HỘI THẢO

Nước sạch về với vùng cao Lào Cai

Ngày đăng: 15 | 06 | 2010

AGROINFO - Lào Cai là tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, những năm qua, luôn nỗ lực vượt qua những khó khăn để đưa nước sạch về những vùng khó khăn.

Việc đưa nước sạch về với đồng bào không chỉ giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt, mà còn từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân.

 
 Người dân vùng cao Lào Cai sử dụng nước sạch trong sinh hoạt.    Ảnh: PV

Những năm gần đây, Lào Cai luôn quan tâm việc thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh, góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2009, toàn tỉnh đã xây dựng mới được 66 công trình tự chảy tập trung và hơn hai nghìn công trình nước sinh hoạt nhỏ lẻ hộ gia đình với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 57 tỷ đồng. Theo thống kê, đến nay trên địa bàn đã có hơn 72 nghìn gia đình được cấp nước bằng công trình hợp vệ sinh, chiếm 75%; số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh hơn 65% và 56% số hộ dân nông thôn có chuồng trại và công trình xử lý chất thải chăn nuôi hợp vệ sinh; 47,5% số trường học, điểm trường có nhà vệ sinh xây kiên cố; 86,6% số trạm y tế đã có công trình cấp nước và vệ sinh kiên cố. Để đạt được những kết quả trên, các cấp, ngành chức năng trên địa bàn tỉnh luôn chú trọng công tác tập huấn, hướng dẫn sử dụng các công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh tại các trường học cho giáo viên và học sinh; tổ chức tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác truyền thông về vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho người dân nông thôn.

Chúng tôi về xã Bản Phố (Bắc Hà), đây là địa phương đã có nhiều thay đổi từ khi có nguồn nước hợp vệ sinh về với người dân. Chủ tịch UBND xã Thào Xuân Thành cho biết, hiện nay, xã có 11 thôn, với 630 hộ/3.148 nhân khẩu, trong đó hơn 50% số gia đình đã có nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Để nguồn nước phục vụ bà con nông dân luôn được bảo đảm, các công trình nước sinh hoạt trên địa bàn xã thường xuyên được đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng. Gặp chúng tôi trên đường đi mua ống nước về, bác Chấn (dân tộc Mông) xã Bản Phố tâm sự: "Mấy ngày nữa nhà tôi sẽ được dùng nước hợp vệ sinh rồi. Hôm nay, tôi nghỉ đi làm nương, tranh thủ ra chợ mua vài chục mét ống nhựa về lắp nước máy. Mặc dù đường ống nước đã về đến đầu nhà mấy năm nay, nhưng do không có tiền mua ống nên đành phải dùng nước suối, ô nhiễm lắm". Nhìn trên vai bác Chấn, chúng tôi thấy có sáu ống nhựa nhỏ, bác bảo mua hết 65 nghìn đồng, không có tiền thuê thợ, gia đình phải tự lắp lấy...

Theo anh Vần, Trưởng thôn 2B, xã Bản Phố hiện nay, gần 100% số hộ gia đình trong thôn đã được dùng nước hợp vệ sinh. Trước đây, mỗi buổi chiều, trong thôn lại diễn ra cảnh nhà nhà, người người lục đục băng rừng hàng km để lấy một can 20 lít nước suối về sử dụng. Việc làm nương đã mệt, về muộn, cộng với đi lấy nước mất khoảng 30 phút, nên hầu hết các gia đình trong thôn phải đến hơn 9 giờ tối mới được ăn cơm. Nếu trời nắng thì nước suối còn trong, khi có mưa nước đục ngầu, nhưng người dân vẫn phải sử dụng vì không có nguồn nước khác. Nay thì không còn chuyện đó nữa, nước máy đã về đến tận nhà. Cũng nhờ có nguồn nước sạch này mà người già, trẻ em trong thôn ít bị những bệnh về tiêu hóa, đau mắt, bệnh ngoài da... như trước đây. Để chứng minh cho những đổi thay đó, anh Vần dẫn chúng tôi vào thăm gia đình bác Giàng Seo Dín, dân tộc Mông. Trong căn nhà gỗ nằm ven suối, mái lợp bằng prô xi-măng, bác Dín cho biết: "Nhà tôi đã sử dụng nước sạch được năm năm nay, chúng tôi chỉ mất kinh phí đi mua ống nước để kéo nước từ ngoài đường ống chính vào nhà thôi. Để kéo được đường ống nước vào nhà, do không có tiền, gia đình phải đi vay ngân hàng một triệu đồng, sau một năm thì trả hết nợ. Hiện nay, sáu người trong gia đình không còn phải dùng nước suối ô nhiễm như trước đây nữa. Điều đáng mừng cho bà con dân tộc Mông tại xã Bản Phố này là được sử dụng nước hợp vệ sinh mà không phải trả tiền".

Tuy nhiên, việc đưa nước sạch về với nông dân vùng nông thôn Lào Cai hiện nay còn không ít những khó khăn. Trong đó, những công trình quy định nhân dân đóng góp một phần kinh phí để xây dựng gặp khó khăn trong việc huy động đóng góp, làm giảm tiến độ xây dựng. Hơn nữa, nhận thức về tầm quan trọng của nước sạch và vệ sinh môi trường của một bộ phận nhân dân trong tỉnh còn hạn chế, nên việc thực hiện xã hội hóa công tác nước sạch và vệ sinh môi trường đạt được chưa cao; việc thực hiện báo cáo tiến độ định kỳ của một số chủ đầu tư chưa nghiêm túc, gây khó khăn cho việc điều hành, nhất là những công trình phân cấp cho xã làm chủ đầu tư…

Phạm Khánh (Theo Báo Nhân Dân)

NỘI DUNG KHÁC

Khóc – cười chuyện liên kết trồng rừng ở Krông Bông

15-6-2010

AGROINFO - Có những diện tích rừng đã đến chu kỳ khai thác, nhưng người trồng không biết phải định đoạt thế nào; nhưng cũng có không ít những diện tích rừng còn non thì lại bị người dân chặt bán với giá rẻ, đó là thực trạng “dở khóc dở cười “ trong liên kết trồng rừng của người dân ở huyện Krông Bông với Công ty Cổ phần Nghiệp Lâm (CTNL) TP. Hồ Chí Minh.

Rừng đặc dụng Đray Sáp ngày càng nghèo kiệt

15-6-2010

AGROINFO – Trong năm 2008, Đội quản lý bảo vệ rừng và lực lượng kiểm lâm huyện Krông Nô đã phát hiện được 52 vụ phá rừng tại Đray Sáp. Rừng đặc dụng Đray Sáp đang ngày càng trở nên nghèo kiệt, nhiều loại cây gỗ quý hiếm đã bị khai thác, tàn phá nghiêm trọng.

Đắk Song - nông dân tập trung chăm sóc cây trồng vụ hè thu

15-6-2010

AGROINFO - Những ngày đầu tháng 6, trên khắp các cánh đồng huyện Đắk Song đâu đâu người ta cũng bắt gặp hình ảnh những bãi ngô, ruộng khoai xanh mướt, nhiều cây bí đỏ bung ngọn trải dài trên đất. Hiện tại người nông dân đang tập trung chăm sóc cây trồng vụ hè thu.

Được mùa xoài, nông dân Bảo Nhai vẫn điêu đứng

15-6-2010

AGROINFO - Năm nay, vườn xoài của nhiều nông dân xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) được mùa lớn. Nhưng niềm vui vẫn không đến với người nông dân, vì giá thu mua xoài quá thấp. Thậm chí nông dân không tìm được người mua xoài.

Cà phê tăng giá

15-6-2010

AGROINFO - Mấy ngày qua, giá cà phê có xu hướng tăng mạnh, từ 24.300 đồng/ kg ngày 9-6 tăng lên 25.500 đồng/kg trong ngày 11.6.

Bảo Thắng tăng cường hiệu quả của công tác bình đẳng giới

11-6-2010

AGROINFO - Từ năm 2004 trở lại đây, huyện Bảo Thắng đã và đang có nhiều chương trình hoạt động tích cực thực hiện bình đẳng giới

Mô hình "Ống tiết kiệm" của hội phụ nữ xã Ea So (huyện Ea Kar) cần nhân rộng

10-6-2010

AGROINFO - Từ đầu năm 2010 đến nay, Hội phụ nữ xã Ea So (huyện Ea Kar - Đắc Lắc) đã triển khai mô hình "Ống tiết kiệm", hỗ trợ 66 triệu đồng cho 57 hội viên vay không lãi.

Huyện CưM’Gar tỉnh Đắc Lắc: Sầu riêng chết hàng loạt, nông dân gánh nợ

10-6-2010

AGROINFO - Trong những ngày đầu mùa mưa, nhiều hộ gia đình đồng bào các dân tộc ở buôn Tría, xã Ea Trul, huyện CưM’Gar rất lo lắng vì tình trạng hàng ngàn cây sầu riêng chất lượng cao do công ty Dona Techno thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia cung cấp được trồng xen trong vườn cà phê 2-3 năm bỗng nhiên chết hàng loạt.

Huyện Ea Kar: 98,9% trẻ em trong độ tuổi được uống vitamin A

10-6-2010

AGROINFO - Trong đợt này, toàn huyện Ea Kar có 13.184 trẻ trong độ tuổi được cân đo, uống vitamin A (đạt 98,9% so với kế hoạch)

Tín hiệu vui trên khu rừng xanh Ea H’Mlay (M’Drak)

9-6-2010

AGROINFO - Hàng trăm ha đất trống, đồi trọc hoặc hoang hóa ở xã Ea H’Mlay (huyện M’Drak) giờ được khoác lên mình màu xanh của rừng cây keo lá tràm.

Đắc Lắc - Gần 1.500 ha cây trồng bị mất trắng do gieo trỉa sớm

9-6-2010

AGROINFO - Mặc dù đã có những cảnh báo của cơ quan chức năng về hiện tượng nắng nóng sẽ tiếp tục kéo dài sau 2 trận mưa đầu mùa, nhưng nhiều nông dân vẫn vội vàng xuống giống khiến hơn 3.000 ha hoa màu bị khô hạn nặng.

TP. Buôn Ma Thuột: Thu ngân sách đạt gần 61% kế hoạch cả năm

9-6-2010

AGROINFO - Trong 5 tháng đầu năm 2010, thu ngân sách của TP. Buôn Ma Thuột đạt gần 411 tỷ đồng.