THỊ TRƯỜNG

Trung Quốc - thị trường trọng điểm của Việt Nam

Ngày đăng: 25 | 08 | 2009

Xác định Trung Quốc vẫn tiếp tục là một thị trường trọng điểm và là đối tác thương mại hàng đầu, Bộ Công Thương dự kiến năm 2009, kim ngạch mậu dịch giữa hai nước đạt khoảng 21,5 tỷ USD, tăng 6,9% so với năm 2008. Năm 2010, dự kiến có khả năng đạt 25 tỷ USD, hoàn thành mục tiêu mà lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra.

Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc phát triển mạnh. 5 tháng đầu năm 2009, do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên kim ngạch mậu dịch hai nước giảm 21,4% so với cùng kỳ năm 2008, đạt 7,120 tỷ USD trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 1,609 tỷ USD, giảm 1,71%, nhập khẩu đạt 5,511 tỷ USD giảm 25,8%.

Trung Quốc đã vượt qua Đài Loan và Hàn Quốc, trở thành thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất. Năm 2008, mức nhập siêu từ Trung Quốc đạt 11,11 tỷ USD, tăng 21%.

Một trong những biện pháp quan trọng để giảm bớt tình trạng nhập siêu lớn của Việt Nam từ Trung Quốc hiện nay là đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thị trường hàng hóa xuất khẩu bị hạn chế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay thì việc khai phá và tìm đường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam càng gặp khó khăn hơn khi Trung Quốc và các nước khác đều áp dụng biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang những nước láng giềng.

Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc thời gian qua ít có sự thay đổi. Các mặt hàng nguyên nhiên liệu (xăng dầu, hóa chất, sắt thép) vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tiếp theo là máy móc thiết bị. Bên cạnh đó, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc cũng chưa có sự chuyển dịch tích cực, nhóm hàng nguyên nhiên liệu vẫn chiếm tỷ trọng cao, trung bình khoảng 55% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tiếp đó là nhóm hàng nông, lâm, thủy hải sản chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 15%. Đây được coi là nhóm hàng có lợi thế cạnh tranh, và nhóm hàng công nghiệp (chiếm tỷ trọng khoảng 10%) đang có mức tăng trưởng cao và sẽ là động lực tăng trưởng chính của xuất khẩu Việt Nam trong tương lai.

Năm 2009, dự kiến Việt Nam sẽ xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 5 tỷ USD (tăng 11% so với năm 2008) và năm 2010 khoảng 6,4 tỷ USD. Dung lượng thị trường nhập khẩu Trung Quốc còn rất lớn (năm 2008, nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, đạt 04% trong tổng kim ngạch nhập khẩu 1.130 tỷ USD của Trung Quốc) và cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc cũng rất lớn. Bên cạnh đó, cũng có một số còn tồn tại cần khắc phục như những vướng mắc trong việc thực thi Hiệp định ACFTA, việc thực thi các Hiệp định đã ký như quy định về kiểm dịch, kiểm nghiệm động vật, thực vật... Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu còn bất hợp lý, chưa có sự chuyển dịch tích cực. Buôn bán biên giới không ổn định và thiếu lành mạnh, tình trạng buôn lậu, hàng nhái, hàng giả trên toàn tuyến biên giới vẫn diễn ra khá nhiều.

Đồng thời, công tác tổ chức thị trường xuất khẩu, biện pháp xúc tiến thương mại và hoạt động marketing của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tốt.

Theo Văn phòng Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, thực hiện lộ trình cắt giảm thuế danh mục thông thường trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), 50% tổng số dòng thuế đạt 0 - 5% vào năm 2009. Điều đó tạo cơ hội cho nhiều mặt hàng của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng cao su tự nhiên, cà phê, chè, tiêu, điều, gạo, dây và cáp điện, giày dép, hải sản, dệt may, rau quả, gỗ, nhựa, dầu động - thực vật, sắn lát, tinh bột sắn, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc...

Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương khuyến cáo, điều đáng lưu ý đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam là cần nắm vững quy tắc xuất xứ mẫu E trong Hiệp định ACFTA để được hưởng ưu đãi thuế quan.

Ngoài những sản phẩm có xuất xứ thuần túy trong nước như cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng, động vật sống, sản phẩm từ động vật sống, khoáng sản, sản phẩm khai thác, đánh bắt đương nhiên được hưởng thuế ưu đãi thì những sản phẩm khác phải đảm bảo quy tắc xuất xứ với hàm lượng giá trị khu vực phải đạt 40% (Trung Quốc áp dụng quy tắc cộng gộp nguyên liệu nhập khẩu phải có tối thiểu 40% hàm lượng giá trị khu vực ACFTA).

Tận dụng những ưu đãi này để đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam nên có chiến lược sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu và tìm đối tác thích hợp trong khu vực ACFTA. Hơn thế nữa, theo lộ trình cam kết, từ năm 2013, 40% tổng số dòng thuế sẽ đạt 0% và 100% tổng số dòng thuế sẽ đạt 0% vào năm 2015, linh hoạt đối với 250 dòng thuế đạt 0% vào năm 2018.

AGROINFO

NỘI DUNG KHÁC

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc cần linh hoạt

14-12-2009

Theo Phó vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Công Thương cho biết, Trung Quốc khó đưa hàng vào các thị trường lớn do suy giảm kinh tế, nên tất yếu sẽ chuyển sang kêu gọi người dân sử dụng hàng nội địa, nên sẽ hạn chế hàng nhập khẩu, nhất là từ các nước có chung đường biên giới như Việt Nam.

Nhiều mặt hàng sẽ được xuất nhập qua cửa khẩu phụ

23-8-2009

Nông sản, khoáng sản, phân bón sẽ được xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu phụ, nằm ngoài các khu kinh tế cửa khẩu. Đó là nội dung chính trong Thông tư số 13/2009/TT-BCT vừa được Bộ Công Thương ban hành, có hiệu lực từ ngày 18/7/2009.

Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu sẽ đẩy hàng tiêu dùng sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch

20-8-2009

Trung Quốc giảm một loạt thuế xuất khẩu xuống 0%. Những mặt hàng được Trung Quốc và các địa phương của Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu xuống 0% gồm:

Quy định mới, nông sản Việt Nam chật vật qua cửa khẩu

19-8-2009

Trong khi hàng nhập khẩu Trung Quốc khá dễ vào Việt Nam thì hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này lại "chật vật" trước nhiều tiêu chuẩn. Tình cảnh những dãy ô tô chở hoa quả, nông sản của thương nhân Việt Nam dồn hàng dài tại một số cửa khẩu phía Bắc chờ được xuất khẩu sang Trung Quốc không còn hiếm gặp.

Đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh biên giới phía Bắc sang Trung Quốc

2-8-2009

Ngày 24/7/2009 tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã làm việc với 7 tỉnh biên giới phía Bắc, gồm: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên, bàn việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng chủ trì Hội nghị.

Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc tháng 7/2009 giảm xuống 4,39 triệu tấn

17-8-2009

Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong tháng 7/2009 giảm khỏi mức kỷ lục sau khi lượng nhập vượt mức nhu cầu.

Trung Quốc thị trường xuất khẩu cao su tiềm năng của Việt Nam

14-8-2009

Trung Quốc là một trong những đối thương mại nông sản quan trọng nhất của Việt Nam. Trong những mặt hàng nông sản xuất sang thị trường này, thì cao su tự nhiên vẫn là mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao nhất. Tuy nhiên, cao su Việt Nam chỉ chiếm 3,32% thị phần nhập khẩu của Trung Quốc.

Nông nghiệp, nông thôn, nông dân ĐBSCL - nâng tầm để phát triển - Bài 2: Chuyện “tam nông” ở ven đô

28-9-2009

Hiện các vùng ngoại ô TP Cần Thơ xuất hiện nhiều mô hình làm ăn giỏi như: trồng rau sạch, trồng hoa, làm nấm, nuôi bò sữa… Tuy nhiên, nhiều dự án xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư đã làm một bộ phận không nhỏ nông dân mất đất, đời sống khó khăn.

Nông nghiệp, nông thôn, nông dân ĐBSCL – nâng tầm để phát triển

28-9-2009

Bài 1: Mô hình Chợ Mới
“Nông dân Chợ Mới đang mê lúa như mê người yêu” – lão nông Nguyễn Duy Thiệt (Năm Thiệt), ở ấp Hòa Hạ, xã Kiến An ví von trong bối cảnh giá lúa tăng kịch trần gần 5.000 đồng/kg. Những ngày cuối tháng 4-2008, về cù lao Chợ Mới, An Giang - đi ngang qua nhà nào cũng thấy lúa đông-xuân vàng rực phơi đầy sân, chúng tôi càng thấu hiểu hơn câu nói của một cán bộ Huyện ủy: “Nông dân Chợ Mới sinh tử với nông nghiệp”. Từ lão nông như ông Năm Thiệt đến chủ tịch xã, chủ tịch huyện đều rầm rộ khí thế, quyết tâm “ra quân” xuống giống lúa hè – thu đúng lịch thời vụ để né rầy.