THỊ TRƯỜNG

Thông tư về công tác tăng cường quản lý an toàn chất lượng lương thực

Ngày đăng: 16 | 12 | 2009

Để thực hiện quán triệt “Luật an toàn nông sản”, tăng cường việc quản lý vệ sinh lương thực và chất lượng trong hoạt động kết nối thu mua, dự trữ, đề phòng không phù hợp với tiêu chuẩn an toàn chất lượng, đảm bảo người dân yên tâm khi sử dụng lương thực, nay ban hành thông tư về việc làm tốt hơn nữa công tác quản lý an toàn chất lượng lương thực. Nội dung chủ yếu bao gồm các vấn đề sau:

 

1. Tăng cường lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ được giao

Quản lý an toàn chất lượng lương thực là công việc trọng tâm của ban quản lý hành chính lương thực trong tình hình mới. Ban ngành lương thực các cấp phải nắm chắc công tác quản lý an toàn chất lượng lương thực, đặc biệt hiểu biết về việc quản lý an toàn vệ sinh nguyên liệu thô.

Phải tăng cường hơn nữa việc lãnh đạo công tác quản lý an toàn chất lượng lương thực. Ban quản lý hành chính lương thực các cấp đều phải thành lập nhóm lãnh đạo điều tiết về quản lý an toàn chất lượng lương thực, người lãnh đạo sẽ chịu trách nhiệm, phân công nhiệm vụ phụ trách cụ thể, trong quá trình hình thành ban lương thực tương ứng với cơ chế điều tiết nhanh hiệu quả quản lý an toàn chất lượng.

Phải tích cực thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn chất lượng lương thực. Ban quản lý hành chính lương thực các cấp phải căn cứ vào các quy định liên quan của “Luật an toàn nông sản”, “Luật quản lý lưu thông lương thực”, trong quá trình điều tiết thống nhất trách nhiệm chính quyền nhân dân cùng cấp, lãnh đạo, tổ chức, điều tiết, thực hiện thiết thực chức trách quản lý an toàn chất lượng lương thực trong lĩnh vực hành chính. Ban quản lý hành chính lương thực các cấp cần tăng cường chỉ đạo và kiểm tra công tác triển khai quản lý chất lượng của Ban lương thực cấp huyện, thành phố. Đối với các trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ, lợi dụng chức quyền, vì tình riêng làm rối kỷ cương v.v… sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Kiện toàn chế độ quản lý an toàn chất lượng lương thực và dự án ứng phó với những nhu cầu cấp thiết.

Ban ngành quản lý hành chính lương thực các tỉnh theo luật pháp phải xây dựng kiện toàn chế độ quản lý an toàn chất lượng lương thực trong lĩnh vực hành chính.

Một là, đề ra kế hoạch thực hiện giám sát vệ sinh lương thực và chất lượng lương thực. Theo tiêu chuẩn an toàn chất lượng lương thực, tiến hành giám sát toàn diện và kịp thời báo cáo về tình hình chất lượng và vệ sinh của việc thu hoạch, lưu kho và xuất kho tiêu thụ.

Hai là, xây dựng cơ chế đối phó khẩn cấp những sự việc phát sinh về an toàn chất lượng lương thực.  Ủng hộ nguyên tắc phát hiện sớm, báo cáo sớm, xử lý sớm, kịp thời điều tra, xác nhận tình trạng lương thực bị hư hỏng và có khả năng sẽ bị hư hỏng, lựa chọn giải pháp khống chế hiệu quả, xóa bỏ các trường hợp ôi thiu, giảm tác động xấu gây ra.

Ba là,xây dựng kiện toàn chế độ quản lý thu mua lương thực. Quy định năng lực kiểm nghiệm và đảm bảo an toàn chất lượng lương thực, nắm chắc nhu cầu của người bán, kiện toàn chế độ kiểm tra thu mua nhập và xuất kho lương thực, kiện toàn trách nhiệm người kinh doanh an toàn chất lượng lương thực và hệ thống quản lý tín dụng an toàn.

Bốn là, xây dựng kiện toàn chế độ điều tra giám sát an toàn chất lượng lương thực. Điều chỉnh biên chế và thực hiện yêu cầu của kế hoạch điều tra, tăng cường điều tra đối với khu vực trọng điểm, mắt xích trọng điểm, hạng mục trọng điểm, đối tượng giám sát trọng điểm, đặc biệt là tăng cường giám sát vệ sinh nguyên liệu thô.

3. Thực hiện chức trách, tăng cường quản lý an toàn chất lượng lương thực

Ban quản lý hành chính lương thực các cấp cần thống nhất sắp xếp và giám sát công tác quản lý an toàn chất lượng lương thực của khu vực, đề phòng các trường hợp có những loại không đạt yêu cầu về an toàn vệ sinh được tung ra thị trường.

Cần tăng cường yêu cầu nhà kinh doanh thực hiện việc kiểm tra giám sát tình hình an toàn chất lượng trong hoạt động thu mua, dự trữ, đề ra những chính sách hợp lý. Kết hợp với tình hình thực tế trong khu vực, quyết định nội dung trọng điểm của việc kiểm tra an toàn chất lượng lương thực, đốc thúc người kinh doanh nghiêm chỉnh chấp hành quy cách kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn chất lượng lương thực, tích cực thực hiện chính sách thu mua lương thực của Nhà nước, đẩy mạnh kiểm tra, nghiêm chỉnh chấp hành thủ tục nhập xuất kho, và quy trình sử dụng hóa chất trong việc bảo quản kho hàng, hoàn thiện hồ sơ về chất lượng, thực hiện thiết thực quyền và nghĩa vụ về an toàn chất lượng lương thực.

Phải tăng cường điều tra về chính sách thu mua và dự trữ lương thực theo tiêu chuẩn an toàn chất lượng. Cùng với triển khai toàn diện kho lương và điều tra một loạt các chính sách, phải tiến hành điều tra trọng điểm các hạng mục quan trọng và khu vực có khả năng gây ảnh hưởng đến an toàn chất lượng lương thực. Ban quản lý hành chính lương thực quốc gia và cấp tỉnh có thể có khả năng có lương thực “bẩn” sẽ phải thực hiện các yêu cầu mà chính sách đưa ra, thiết lập hạng mục bắt buộc kiểm tra và thực hiện cưỡng chế kiểm nghiệm đối với chính sách thu mua, xuất kho lương.

Tăng cường quản lý đối với lương thực không đảm bảo an toàn. Trường hợp phát hiện có thành phần gây hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép, lập tức niêm phong, ngừng xuất kho. Nếu đã được mang đi tiêu thụ, phải thu hồi theo luật định. Sau khi niêm phong lượng hàng không an toàn,tiến hành xử lý, sau khi được sự cho phép của cơ quan kiểm nghiệm, có thể mang ra thị trường tiêu thụ. Trường hợp không thể tiến hành xử lý lượng hàng này, thì không được phép tiêu thụ. Nghiêm chỉnh tuân thủ chế độ phân loại kho lương và kho phi lương thực.

4. Đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn chất lượng lương thực

Ban quản lý hành chính lương thực các cấp đều cần có nhân viên chuyên phụ trách các công việc cụ thể liên quan đến quản lý an toàn chất lượng lương thực. Ban quản lý hành chính lương thực các tỉnh phải đẩy mạnh hơn nữa việc quy hoạch, chỉ đạo, điều tiết và dốc sức hỗ việc xây dựng hệ thống an toàn chất lượng đối với lương thực, ưu việt hóa bố cục cơ cấu kiểm nghiệm. Xóa bỏ các điểm mù trong lĩnh vực quản lý. Chú ý tăng cường việc xây dựng cơ quan kiểm tra giám sát chất lượng lương thực tại các tỉnh/huyện trọng điểm về sản xuất, tiêu thụ lương thực. Đầu tự máy móc thiết bị, cải thiện tố chất con người, nâng cao năng lực kiểm nghiệm của các cơ quan kiểm dịch các cấp, phát huy cao độ chức năng của cơ quan kiểm dịch.

Ban lương thực các cấp tích cực tìm kiếm nguồn kinh phí nhằm hỗ trợ việc xây dựng hệ thống giám sát chất lượng lương thực cho quốc gia và địa phương.

5. Xây dựng kiện toàn cơ chế tin tức, báo cáo an toàn chất lượng lương thực.

Ban quản lý hành chính lương thực địa phương khi phát hiện thấy sự cố về vệ sinh an toàn, lập tức báo cáo lên chính quyền nhân dân và ban quản lý hành chính lương thực cấp trên. Ban quản lý hành chính lương thực các tỉnh cần định kỳ báo cáo tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm địa phương lên Cục lương thực quốc gia, nếu có sự cố bất thường phải lập tức báo cáo.

Khu vực bán lương thực phát hiện thấy việc mua bán hoặc nhập hàng không đúng với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn mà Nhà nước quy định, phải nhanh chóng thông báo cho Ban quản lý hành chính lương thực cấp tỉnh quản lý vùng sản xuất đó, hỗ trợ truy tìm đầu mối của mặt hàng “nhiễm bẩn”. Trong trường hợp số lượng lớn bị “nhiễm bẩn”, gây ảnh hưởng nghiêm trọng, phải báo cáo kịp thời lên Cục lương thực Quốc gia.

Trách nhiệm kiểm tra vệ sinh nguyên liệu thô rất lớn, liên quan đến lợi ích quần chúng nhân dân và ổn định xã hội, không thể lơ là được. Thông qua con đường phát triển khoa học và xây dựng xã  hội xã hội chủ nghĩa hài hòa, Ban quản lý hành chính lương thực các cấp từng bước làm tốt hơn nữa công tác quản lý vệ sinh nguyên liệu thô.

 

 

 

Võ Nga/ Bộ Nông nghiệp Trung Quốc

NỘI DUNG KHÁC

Nhập khẩu đậu tương Trung Quốc sẽ tăng vào cuối năm

14-12-2009

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu dầu ăn vào nước này trong nửa đầu năm 2009 đạt 3,44 triệu tấn dầu ăn , giảm 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu riêng trong tháng 6 đạt 770.000 tấn.

Trung Quốc - thị trường trọng điểm của Việt Nam

25-8-2009

Xác định Trung Quốc vẫn tiếp tục là một thị trường trọng điểm và là đối tác thương mại hàng đầu, Bộ Công Thương dự kiến năm 2009, kim ngạch mậu dịch giữa hai nước đạt khoảng 21,5 tỷ USD, tăng 6,9% so với năm 2008. Năm 2010, dự kiến có khả năng đạt 25 tỷ USD, hoàn thành mục tiêu mà lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra.

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc cần linh hoạt

14-12-2009

Theo Phó vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Công Thương cho biết, Trung Quốc khó đưa hàng vào các thị trường lớn do suy giảm kinh tế, nên tất yếu sẽ chuyển sang kêu gọi người dân sử dụng hàng nội địa, nên sẽ hạn chế hàng nhập khẩu, nhất là từ các nước có chung đường biên giới như Việt Nam.

Nhiều mặt hàng sẽ được xuất nhập qua cửa khẩu phụ

23-8-2009

Nông sản, khoáng sản, phân bón sẽ được xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu phụ, nằm ngoài các khu kinh tế cửa khẩu. Đó là nội dung chính trong Thông tư số 13/2009/TT-BCT vừa được Bộ Công Thương ban hành, có hiệu lực từ ngày 18/7/2009.

Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu sẽ đẩy hàng tiêu dùng sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch

20-8-2009

Trung Quốc giảm một loạt thuế xuất khẩu xuống 0%. Những mặt hàng được Trung Quốc và các địa phương của Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu xuống 0% gồm:

Quy định mới, nông sản Việt Nam chật vật qua cửa khẩu

19-8-2009

Trong khi hàng nhập khẩu Trung Quốc khá dễ vào Việt Nam thì hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này lại "chật vật" trước nhiều tiêu chuẩn. Tình cảnh những dãy ô tô chở hoa quả, nông sản của thương nhân Việt Nam dồn hàng dài tại một số cửa khẩu phía Bắc chờ được xuất khẩu sang Trung Quốc không còn hiếm gặp.

Đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh biên giới phía Bắc sang Trung Quốc

2-8-2009

Ngày 24/7/2009 tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã làm việc với 7 tỉnh biên giới phía Bắc, gồm: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên, bàn việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng chủ trì Hội nghị.

Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc tháng 7/2009 giảm xuống 4,39 triệu tấn

17-8-2009

Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong tháng 7/2009 giảm khỏi mức kỷ lục sau khi lượng nhập vượt mức nhu cầu.

Trung Quốc thị trường xuất khẩu cao su tiềm năng của Việt Nam

14-8-2009

Trung Quốc là một trong những đối thương mại nông sản quan trọng nhất của Việt Nam. Trong những mặt hàng nông sản xuất sang thị trường này, thì cao su tự nhiên vẫn là mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao nhất. Tuy nhiên, cao su Việt Nam chỉ chiếm 3,32% thị phần nhập khẩu của Trung Quốc.

Nông nghiệp, nông thôn, nông dân ĐBSCL - nâng tầm để phát triển - Bài 2: Chuyện “tam nông” ở ven đô

28-9-2009

Hiện các vùng ngoại ô TP Cần Thơ xuất hiện nhiều mô hình làm ăn giỏi như: trồng rau sạch, trồng hoa, làm nấm, nuôi bò sữa… Tuy nhiên, nhiều dự án xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư đã làm một bộ phận không nhỏ nông dân mất đất, đời sống khó khăn.

Nông nghiệp, nông thôn, nông dân ĐBSCL – nâng tầm để phát triển

28-9-2009

Bài 1: Mô hình Chợ Mới
“Nông dân Chợ Mới đang mê lúa như mê người yêu” – lão nông Nguyễn Duy Thiệt (Năm Thiệt), ở ấp Hòa Hạ, xã Kiến An ví von trong bối cảnh giá lúa tăng kịch trần gần 5.000 đồng/kg. Những ngày cuối tháng 4-2008, về cù lao Chợ Mới, An Giang - đi ngang qua nhà nào cũng thấy lúa đông-xuân vàng rực phơi đầy sân, chúng tôi càng thấu hiểu hơn câu nói của một cán bộ Huyện ủy: “Nông dân Chợ Mới sinh tử với nông nghiệp”. Từ lão nông như ông Năm Thiệt đến chủ tịch xã, chủ tịch huyện đều rầm rộ khí thế, quyết tâm “ra quân” xuống giống lúa hè – thu đúng lịch thời vụ để né rầy.