HỘI THẢO

Lào Cai – tiềm năng phát triển cây lâm sản ngoài gỗ

Ngày đăng: 21 | 06 | 2010

AGROINFO - Ở Lào Cai, cây lâm sản ngoài gỗ(CLSNG) đang mang lại việc làm ổn định, giá trị kinh tế cao cho người dân ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Thảo quả - CLSNG  có giá trị kinh tế cao

Thực tế cho thấy CLSNG là những loại cây có giá trị kinh tế cao. Điển hình là cây thảo quả, cây làm giàu của đồng bào vùng cao một số xã huyện Sa Pa, Bát Xát và Văn Bàn. Từ nhiều năm trở lại đây, không ít nông dân triệu phú, tỷ phú của vùng cao vẫn gắn với cây thảo quả. Bài toán đơn giản là 1 ha thảo quả đến tuổi thu hoạch mỗi năm cho năng suất bình quân 250 kg, giá trị kinh tế khoảng 20 triệu đồng. Trong khi đó, danh sách các hộ có diện tích thảo quả lên tới hàng chục ha ngày một dài thêm, nhất là ở Sa Pa, Bát Xát và Văn Bàn.

Đến nay, các ngành chức năng của tỉnh vẫn chưa có con số thống kê chính xác về diện tích, sản lượng thảo quả hàng năm. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng số liệu thống kê sơ bộ của cơ quan chuyên môn cách đây gần 2 năm, khi đó diện tích thảo quả của toàn tỉnh là gần 7.300 ha (hơn 4 nghìn ha đang cho thu hoạch, sản lượng đạt 1.020 tấn/năm, trị giá khoảng 65 tỷ đồng). Thực hiện phép so sánh, sản lượng thảo quả nói trên tương đương với 10 nghìn con đại gia súc (gần bằng 1/2 tổng đàn của huyện Bát Xát hiện nay) và tương đương với hơn 10 nghìn tấn thóc. Khoảng 3 - 5 năm tới, sản lượng thảo quả trên địa bàn có thể tăng gấp 2 lần hiện nay và đó là nguồn lợi không nhỏ đối với kinh tế lâm nghiệp và phát triển nông thôn vùng cao trên địa bàn tỉnh.

 

 
 

Thảo quả - CLSNG  có giá trị kinh tế cao (Ảnh: Báo Lào Cai)

Cần đẩy mạnh phát triển CLSNG

Thực tế thành công bước đầu cho thấy Lào Cai có tiềm năng rất lớn để phát triển CLSNG. Đến thời điểm này, tỷ lệ tán che phủ của rừng trung bình trên toàn tỉnh đã đạt xấp xỉ 50% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên, loại rừng có tiềm năng lớn nhất để phát triển CLSNG chiếm tỷ lệ khá cao và ngày một lớn hơn. Với loại rừng này khá thuận lợi cho phát triển CLSNG như: thảo quả, sa nhân, đỗ trọng, các cây chế biến thuốc tắm. Đây là tiềm năng CLSNG lớn nhất tại Lào Cai, vừa có giá trị kinh tế cao và điều đáng chú ý hơn là những loại cây này có thể phát triển rộng tại 9/9 huyện, thành phố của tỉnh.

Tại những vùng rừng tự nhiên tái sinh hoặc đất vườn rừng ở vùng thấp, nơi có độ ẩm cao như Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn, điều kiện tự nhiên rất thích hợp để trồng cây luồng Thanh Hóa, loài cây có giá trị kinh tế khá cao. Cây Tống quá sủ vừa là cây lâm sản lấy gỗ nhưng cũng vẫn được xếp vào danh mục CLSNG bởi tính tạo tán hữu hiệu cho phát triển cây thảo quả, sa nhân. Với loại cây này có thể phát triển tốt tại 8 huyện, thành phố (trừ huyện Si Ma Cai hiệu quả ở mức bình thường). Tiềm năng phát triển CLSNG còn phải kể đến các vùng đất trồng  các cây lấy nhựa, lấy quả hoặc lấy vỏ như: quế, trẩu, hồ đào. Có 6/9 huyện, thành phố đang phát triển những loại cây này khá tốt. Trong đó phải kể đến huyện Si Ma Cai, tuy mới trồng thử nghiệm cây trẩu trên một diện tích nhỏ, nhưng mỗi năm vẫn xuất khẩu nguồn hạt mang lại giá trị gần 2 tỷ đồng.

CLSNG phù hợp với điều kiện ở Lào Cai

Do đặc thù văn hóa, điều kiện dân trí mà hiện tượng khá phổ biến tại nhiều vùng cao ở Lào Cai là người dân chủ yếu khai thác CLSNG theo cách tự nhiên. Hiện toàn tỉnh Lào Cai có khoảng 1/2 dân số sống tại vùng cao, số người sống nhờ vào nguồn thu nhập từ lâm nghiệp, lâm sản cũng rất nhiều. Điều không thể phủ nhận là đã có hàng nghìn hộ nông dân làm kinh tế giỏi và là hộ giàu tại khu vực nông thôn, vùng cao trên địa bàn tỉnh hiện nay đều có yếu tố lâm nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Nhưng tài nguyên rừng ngày càng khan hiếm, CLSNG tự nhiên còn số lượng rất hạn chế, kể cả những loại cây mới được khai thác trong một vài năm gần đây như cây dược liệu, cây thuốc tắm phục vụ khách du lịch tại Sa Pa cũng ngày một vơi đi. Nếu không có các giải pháp tích cực bảo vệ và trồng mới thì số CLSNG rồi sẽ không còn đáng bao nhiêu!

Điều quan trọng là ở khu vực chưa phát triển CLSNG, mức độ tác động đến sinh thái rừng ngày một nghiêm trọng hơn. Bắt đầu là việc khai thác gỗ quý, tiếp đó là các gỗ thuộc nhóm cao hơn và cuối cùng là phá rừng làm nương.  Như vậy, bài toán phát triển CLSNG không chỉ hướng đến mục tiêu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chế biến lâm sản, nâng cao giá trị CLSNG. Đồng thời khuyến khích các hộ gia đình, doanh nghiệp đầu tư phát triển rừng gắn với phát triển CLSNG để tăng thu nhập từ rừng, góp phần có hiệu quả bảo vệ rừng và bảo vệ nguồn đa dạng sinh học hiện nay đang bị suy giảm.

Phát triển CLSNG tuy muộn nhưng cần thiết

Theo tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai trình UBND tỉnh ban hành Quyết định về việc quy định chính sách khuyến khích phát triển CLSNG, trước mắt là giai đoạn 2010 tới 2015. Trong đó, đề cập đến các chính sách liên quan đáng chú ý như đất đai, thuế sử dụng đất, tài nguyên, chính sách đầu tư, tín dụng và chính sách hưởng lợi. Theo đó, nhà nước cần đầu tư khoảng 17 tỷ đồng tiền hỗ trợ nông dân phát triển CLSNG và chính sách này sẽ có tác động trực tiếp đến việc phát triển 5 nghìn ha nhóm cây dược liệu, 5 nghìn ha cây lấy nhựa, quả, vỏ và 5 nghìn ha cây lâm nghiệp tán che và các CLSNG khác. Nếu cơ chế chính sách trên được thực thi trong thời gian tới, sẽ tạo ra động lực quan trọng và môi trường thuận lợi cho bảo vệ, phát triển và khai thác có hiệu quả CLSNG ở các địa phương trong tỉnh.

Sau nhiều năm phát huy hiệu quả trên nhiều mặt, song vì những lý do khác nhau thì đến nay CLSNG mới được đặt đúng vị trí và được công nhận về mặt chính sách. Dù là muộn, nhưng đây vẫn là điều cần thiết  để CLSNG phát triển đúng quy hoạch, có định hướng chiến lược để khai thác đúng  tiềm năng, lợi thế của CLSNG trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

 

Lê Huê (Theo Báo Lào Cai)

NỘI DUNG KHÁC

Nông dân Bát Xát xóa nghèo nhờ dưa hấu

21-6-2010

AGROINFO – Dưa hấu chỉ là một loại cây trồng phụ ở Bát Xát. Tuy nhiên, năm nay dưa hấu đã góp phần đáng kể giúp cho nhân dân các dân tộc Bát Xát xóa đói, giảm nghèo.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lào Cai cùng nông dân làm giàu

17-6-2010

AGROINFO – Nhờ có nguồn vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NH NN&PTNT) Lào Cai, hơn 80 hộ đã phát triển việc thu mua nông sản với thu nhập cao. Quan trọng hơn, nguồn vốn đó đã giúp nông dân thay đổi nhận thức, lề lối canh tác theo hướng thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hình thành vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa.

Lào Cai mở rộng vùng nguyên liệu gắn liền với chế biến nông, lâm sản

17-6-2010

AGROINFO – Những năm qua, Lào Cai đã có nhiều hoạt động đẩy mạnh việc phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến đạt hiệu quả cao, góp phần thực hiện thắng lợi Đề án Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Nước sạch về với vùng cao Lào Cai

15-6-2010

AGROINFO - Lào Cai là tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, những năm qua, luôn nỗ lực vượt qua những khó khăn để đưa nước sạch về những vùng khó khăn.

Khóc – cười chuyện liên kết trồng rừng ở Krông Bông

15-6-2010

AGROINFO - Có những diện tích rừng đã đến chu kỳ khai thác, nhưng người trồng không biết phải định đoạt thế nào; nhưng cũng có không ít những diện tích rừng còn non thì lại bị người dân chặt bán với giá rẻ, đó là thực trạng “dở khóc dở cười “ trong liên kết trồng rừng của người dân ở huyện Krông Bông với Công ty Cổ phần Nghiệp Lâm (CTNL) TP. Hồ Chí Minh.

Rừng đặc dụng Đray Sáp ngày càng nghèo kiệt

15-6-2010

AGROINFO – Trong năm 2008, Đội quản lý bảo vệ rừng và lực lượng kiểm lâm huyện Krông Nô đã phát hiện được 52 vụ phá rừng tại Đray Sáp. Rừng đặc dụng Đray Sáp đang ngày càng trở nên nghèo kiệt, nhiều loại cây gỗ quý hiếm đã bị khai thác, tàn phá nghiêm trọng.

Đắk Song - nông dân tập trung chăm sóc cây trồng vụ hè thu

15-6-2010

AGROINFO - Những ngày đầu tháng 6, trên khắp các cánh đồng huyện Đắk Song đâu đâu người ta cũng bắt gặp hình ảnh những bãi ngô, ruộng khoai xanh mướt, nhiều cây bí đỏ bung ngọn trải dài trên đất. Hiện tại người nông dân đang tập trung chăm sóc cây trồng vụ hè thu.

Được mùa xoài, nông dân Bảo Nhai vẫn điêu đứng

15-6-2010

AGROINFO - Năm nay, vườn xoài của nhiều nông dân xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) được mùa lớn. Nhưng niềm vui vẫn không đến với người nông dân, vì giá thu mua xoài quá thấp. Thậm chí nông dân không tìm được người mua xoài.

Cà phê tăng giá

15-6-2010

AGROINFO - Mấy ngày qua, giá cà phê có xu hướng tăng mạnh, từ 24.300 đồng/ kg ngày 9-6 tăng lên 25.500 đồng/kg trong ngày 11.6.

Bảo Thắng tăng cường hiệu quả của công tác bình đẳng giới

11-6-2010

AGROINFO - Từ năm 2004 trở lại đây, huyện Bảo Thắng đã và đang có nhiều chương trình hoạt động tích cực thực hiện bình đẳng giới

Mô hình "Ống tiết kiệm" của hội phụ nữ xã Ea So (huyện Ea Kar) cần nhân rộng

10-6-2010

AGROINFO - Từ đầu năm 2010 đến nay, Hội phụ nữ xã Ea So (huyện Ea Kar - Đắc Lắc) đã triển khai mô hình "Ống tiết kiệm", hỗ trợ 66 triệu đồng cho 57 hội viên vay không lãi.

Huyện CưM’Gar tỉnh Đắc Lắc: Sầu riêng chết hàng loạt, nông dân gánh nợ

10-6-2010

AGROINFO - Trong những ngày đầu mùa mưa, nhiều hộ gia đình đồng bào các dân tộc ở buôn Tría, xã Ea Trul, huyện CưM’Gar rất lo lắng vì tình trạng hàng ngàn cây sầu riêng chất lượng cao do công ty Dona Techno thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia cung cấp được trồng xen trong vườn cà phê 2-3 năm bỗng nhiên chết hàng loạt.