vực, khu vực có khả năng cạnh trạnh nhằm tận dụng cơ hội mở rộng thị trường quốc tế. Để làm được điều đó, yêu cầu khách quan được đặt ra là cần phải có những nghiên cứu đánh giá những ảnh hưởng của các cam kết đã được thực hiện trong thời gian qua tới tình hình thực tiễn kinh tế-xã hội trong nước.

Nông sản VN đang tiến sâu vào sân chơi WTO. Ảnh minh họa: Internet

Thực tế đó cho thấy việc nghiên cứu về ảnh hưởng của việc thực hiện cam kết WTO đến một số vấn đề chủ yếu về kinh tế-xã hội và môi trường nông thôn là rất cần thiết.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Nghiên cứu các ảnh hưởng của thực hiện cam kết WTO đến một số vấn đề chủ yếu về kinh tế-xã hội nông thôn Việt Nam sau 3 năm gia nhập và đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm phát huy các ảnh hưởng tích cực và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực.

Mục tiêu cụ thể: Xây dựng khung phân tích ảnh hưởng của thực hiện cam kết WTO của Việt Nam tới một số vấn đề kinh tế-xã hội của các hộ gia đình và doanh nghiệp khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

Phân tích các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thực hiện cam kết WTO của Việt Nam tới các hộ gia đình và doanh nghiệp khu vực nông nghiệp, nông thôn trên các khía cạnh kinh tế và xã hội.

Đề xuất những giải pháp chính sách nhằm phát huy các ảnh hưởng tích cực và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của thực hiện cam kết WTO tới các hộ gia đình và doanh nghiệp khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng và và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung.

Kết quả

Nghiên cứu đã đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đối với nông nghiệp Việt Nam qua 3 cấp độ ảnh hưởng:

- Cấp độ vĩ mô - tình hình nông nghiệp, nông thôn và thương mại nông sản Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO

- Cấp độ vùng - tình hình kinh tế, xã hội một số địa phương

- Cấp độ vi mô – tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống của các hộ gia đình, doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn

Ngoài ra, một phần quan trọng của báo cáo còn đánh giá “Ảnh hưởng của việc thực hiện các cam kết WTO đến hộ dân nông thôn Việt Nam”.

Trong phần này, nghiên cứu đã dự báo tác động của việc gia nhập WTO đến khu vực nông nghiệp nông thôn. Các khía cạnh được nghiên cứu để đánh giá tác động là: Ảnh hưởng của việc thực hiện các cam kết WTO đến hộ dân nông thôn của các ngành hàng lúa gạo, cà phê, chăn nuôi lợn và trồng chè. Tác động của việc thực hiện các cam kết WTO đến chi phí sản xuất và lợi nhuận của hộ, Tác động của việc thực hiện các cam kết WTO theo ngành hàng….

Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đưa ra những đề xuất chính sách quan trọng để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp – nông thôn trong quá trình hội nhập ngày càng sâu vào WTO.

Chi tiết liên hệ:

Trung tâm Thông tin Phát triển NNNT - AGROINFO/IPSARD

Số 6 Nguyễn Công Trứ - Hai Bà Trưng- Hà Nội. ĐT: 0439725153

Email: truyenthongNNNT@ipsard.gov.vn 

AGROINFO

NỘI DUNG KHÁC

Trung Quốc - thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam

30-10-2009

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, Trung Quốc vẫn là một nền kinh tế có mức độ tăng trưởng dẫn đầu thế giới. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có sức thu hút lớn đối với doanh nghiệp nhiều nước.

Xuất khẩu than cốc của Trung Quốc sẽ giảm trong quý 3/09

30-10-2009

Một nhà phân tích thuộc hãng cung cấp thông tin công nghiệp Umetal.net cho biết xuất khẩu than cốc của Trung Quốc chắc chắn sẽ vẫn thấp trong quý 3 năm nay.

Sản lượng ngô của Trung Quốc năm nay sẽ tăng

23-10-2009

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Trung Quốc, Sun Zhengcai, nước sản xuất ngô lớn thứ 2 thế giới này có thể tăng sản lượng ngô trong năm nay nhờ diện tích trồng tăng, bù lại cho thiệt hại do hạn hán.

Trung Quốc công bố hạn ngạch nhập khẩu đường và len năm 2010

16-10-2009

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, nước này công bố hạn ngạch nhập khẩu với mức thuế thấp của 1.945 triệu tấn đường và 287.000 tấn len cho năm 2010, con số này không đổi so với năm 2009 như một phần cam kết của Trung Quốc trong việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Trung Quốc xem xét cấm nhập thịt gà Mỹ

9-10-2009

Theo tin từ Hiệp hội Chăn nuôi Trung Quốc, Chính phủ nước này đang xem xét có nên đưa ra các biện pháp hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Mỹ hay không.

Tỏi Việt Nam lép vế tỏi Trung Quốc ngay trên sân nhà

2-10-2009

Trong khi thị trường tỏi trong nước còn đang loay hoay tìm chỗ đứng thì tỏi Trung Quốc nhập khẩu đã nhanh chân thâu tóm thị trường nội địa với số lượng lớn. Giống tỏi Việt Nam dù chắc củ và chứa nhiều tinh dầu nhưng khó cạnh tranh nổi với tỏi Trung Quốc.

Phát hiện hơn 4 tấn thực phẩm Trung Quốc giả nhãn hiệu VN

17-12-2009

Sau một thời gian theo dõi, hôm qua Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM (QLTT) đã bất ngờ kiểm tra, phát hiện tại Công ty TNHH Kim Lan (33, 45 - 47 lô R đường Phan Cát Tựu, Q.Bình Tân) hơn 1 tấn thực phẩm khô các loại như táo, me, xí muội, bánh kẹo, xuất xứ Trung Quốc đang được các công nhân đóng gói vào bao bì ghi nhãn hiệu của Công ty Kim Lan.

Thông tư về công tác tăng cường quản lý an toàn chất lượng lương thực

16-12-2009

Để thực hiện quán triệt “Luật an toàn nông sản”, tăng cường việc quản lý vệ sinh lương thực và chất lượng trong hoạt động kết nối thu mua, dự trữ, đề phòng không phù hợp với tiêu chuẩn an toàn chất lượng, đảm bảo người dân yên tâm khi sử dụng lương thực, nay ban hành thông tư về việc làm tốt hơn nữa công tác quản lý an toàn chất lượng lương thực. Nội dung chủ yếu bao gồm các vấn đề sau:

Nhập khẩu đậu tương Trung Quốc sẽ tăng vào cuối năm

14-12-2009

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu dầu ăn vào nước này trong nửa đầu năm 2009 đạt 3,44 triệu tấn dầu ăn , giảm 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu riêng trong tháng 6 đạt 770.000 tấn.

Trung Quốc - thị trường trọng điểm của Việt Nam

25-8-2009

Xác định Trung Quốc vẫn tiếp tục là một thị trường trọng điểm và là đối tác thương mại hàng đầu, Bộ Công Thương dự kiến năm 2009, kim ngạch mậu dịch giữa hai nước đạt khoảng 21,5 tỷ USD, tăng 6,9% so với năm 2008. Năm 2010, dự kiến có khả năng đạt 25 tỷ USD, hoàn thành mục tiêu mà lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra.

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc cần linh hoạt

14-12-2009

Theo Phó vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Công Thương cho biết, Trung Quốc khó đưa hàng vào các thị trường lớn do suy giảm kinh tế, nên tất yếu sẽ chuyển sang kêu gọi người dân sử dụng hàng nội địa, nên sẽ hạn chế hàng nhập khẩu, nhất là từ các nước có chung đường biên giới như Việt Nam.

Nhiều mặt hàng sẽ được xuất nhập qua cửa khẩu phụ

23-8-2009

Nông sản, khoáng sản, phân bón sẽ được xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu phụ, nằm ngoài các khu kinh tế cửa khẩu. Đó là nội dung chính trong Thông tư số 13/2009/TT-BCT vừa được Bộ Công Thương ban hành, có hiệu lực từ ngày 18/7/2009.