HỘI THẢO

Lào Cai đầu tư phát triển dịch vụ thương mại nông thôn

Ngày đăng: 02 | 07 | 2010

AGROINFO - Dự án phát triển dịch vụ thương mại nông thôn là 1 trong 4 lĩnh vực chính của Đề án Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 – 2010.

Đến nay, Dự án phát triển dịch vụ thương mại nông thôn đã đạt nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn ở Lào Cai.

Thành quả đầu tiên của dự án là việc phát triển mạng lưới thương mại - dịch vụ. Toàn tỉnh hiện có 71 chợ (nông thôn có 50 chợ, thành thị có 21 chợ), trong đó 45 chợ kiên cố, 12 chợ bán kiên cố, 14 chợ tạm. Trong những năm qua, hệ thống chợ đã cơ bản đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, các phiên chợ vùng cao không chỉ là nơi trao đổi, giao lưu thương mại mà còn là một nét đẹp văn hóa, tạo điều kiện để các địa phương phát triển du lịch bản địa.

Bên cạnh việc phát triển mạng lưới chợ, hệ thống cửa hàng thương nghiệp tại các huyện, thành phố cũng từng bước phục vụ tốt hơn nhu cầu mua, bán của người dân. Năm 2009, toàn tỉnh có 8.673 cửa hàng thuộc sở hữu của nhiều thành phần kinh tế; chủ yếu là các doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh các loại hàng hóa đa dạng, phong phú, mạng lưới rộng. Các cửa hàng cơ bản đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu của nhân dân, nhất là đối với hai mặt hàng chính sách (dầu hỏa và muối i-ốt). Tuy nhiên ở một số huyện vùng cao, loại hình dịch vụ này còn ít, nên việc cung ứng các nhu cầu cho tiêu dùng của nhân dân còn có nhiều khó khăn.

 
 

Cửa hàng thương nghiệp Ý Tý luôn thu hút người dân tới mua sắm.   Ảnh: Phạm Khắc Xương

Hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng, dầu trên địa bàn tỉnh cũng được mở rộng. Đến hết năm 2009, toàn tỉnh có 46 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, tăng 15% so với năm 2006. Giai đoạn 2006 - 2009, đã đầu tư sửa chữa nâng cấp và xây dựng mới 5 cửa hàng xăng, dầu ở khu vực nông thôn, bằng nguồn vốn doanh nghiệp với kinh phí 11,6 tỷ đồng, đạt 99,7% so với mục tiêu năm 2010. Các cửa hàng xăng, dầu mới đầu tư có cơ sở khang trang hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và phục vụ tốt công tác an ninh, quốc phòng trên địa bàn. Hệ thống thương mại cung ứng dịch vụ bán lẻ được mở rộng với sự tham gia của các thành phần kinh tế chủ yếu tại các trung tâm xã, cụm xã, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ở nông thôn.

Đảm bảo cho nhu cầu phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững, tỉnh Lào Cai rất chú ý đến khâu đào tạo nhân lực cho hoạt động dịch vụ thương mại nông thôn. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo các ngành phối hợp với các trường, cơ sở đào tạo nghề mở các lớp đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý, trình độ tay nghề cho trên 38.600 lượt người, gồm đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đặc biệt quan tâm đến lao động nông thôn, người nghèo và lao động thuộc các xã đặc biệt khó khăn. Cùng với đó, tỉnh cũng tích cực hỗ trợ nông dân các dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tổ chức và tham gia nhiều Hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế nhằm giới thiệu các sản phẩm đặc sắc của địa phương, đăng ký bảo hộ thương hiệu... Bên cạnh đó là triển khai các chương trình phát triển làng nghề chạm khắc bạc, rượu Bản Phố (Bắc Hà) và nhiều sản phẩm đã được đăng ký thương hiệu như: gạo Séng Cù, tương ớt, chè Thanh Bình (Mường Khương); rượu Shan Lùng, Mao Lùng (Bát Xát); chè Phong Hải (Bảo Thắng); mật ong Thanh Xuân (Bảo Yên).

Với những thành công bước đầu từ dự án phát triển dịch vụ thương mại nông thôn, tỉnh Lào Cai đã có bước chuyển mình khá rõ rệt. Hệ thống chợ, cửa hàng xăng, dầu, vật tư, thương mại cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng hoá được củng cố và phát triển tới trung tâm cụm xã, các khu vực vùng sâu, vùng xa. Hệ thống này đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, đáp ứng nhu cầu mua sắm, giao lưu văn hoá, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, Dự án phát triển dịch vụ thương mại nông thôn còn bộc lộ một số khó khăn, tồn tại. Ví dụ như thương mại khu vực nông thôn hoạt động chủ yếu thông qua các chợ phiên; do chưa có giải pháp huy động nguồn lực trong dân có hiệu quả, nên chưa hấp dẫn các chủ thể kinh doanh và cư dân trên địa bàn bỏ vốn đầu tư xây dựng chợ, vì vậy loại hình này phát triển chậm. Mặt khác, nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn lực chính đầu tư phát triển hệ thống chợ, nhưng thời gian qua việc bố trí kinh phí xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu, nên mục tiêu về xây dựng chợ chưa đạt. Mạng lưới bán lẻ xăng, dầu xây dựng từ năm 2006 đến nay còn nhiều bất cập, nhiều khu vực chưa có các cửa hàng cung ứng xăng, dầu hoặc không thuận lợi cho việc cung cấp nhiên liệu để thực hiện các chương trình phát triển nông thôn và sinh hoạt của nhân dân... Để hướng tới phát triển dịch vụ thương mại nông thôn ở Lào Cai nhanh mạnh và đảm bảo tính bền vững, cần từng bước giải quyết những tồn tại này.

Lê Huê (Theo Báo Lào Cai)

NỘI DUNG KHÁC

Tìm giải pháp để hạn chế tình trạng ngập úng, sạt lở đất hạ lưu sông Krông Nô

2-7-2010

AGROINFO - Vài năm trở lại đây, hạ lưu dòng Krông Nô (phía dưới hạ nguồn Thủy điện Buôn Tua Srah), đang có nhiều biến động bất thường. Trữ lượng phù sa cũng như các loại cá, sinh vật dưới hạ nguồn bị giảm từ 70 đến 80% so với trước đây.

Chợ phiên của người Mông ở Đắk Som

2-7-2010

AGROINFO - Chợ phiên của người Mông ở Đắk Som là một nét đẹp văn hóa của người dân địa phương. Trải qua thời gian, chợ phiên này vẫn duy trì được nhiều phong tục truyền thống, mang những nét đặc trưng của người Mông.

Đắk Lắk : chăn nuôi động vật hoang dã đối mặt với nhiều rủi ro

2-7-2010

AGROINFO – Ở Đắk Lắk, xu hướng nuôi động vật hoang dã đang trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên việc mở rộng ồ ạt loại hình chăn nuôi này cũng chứa đựng không ít rủi ro.

Lào cai: Cần có sự đột phá để phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa

1-7-2010

AGROINFO - Ngành nông nghiệp Lào Cai vừa đưa ra định hướng phát triển chăn nuôi giai đoạn từ 2011 - 2015 với mục tiêu chính là chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Trong đó khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại có quy mô lớn, đảm bảo an toàn và phát triển bền vững.

Các nhà máy thủy điện ở Đắk Lắk thiếu nước nghiêm trọng

1-7-2010

AGROINFO - Lãnh đạo Công ty Thủy điện Buôn Kuốp cho biết, hiện nay hầu hết các nhà máy thủy điện trên địa bàn Đắk Lắk đang bị thiếu nước nghiêm trọng, gây khó khăn trong việc vận hành sản xuất cung cấp điện lên lưới quốc gia.

Đắk Lắk: Chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1-7-2010

AGROINFO - 6 tháng đầu năm, các trường và cơ sở dạy nghề đã tổ chức tuyển và đạo tạo nghề cho 7.313 người, trong đó nữ là 1.858 người, dân tộc thiểu số là 1.951 người và đào tạo sơ cấp nghề miễn phí cho lao động nông thôn là 1.050 người.

Thành phố Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1-7-2010

AGROINFO – 6 tháng đầu năm 2010, kinh tế - xã hội của thành phố Lào Cai tiếp tục phát triển, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt hơn 111 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2009, bằng 65% kế hoạch giao.

Dịch bệnh bùng nổ trên cây chanh dây

29-6-2010

AGROINFO - Bất chấp mọi khuyến cáo của ngành nông nghiệp, diện tích cây chanh dây ở Đăk Nông vẫn được người dân mở rộng từng ngày. Hiện tại, người nông dân trồng cây chanh dây đang phải đối phó với nhiều dịch bệnh.

Nậm Đét - giàu từ trồng quế

28-6-2010

AGROINFO - Dọc đường vào Nậm Đét (Bắc Hà) những ngày đầu tháng 6, vỏ quế phơi thành dãy dài hàng cây số, hương thơm nồng. Trên những đồi quế ven đường, nhân dân Nậm Đét hối hả thu hoạch quế.

Sản xuất hạt giống lúa lai: Đối mặt với sự bất thuận của thời tiết

24-6-2010

AGROINFO - Ea Kar từng được đánh giá là vùng sản xuất giống lúa lai đạt năng suất cao nhất nước, nhưng vụ đông xuân 2009 – 2010, sản xuất giống lúa lai ở đây phải đối mặt với sự biến đổi của thời tiết, có đến 20% diện tích năng suất giảm và ảnh hưởng đến chất lượng.

Vấn nạn rác thải ở Trung tâm huyện Ea Súp

24-6-2010

AGROINFO - Nhiều năm qua, ngay giữa trung tâm huyện Ea Súp, nhiều bãi rác thải vẫn tồn tại ngang nhiên, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và cuộc sống của người dân.

Động vật hoang dã - xu hướng chăn nuôi mới

22-6-2010

AGROINFO – Những năm qua, tỉnh Đak Lak đã phát triển chăn nuôi một số loài động vật hoang dã quý hiếm như: nhím, nai, chồn hương, cá sấu, heo rừng. Đây là hướng đi mới đem lại lợi nhuận cao cho nhiều hộ chăn nuôi.