THỊ TRƯỜNG

Trung Quốc - thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam

Ngày đăng: 30 | 10 | 2009

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, Trung Quốc vẫn là một nền kinh tế có mức độ tăng trưởng dẫn đầu thế giới. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có sức thu hút lớn đối với doanh nghiệp nhiều nước.

Thị trường Trung Quốc có 4 đặc điểm lớn:

Thứ nhất, đây là thị trường khổng lồ với dân số hơn 1,3 tỷ người, có nhu cầu rất lớn phục vụ ổn định đời sống người dân và xã hội trước mắt cũng như các nhu cầu dự trữ chiến lược trong trường hợp thiên tai, biến đổi khí hậu,...

Trung Quốc còn là công xưởng lớn nhất thế giới có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với tất cả các loại nguyên, nhiên vật liệu, khoáng sản, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tiêu dùng trong nước, cho gia công xuất khẩu.

Thứ hai, Trung Quốc là thị trường láng giềng lớn nhất của Việt Nam. Mô hình phát triển kinh tế đều hướng ra xuất khẩu. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu có nhiều nét giống nhau. Thương mại hai bên được tiến hành theo nhiều phương thức mậu dịch phong phú (chính ngạch, buôn bán qua biên giới, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, trao đổi hàng hoá giữa cư dân biên giới hai nước).

Thứ ba, đây là thị trường có nhu cầu đa dạng. Nhu cầu giữa các vùng miền ở Trung Quốc khác nhau. Các tỉnh Đông Bắc và khu vực miền Trung có nhu cầu thường xuyên về rau quả nhiệt đới, thực phẩm đồ uống chế biến từ nguyên liệu hoa quả nhiệt đới.

Miền Tây Nam Trung Quốc có nhu cầu thường xuyên về thuỷ hải sản do không có biển. Địa hình miền núi hiểm trở. Miền Đông và các đặc khu kinh tế cần nhiều loại sản phẩm cao cấp từ các nước làng giềng phía Nam; đồ gỗ cao cấp, thuỷ hải sản tươi sống cao cấp, hoa quả nhiệt đới cao cấp.

Các tỉnh phía Nam và giáp biên thường xuyên có nhu cầu về than, khoáng sản (do vận chuyển từ phía Bắc xuống không hiệu quả).

Thứ tư, đây là thị trường đang phát triển. Hiện Trung Quốc đang hoàn thiện dần thị trường trao đổi hàng hoá tại các đô thị, trung tâm kinh tế thông qua hệ thống chợ bán buôn, chợ đầu mối và hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích.

Thị trường nông thôn Trung Quốc với hơn 700 triệu người tiêu dùng chủ yếu vẫn thông qua hệ thống chợ truyền thống và hệ thống hơn 2 vạn cửa hàng “Lợi dân” do Bộ Thương mại Trung Quốc xây dựng và quản lý tại các địa phương từ cấp xã trở lên.

Hiện nay, thị trường nội địa Trung Quốc đang được củng cố và sắp xếp lại do Chính phủ chuyển trọng tâm từ kinh tế hướng ra xuất khẩu sang chủ động mở rộng nhu cầu trong nước. Có nghĩa là hàng nước ngoài vào thị trường Trung Quốc sẽ khó khăn hơn do chính sách hỗ trợ khuyến khích sản xuất và sử dụng hàng nội địa.

Do lợi thế tuyệt đối về vị trí địa lý, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và bờ biển dài, nên cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu hai nước tuy cơ bản là tương đồng, nhưng về trước mắt và lâu dài Trung Quốc ngày càng phụ thuộc và có nhu cầu tăng lên đối với năm nhóm hàng Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển:

Thứ nhất, nhóm hàng nông sản nhiệt đới. Cụ thể, cao su tự nhiên, nhu cầu thường xuyên ổn định đồng thời có xu hướng tăng lên do ngành công nghiệp ôtô ngày càng phát triển.

Những năm qua, nguồn cung hoa quả nhiệt đới chủ yếu do Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan cung cấp nhưng mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của một số tỉnh phía Nam Trung Quốc. Chưa đủ sức và điều kiện vươn xa lên Đông Bắc và vào sâu trong lục địa. Các loại hạt và gia vị (đào lộn hột, hạt tiêu, quế, hồi).

Cà phê mới xâm nhập vào thị trường Trung Quốc trong khi nhu cầu tiêu dùng đối với loại đồ uống này tăng lên nhanh chóng, nhất là tại các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn do thói quen sinh hoạt đã thay đổi cơ bản.

Thế hệ trẻ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong dân số... Tương lai sắp tới các mặt hàng như gạo chất lượng cao, hoa tươi của ta sẽ thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.

Thứ hai, nhóm hàng đồ gỗ cao cấp gồm bàn ghế giả cổ, các loại đồ dùng gia đình hàng ngày từ gỗ chất lượng cao như đũa, hộp, lọ hoa đồ gỗ điêu khắc.

Nhóm thứ ba là thuỷ hải sản. Bao gồm, thuỷ hải sản đông lạnh và thuỷ hải sản khô xuất khẩu chủ yếu vào miền Tây. Hải sản tươi sống cao cấp chủ yếu xuất khẩu vào các trung tâm kinh tế, đô thị lớn nằm sâu trong lục địa.

Nhóm thứ tư, các mặt hàng thực phẩm chế biến bao gồm: Hoa quả sấy khô, bánh, mứt, kẹo chế biến từ nguyên liệu và hương liệu trái cây nhiệt đới như bánh sầu riêng, kẹo dừa, bánh đậu xanh...

Nhóm thứ năm là nhóm hàng giầy dép sản xuất từ nguyên liệu cao su.

Để tăng thị phần trên thị trường Trung Quốc, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải cố gắng đáp ứng và hoàn thiện năm yêu cầu đặt ra đối với một doanh nghiệp xuất khẩu.

Đó là doanh nghiệp phải có hệ thống kho tàng, nhà xưởng, cơ sở vật chất. Có hợp đồng thu mua nông sản ổn định trung và dài hạn (đối với doanh nghiệp chế biến hàng nông sản). Doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng công nghệ sản xuất, chế biến nông sản.

Doanh nghiệp đã xây dựng, quảng bá và đăng ký thương hiệu trong và ngoài nước. Cuối cùng doanh nghiệp cần thiết phải có chiến lược thâm nhập và phát triển mặt hàng trên thị trường Trung Quốc.

Với các tiền đề vững chắc được nêu trên, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin, lựa chọn cách tiếp cận thị trường, xây dựng mối quan hệ bạn hàng tại thị trường Trung Quốc thông qua các hội chợ quốc tế, chuyên ngành tổ chức tại Trung Quốc.

Cạnh đó, có thể lựa chọn đối tác thông qua danh sách các doanh nghiệp Trung Quốc được Bộ Thương mại Trung Quốc, Uỷ ban Xúc tiến mậu dịch Trung Quốc thẩm định và công bố hàng năm. Cũng có thể thông qua hệ thống các hiệp hội ngành hàng của Trung Quốc giới thiệu.

Thông qua giới thiệu của Thương vụ và các Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc cũng là kênh đáng tin cậy.

Mặt khác, doanh nghiệp Việt Nam cần tổ chức đoàn đi khảo sát, xây dựng hệ thống đại lý bán. Thâm nhập và tham gia các kênh phân phối vào hệ thống siêu thị. Tham gia hệ thống bán buôn và chợ đầu mối ở một số tỉnh thành phố. Mở các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm. Hoặc liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm tại đây.

Để doanh nghiệp Việt Nam an tâm làm ăn lâu dài trên thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp cần nắm vững cách thức thẩm tra lý lịch thương nhân Trung Quốc nhằm xác định đúng đối tác.

Muốn vậy, doanh nghiệp ta cần lưu ý các quy định, thông lệ sau:

Thứ nhất, theo quy định của Bộ Thương mại Trung Quốc, chỉ có một số doanh nghiệp đặc biệt do Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ định và cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực thẩm tra lý lịch thương nhân và khả năng kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp Trung Quốc.

Phía doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu thẩm tra đối tác Trung Quốc đều phải thông qua các doanh nghiệp này và phải trả chi phí theo yêu cầu thẩm tra cụ thể. Chi tiết cụ thể liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh.

Đối với các đối tác giao dịch gián tiếp qua mạng, những đối tác được giới thiệu qua trung gian hoặc đối tác lớn cần kiểm tra kỹ lí lịch thương nhân để quyết định hợp tác lâu dài hay trước khi ký kết những hợp đồng giao dịch lớn, đề nghị doanh nghiệp nên dành một khoản chi phí uỷ thác doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực trên trợ giúp.

Thứ hai, trong trường hợp là đối tác thông thường lần đầu tiếp xúc qua hội chợ triển lãm hoặc qua các kênh hội thảo, diễn đàn, giao thương... thì cần đề nghị đối tác cung cấp giấy phép kinh doanh do Cục Quản lý hành chính công thương tại Tỉnh, thành phố Trung Quốc mà doanh nghiệp đó có trụ sở. Giấy phép kinh doanh nếu là bản sao phải có công chứng.

Thứ ba, đối với các doanh nghiệp Trung Quốc dù là nhà nhập khẩu hay xuất khẩu, trước khi ký kết hợp đồng thương mại đầu tiên, doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động dành kinh phí cử đoàn khoảng 2-3 người sang trực tiếp thẩm định văn phòng, hệ thống nhà xưởng, kho tàng, hệ thống phân phối...

(Trích bản tin Thương mại Việt - Trung tháng 9)

Download bản tin tháng 9 tại đây

AGROINFO

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu than cốc của Trung Quốc sẽ giảm trong quý 3/09

30-10-2009

Một nhà phân tích thuộc hãng cung cấp thông tin công nghiệp Umetal.net cho biết xuất khẩu than cốc của Trung Quốc chắc chắn sẽ vẫn thấp trong quý 3 năm nay.

Sản lượng ngô của Trung Quốc năm nay sẽ tăng

23-10-2009

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Trung Quốc, Sun Zhengcai, nước sản xuất ngô lớn thứ 2 thế giới này có thể tăng sản lượng ngô trong năm nay nhờ diện tích trồng tăng, bù lại cho thiệt hại do hạn hán.

Trung Quốc công bố hạn ngạch nhập khẩu đường và len năm 2010

16-10-2009

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, nước này công bố hạn ngạch nhập khẩu với mức thuế thấp của 1.945 triệu tấn đường và 287.000 tấn len cho năm 2010, con số này không đổi so với năm 2009 như một phần cam kết của Trung Quốc trong việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Trung Quốc xem xét cấm nhập thịt gà Mỹ

9-10-2009

Theo tin từ Hiệp hội Chăn nuôi Trung Quốc, Chính phủ nước này đang xem xét có nên đưa ra các biện pháp hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Mỹ hay không.

Tỏi Việt Nam lép vế tỏi Trung Quốc ngay trên sân nhà

2-10-2009

Trong khi thị trường tỏi trong nước còn đang loay hoay tìm chỗ đứng thì tỏi Trung Quốc nhập khẩu đã nhanh chân thâu tóm thị trường nội địa với số lượng lớn. Giống tỏi Việt Nam dù chắc củ và chứa nhiều tinh dầu nhưng khó cạnh tranh nổi với tỏi Trung Quốc.

Phát hiện hơn 4 tấn thực phẩm Trung Quốc giả nhãn hiệu VN

17-12-2009

Sau một thời gian theo dõi, hôm qua Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM (QLTT) đã bất ngờ kiểm tra, phát hiện tại Công ty TNHH Kim Lan (33, 45 - 47 lô R đường Phan Cát Tựu, Q.Bình Tân) hơn 1 tấn thực phẩm khô các loại như táo, me, xí muội, bánh kẹo, xuất xứ Trung Quốc đang được các công nhân đóng gói vào bao bì ghi nhãn hiệu của Công ty Kim Lan.

Thông tư về công tác tăng cường quản lý an toàn chất lượng lương thực

16-12-2009

Để thực hiện quán triệt “Luật an toàn nông sản”, tăng cường việc quản lý vệ sinh lương thực và chất lượng trong hoạt động kết nối thu mua, dự trữ, đề phòng không phù hợp với tiêu chuẩn an toàn chất lượng, đảm bảo người dân yên tâm khi sử dụng lương thực, nay ban hành thông tư về việc làm tốt hơn nữa công tác quản lý an toàn chất lượng lương thực. Nội dung chủ yếu bao gồm các vấn đề sau:

Nhập khẩu đậu tương Trung Quốc sẽ tăng vào cuối năm

14-12-2009

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu dầu ăn vào nước này trong nửa đầu năm 2009 đạt 3,44 triệu tấn dầu ăn , giảm 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu riêng trong tháng 6 đạt 770.000 tấn.

Trung Quốc - thị trường trọng điểm của Việt Nam

25-8-2009

Xác định Trung Quốc vẫn tiếp tục là một thị trường trọng điểm và là đối tác thương mại hàng đầu, Bộ Công Thương dự kiến năm 2009, kim ngạch mậu dịch giữa hai nước đạt khoảng 21,5 tỷ USD, tăng 6,9% so với năm 2008. Năm 2010, dự kiến có khả năng đạt 25 tỷ USD, hoàn thành mục tiêu mà lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra.

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc cần linh hoạt

14-12-2009

Theo Phó vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Công Thương cho biết, Trung Quốc khó đưa hàng vào các thị trường lớn do suy giảm kinh tế, nên tất yếu sẽ chuyển sang kêu gọi người dân sử dụng hàng nội địa, nên sẽ hạn chế hàng nhập khẩu, nhất là từ các nước có chung đường biên giới như Việt Nam.

Nhiều mặt hàng sẽ được xuất nhập qua cửa khẩu phụ

23-8-2009

Nông sản, khoáng sản, phân bón sẽ được xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu phụ, nằm ngoài các khu kinh tế cửa khẩu. Đó là nội dung chính trong Thông tư số 13/2009/TT-BCT vừa được Bộ Công Thương ban hành, có hiệu lực từ ngày 18/7/2009.

Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu sẽ đẩy hàng tiêu dùng sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch

20-8-2009

Trung Quốc giảm một loạt thuế xuất khẩu xuống 0%. Những mặt hàng được Trung Quốc và các địa phương của Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu xuống 0% gồm: