HỘI THẢO

Động vật hoang dã - xu hướng chăn nuôi mới

Ngày đăng: 22 | 06 | 2010

AGROINFO – Những năm qua, tỉnh Đak Lak đã phát triển chăn nuôi một số loài động vật hoang dã quý hiếm như: nhím, nai, chồn hương, cá sấu, heo rừng. Đây là hướng đi mới đem lại lợi nhuận cao cho nhiều hộ chăn nuôi.

Làm giàu từ chăn nuôi động vật hoang dã

Cách đây 4-5 năm, phong trào gây, nuôi các loại động vật hoang dã mới chỉ hình thành, nhen nhóm ở một số hộ có sở thích và giới hạn trong một số động vật. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, nó đã trở thành một nghề chăn nuôi mới giúp nhiều hộ gia đình vươn lên làm giàu, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân. Trung tâm giống Heo rừng Tây Nguyên thuộc Công ty TNHH N.N.H (thôn 4, xã Ea Dar, huyện Ea Kar) là một trong những trang trại ăn nên làm ra từ chăn nuôi heo rừng. Ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH N. N. H cho biết: “Tôi đã sang Thái Lan và thấy họ rất thành công trong việc cung cấp con giống có chất lượng tốt cho người dân. Còn ở nước ta những con giống mang mầm bệnh vẫn được đưa ra bán cho người dân chăn nuôi. Điều này rất nguy hiểm vì heo giống khá đắt tiền, khi heo bị bệnh chết, người chăn nuôi sẽ gặp nhiều khó khăn, điêu đứng. Do vây, tôi đã xây dựng một trung tâm giống có uy tín để cung cấp cho bà con những con giống khỏe mạnh”. Trong 2 năm (2008, 2009), Trung tâm đã xuất 1.300 con heo giống và 1.500 con heo thịt ra thị trường. Không chỉ cung cấp heo giống cho người dân trong tỉnh, các tỉnh lân cận mà nhiều hộ chăn nuôi ở Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ… cũng tìm đến Trung tâm để mua giống. Tính đến thời điểm này đã có 30 hộ gia đình nhận heo giống của Trung tâm về nuôi và hơn 150 hộ khác đã đăng ký chờ nhận giống; hộ nuôi ít từ 3 đến 5 con, có hộ nuôi từ 10 đến 20 con.

Ông Hoàng Mạnh Cường chủ trại giống động vật hoang dã ở tổ 1, khối 8, phường Tân Tiến, TP. BMT là người nuôi nhiều loài dộng vật hoang dã cùng một lúc; nhưng chồn hương là loài động vật ông Cường quan tâm đặc biệt. Vì khi được UBND tỉnh cấp cho 4 con chồn hương giống (theo quyết định số 3223/UBND – NLN ngày 27-10-2005) đến nay ông đã nhân giống đàn chồn hương lên con số hàng trăm, trong đó chủ yếu là chồn sinh sản. Để có được thành công đó, ông Cường đã phải mất hàng tháng trời theo dõi tập tính sinh hoạt của loài động vật hoang dã này không kể ngày đêm với mong muốn phát triển mạnh đàn chồn hương nhằm góp phần làm tăng sản phẩm và hình thành thương hiệu cà phê chồn Buôn Ma Thuột. Hiện nay ông đã đưa con giống xuống cho các hộ nông dân trồng cà phê để nuôi thử nghiệm và bước đầu thu được nhiều thành công. Mùa cà phê năm 2009, ông Cường đã đưa 15 con chồn về gia đình anh ông Nguyễn Minh Cường và 10 con về gia đình ông Phan Thanh Lượng ở buôn H’Rak, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột nuôi sản xuất cà phê chồn tại rẫy. Mùa vừa rồi ông Nguyễn Minh Cường sản xuất được 60 kg cà phê chồn, còn hộ ông Lượng thu được 50 kg. Các ông cho biết: “Nuôi chồn không những đã giúp gia đình chúng tôi thay đổi cách làm ăn trước đây, mà còn có thể giàu lên. Bởi mỗi ki-lô-gam cà phê chồn làm ra có giá bán gấp nhiều lần cà phê thường, do chồn chỉ ăn những quả cà phê chín nên gia đình tôi có thể tận dụng được lao động phụ là con em đang ở tuổi đi học tranh thủ thời gian hái cà phê chín cho chồn ăn và thu lượm sản phẩm”. Còn ở xã Ea Tân (huyện Krông Năng) mô hình nuôi nhím đang tạo ra bước đi mới cho người dân nơi đây phát triển kinh tế có hiệu quả.

Một góc Trung tâm giống Heo rừng Tây Nguyên
Anh Lâm Thanh Hùng (thôn Ea Chăm) đặc biệt thành công với mô hình nuôi nhím. Ban đầu anh nuôi 6 cặp với giá 22 – 24 triệu đồng/cặp. Đến nay, một số cặp nhím của anh Hùng đã bắt đầu sinh sản. Theo anh thì con nhím rất dễ nuôi. Thức ăn chủ yếu là các loại rau, củ. Tuy nhiên giá con giống cao nên ban đầu anh chỉ nuôi với số lượng ít. Và giá giống nhím từ 4 - 5 triệu đồng/cặp, nhím thịt trên 300.000 đồng/kg thì với số lượng đàn nhím hiện nay, mỗi năm cho gia đình anh thu nhập trên một trăm triệu đồng. Anh cho biết khi đàn nhím đạt số lượng 50 – 70 cặp anh mới kinh doanh nhím giống và nhím thịt. Từ anh Lâm Thanh Hùng là người tiên phong, nhiều người khác cũng chọn con nhím làm hướng phát triển mới của kinh tế gia đình. Anh Hùng đã giúp đỡ bà con những kinh nghiệm trong việc chăm sóc con nhím. Đến nay, toàn xã Ea Tân đàn nhím lên đến gần 200 con.

Cần quan tâm nhiều hơn đến mô hình nuôi động vật hoang dã

Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, đến nay trên địa bàn tỉnh ta đã có 272 hộ, các trang trại gia đình gây nuôi nhiều loại động vật hoang dã như: nai, nhím, rắn, ba ba, cá sấu, lợn rừng, kỳ đà, khỉ, rùa, chồn hương…; nhiều hơn cả là nai, lợn rừng, nhím và rắn. Cả tỉnh mới chỉ có 10 huyện, thành phố gây nuôi. Trong 272 gia đình chăn nuôi động vật hoang dã thì TP. Buôn Ma Thuột có 249 hộ. Động vật được nuôi nhiều nhất là nai có 235 hộ đăng ký nuôi. Hộ nuôi nhiều nhất trên 10 con, hộ ít vài ba con. Khác với trước đây các loại động vật hoang dã đều có xuất xứ từ rừng núi sông hồ bây giờ hầu hết gây nuôi chủ yếu thông qua sinh sản con giống. Nhím, heo rừng, cá sấu, nai, rắn … đều được nuôi, chăm sóc cho ăn như nhiều loại gia súc trong nhà có khác là việc xây dựng chuồng trại, khóa chốt cẩn thận hơn. Qua đây cho thấy việc gây nuôi động vật hoang dã đang trở thành phổ biến và loại hình sản xuất này cần được quan tâm, quản lý theo đúng quy định. Với vai trò là cơ quan quản lý các loại động vật hoang dã, ngành Kiểm lâm đã tích cực, chủ động tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến việc gây, nuôi, tiêu thụ sản phẩm động vật hoang dã.

Theo ông Y Rít Buôn Yă, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: “Thời gian qua việc gây, nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh chưa có vấn đề gì phức tạp, hầu hết các hộ nuôi tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Qua rà soát, các hộ nuôi đều phát triển tự phát, quá trình đầu tư kỹ thuật, vốn, thị trường… đều do các hộ tự lo”. Với cách phát triển này khó có thể hạn chế hết những tồn tại, mâu thuẫn khi mở rộng. Hiện tại chưa có vấn đề gì lớn phát sinh, nhưng nếu có dịch bệnh, mất an toàn, thị trường… thì sẽ đẩy nhiều hộ vào hoàn cảnh khó khăn. Trước mắt việc gây, nuôi động vật hoang dã chưa có vi phạm pháp luật, song không vì thế mà xem nhẹ lơ là việc kiểm tra, kiểm soát. Khi số lượng nuôi mở rộng cần có cơ chế quản lý thích ứng để phòng ngừa tình huống xấu xảy ra, bảo đảm sản xuất bền vững, ổn định.

Lê Huê

NỘI DUNG KHÁC

Giải pháp tăng năng suất cao su ở Tây Nguyên

22-6-2010

AGROINFO - Theo thống kê, hiện nay diện tích vườn cây cao su kiến thiết cơ bản có các giống mới ở khu vực Tây Nguyên chiếm 15,4%, hứa hẹn tiềm năng tăng năng suất vào những năm tiếp theo khi diện tích này được đưa vào khai thác.

Nông dân Dak Lak giàu lên nhờ cây ăn quả

21-6-2010

AGROINFO - Cuối năm 2001, cây vải thiều Hải Dương, nhãn Hương Chi bắt đầu xuất hiện trên vùng đất khô cằn xã Ea Sô, huyện Ea Kar. Từ đó đến nay loại cây này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Lào Cai – tiềm năng phát triển cây lâm sản ngoài gỗ

21-6-2010

AGROINFO - Ở Lào Cai, cây lâm sản ngoài gỗ(CLSNG) đang mang lại việc làm ổn định, giá trị kinh tế cao cho người dân ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Nông dân Bát Xát xóa nghèo nhờ dưa hấu

21-6-2010

AGROINFO – Dưa hấu chỉ là một loại cây trồng phụ ở Bát Xát. Tuy nhiên, năm nay dưa hấu đã góp phần đáng kể giúp cho nhân dân các dân tộc Bát Xát xóa đói, giảm nghèo.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lào Cai cùng nông dân làm giàu

17-6-2010

AGROINFO – Nhờ có nguồn vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NH NN&PTNT) Lào Cai, hơn 80 hộ đã phát triển việc thu mua nông sản với thu nhập cao. Quan trọng hơn, nguồn vốn đó đã giúp nông dân thay đổi nhận thức, lề lối canh tác theo hướng thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hình thành vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa.

Lào Cai mở rộng vùng nguyên liệu gắn liền với chế biến nông, lâm sản

17-6-2010

AGROINFO – Những năm qua, Lào Cai đã có nhiều hoạt động đẩy mạnh việc phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến đạt hiệu quả cao, góp phần thực hiện thắng lợi Đề án Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Nước sạch về với vùng cao Lào Cai

15-6-2010

AGROINFO - Lào Cai là tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, những năm qua, luôn nỗ lực vượt qua những khó khăn để đưa nước sạch về những vùng khó khăn.

Khóc – cười chuyện liên kết trồng rừng ở Krông Bông

15-6-2010

AGROINFO - Có những diện tích rừng đã đến chu kỳ khai thác, nhưng người trồng không biết phải định đoạt thế nào; nhưng cũng có không ít những diện tích rừng còn non thì lại bị người dân chặt bán với giá rẻ, đó là thực trạng “dở khóc dở cười “ trong liên kết trồng rừng của người dân ở huyện Krông Bông với Công ty Cổ phần Nghiệp Lâm (CTNL) TP. Hồ Chí Minh.

Rừng đặc dụng Đray Sáp ngày càng nghèo kiệt

15-6-2010

AGROINFO – Trong năm 2008, Đội quản lý bảo vệ rừng và lực lượng kiểm lâm huyện Krông Nô đã phát hiện được 52 vụ phá rừng tại Đray Sáp. Rừng đặc dụng Đray Sáp đang ngày càng trở nên nghèo kiệt, nhiều loại cây gỗ quý hiếm đã bị khai thác, tàn phá nghiêm trọng.

Đắk Song - nông dân tập trung chăm sóc cây trồng vụ hè thu

15-6-2010

AGROINFO - Những ngày đầu tháng 6, trên khắp các cánh đồng huyện Đắk Song đâu đâu người ta cũng bắt gặp hình ảnh những bãi ngô, ruộng khoai xanh mướt, nhiều cây bí đỏ bung ngọn trải dài trên đất. Hiện tại người nông dân đang tập trung chăm sóc cây trồng vụ hè thu.

Được mùa xoài, nông dân Bảo Nhai vẫn điêu đứng

15-6-2010

AGROINFO - Năm nay, vườn xoài của nhiều nông dân xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) được mùa lớn. Nhưng niềm vui vẫn không đến với người nông dân, vì giá thu mua xoài quá thấp. Thậm chí nông dân không tìm được người mua xoài.

Cà phê tăng giá

15-6-2010

AGROINFO - Mấy ngày qua, giá cà phê có xu hướng tăng mạnh, từ 24.300 đồng/ kg ngày 9-6 tăng lên 25.500 đồng/kg trong ngày 11.6.