HỘI THẢO

Đắk Lắk : chăn nuôi động vật hoang dã đối mặt với nhiều rủi ro

Ngày đăng: 02 | 07 | 2010

AGROINFO – Ở Đắk Lắk, xu hướng nuôi động vật hoang dã đang trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên việc mở rộng ồ ạt loại hình chăn nuôi này cũng chứa đựng không ít rủi ro.

Chăn nuôi động vật hoang dã còn nặng tính tự phát

Theo ông Đỗ Ngọc Dũng - trưởng phòng bảo tồn Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk: điều đáng lưu ý nhất đối với phong trào nuôi động vật hoang dã tại Đắk Lắk là làm sao giữ được thương hiệu. Và thương hiệu của động vật hoang dã tại Đắk Lắk chính là sự trung thực về chất lượng.

Chăn nuôi động vật hoang dã còn nặng tính tự phát (Ảnh minh họa: Internet)

Để giữ được thương hiệu này quả thực không phải là điều dễ dàng. Thực tế cho thấy thời gian qua do quá nôn nóng về lợi nhuận nên nhiều cơ sở đã áp dụng các biện pháp để tăng năng suất, làm sao cho vật nuôi đẻ thật nhiều, lớn thật nhanh để thu lợi nhuận.

Về lâu dài cần có một tổ chức liên kết những hộ nuôi động vật hoang dã với nhau cùng đứng ra làm ăn, tìm kiếm đối tác để tạo dựng thương hiệu và xây dựng thị trường ổn định; tránh tình trạng manh mún, vừa làm ra vừa bán cho nơi này một ít, bán cho nơi kia một mảnh như hiện tại.

Phong trào nuôi động vật hoang dã thật sự bắt đầu từ khoảng năm 2005. Một trong số ít người đầu tiên kinh doanh loại hình này là ông Hoàng Mạnh Cường, giám đốc Công ty TNHH một thành viên Kiên Cường (phường Tân Tiến, TP Buôn Ma Thuột), cho biết trước đây gia đình có mua vài con về chỉ là “nuôi cho vui”.

Tuy nhiên sau vài năm, thấy số động vật mình nuôi lớn khá nhanh và bắt đầu sinh sản được, ông quyết định chuyển hướng qua đầu tư vốn để lập cơ sở nuôi động vật hoang dã. Ông Cường cho biết đến thời điểm hiện tại trang trại của ông đã mở rộng diện tích ra 2.000m2, thường xuyên có trên dưới 1.000 con rắn, hàng chục nhím đá và một lượng lớn cầy hương, hươu, ba ba, khỉ... Ông Cường cho hay qua tìm hiểu mô hình của ông, rất nhiều người gần xa đã về nuôi nhưng tỉ lệ thành công không nhiều.

Tương tự, ông Văn Dương, giám đốc Công ty TNHH một thành viên Văn Dương (phường Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột), cho hay năm 2007 đã đầu tư xây chuồng trại nuôi động vật hoang dã. Ban đầu kinh nghiệm chủ yếu là học hỏi từ những người đi trước nên trong năm đầu tiên thất bại “bầm giập”, có thời điểm giống chết đến hơn 40%. Hiện trang trại của ông nuôi hơn 1.000 con rắn, 20 con chồn hương, trên 100 con kỳ đà...

Không chỉ tại TP Buôn Ma Thuột mà tại các huyện như Ea Kar, Krông Pắk... nhiều trang trại nuôi động vật hoang dã cũng liên tục được mở ra, trong đó Công ty heo rừng Tây nguyên NNH được coi là trang trại quy mô nhất tại Tây nguyên, mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng ngàn con giống heo rừng.

Ông Nguyễn Ngọc Hiếu, giám đốc Công ty NNH, cho biết hiện ông tiếp tục đầu tư nuôi các loài động vật quý hiếm khác như kỳ đà, rắn hổ, gà chân đen...

Ông Đỗ Ngọc Dũng cho biết khoảng năm năm trước có rất ít hộ dám đầu tư để nuôi động vật hoang dã bởi thủ tục còn khá phức tạp, nhưng từ năm 2007 đến nay số cơ sở đăng ký nuôi hằng năm tăng khá nhanh, trong đó riêng tại TP Buôn Ma Thuột đã có 250 hộ. Phần lớn các hộ này đăng ký nuôi các loài như rắn hổ trâu, hổ chúa, kỳ đà, nhím, chồn hương... “Các hộ nuôi cũng chưa trải qua một lớp tập huấn nào, chủ yếu là tự phát, thấy người khác làm cũng làm theo nên nguy cơ thất bại là khá lớn” - ông Dũng cho hay.

Đối mặt với không ít rủi ro

Có nhiều ý kiến trái ngược nhau về việc cho phép các cơ sở nuôi động vật hoang dã. Những người ủng hộ cho rằng việc cho phép chăn nuôi động vật hoang dã sẽ giảm áp lực lên việc khai thác săn bắn động vật hoang dã từ rừng. Tuy nhiên nhiều người lại nghi ngại việc cho nuôi ồ ạt nếu không quản lý chặt chẽ sẽ tạo ra kẽ hở, là nơi để thú rừng khai thác bất hợp pháp dễ dàng “rửa mác” biến thành thú nuôi trước khi lên bàn nhậu. “Theo tôi, có thể an tâm về mặt nguồn gốc vì số lượng thú nuôi được quản lý rất chặt, số thú con ra đời đều được làm “giấy khai sinh” để quản lý nên sẽ khó có chuyện thú rừng biến thành thú nuôi. Mặt khác, việc kinh doanh động vật hoang dã là hướng làm ăn mới, hứa hẹn lợi nhuận cao nên chúng tôi đang rất khuyến khích bà con gây nuôi” - ông Dũng nói.

Ông Ngô Nhân, phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Đắk Lắk, cho biết mặc dù nuôi động vật hoang dã đang là cách làm ăn khá hấp dẫn nhưng mô hình này cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Số vốn ban đầu bỏ ra để xây dựng trang trại, mua con giống rất lớn; mặt khác động vật hoang dã nói chung đều rất khó nuôi nên chủ trang trại phải nắm rất chắc những nguyên tắc về chăm sóc, bảo vệ, cơ sở chuồng trại, nếu không sẽ sớm chuốc lấy thất bại.

Theo ông Hoàng Mạnh Cường, cách tốt nhất để tránh rủi ro là làm mô hình từ nhỏ đến lớn, nuôi từ loài dễ đến loài khó, vừa làm vừa lấy kinh nghiệm, không nên đầu tư đại trà.

Lê Huê (Theo TTO)

NỘI DUNG KHÁC

Lào cai: Cần có sự đột phá để phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa

1-7-2010

AGROINFO - Ngành nông nghiệp Lào Cai vừa đưa ra định hướng phát triển chăn nuôi giai đoạn từ 2011 - 2015 với mục tiêu chính là chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Trong đó khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại có quy mô lớn, đảm bảo an toàn và phát triển bền vững.

Các nhà máy thủy điện ở Đắk Lắk thiếu nước nghiêm trọng

1-7-2010

AGROINFO - Lãnh đạo Công ty Thủy điện Buôn Kuốp cho biết, hiện nay hầu hết các nhà máy thủy điện trên địa bàn Đắk Lắk đang bị thiếu nước nghiêm trọng, gây khó khăn trong việc vận hành sản xuất cung cấp điện lên lưới quốc gia.

Đắk Lắk: Chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1-7-2010

AGROINFO - 6 tháng đầu năm, các trường và cơ sở dạy nghề đã tổ chức tuyển và đạo tạo nghề cho 7.313 người, trong đó nữ là 1.858 người, dân tộc thiểu số là 1.951 người và đào tạo sơ cấp nghề miễn phí cho lao động nông thôn là 1.050 người.

Thành phố Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1-7-2010

AGROINFO – 6 tháng đầu năm 2010, kinh tế - xã hội của thành phố Lào Cai tiếp tục phát triển, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt hơn 111 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2009, bằng 65% kế hoạch giao.

Dịch bệnh bùng nổ trên cây chanh dây

29-6-2010

AGROINFO - Bất chấp mọi khuyến cáo của ngành nông nghiệp, diện tích cây chanh dây ở Đăk Nông vẫn được người dân mở rộng từng ngày. Hiện tại, người nông dân trồng cây chanh dây đang phải đối phó với nhiều dịch bệnh.

Nậm Đét - giàu từ trồng quế

28-6-2010

AGROINFO - Dọc đường vào Nậm Đét (Bắc Hà) những ngày đầu tháng 6, vỏ quế phơi thành dãy dài hàng cây số, hương thơm nồng. Trên những đồi quế ven đường, nhân dân Nậm Đét hối hả thu hoạch quế.

Sản xuất hạt giống lúa lai: Đối mặt với sự bất thuận của thời tiết

24-6-2010

AGROINFO - Ea Kar từng được đánh giá là vùng sản xuất giống lúa lai đạt năng suất cao nhất nước, nhưng vụ đông xuân 2009 – 2010, sản xuất giống lúa lai ở đây phải đối mặt với sự biến đổi của thời tiết, có đến 20% diện tích năng suất giảm và ảnh hưởng đến chất lượng.

Vấn nạn rác thải ở Trung tâm huyện Ea Súp

24-6-2010

AGROINFO - Nhiều năm qua, ngay giữa trung tâm huyện Ea Súp, nhiều bãi rác thải vẫn tồn tại ngang nhiên, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và cuộc sống của người dân.

Động vật hoang dã - xu hướng chăn nuôi mới

22-6-2010

AGROINFO – Những năm qua, tỉnh Đak Lak đã phát triển chăn nuôi một số loài động vật hoang dã quý hiếm như: nhím, nai, chồn hương, cá sấu, heo rừng. Đây là hướng đi mới đem lại lợi nhuận cao cho nhiều hộ chăn nuôi.

Giải pháp tăng năng suất cao su ở Tây Nguyên

22-6-2010

AGROINFO - Theo thống kê, hiện nay diện tích vườn cây cao su kiến thiết cơ bản có các giống mới ở khu vực Tây Nguyên chiếm 15,4%, hứa hẹn tiềm năng tăng năng suất vào những năm tiếp theo khi diện tích này được đưa vào khai thác.

Nông dân Dak Lak giàu lên nhờ cây ăn quả

21-6-2010

AGROINFO - Cuối năm 2001, cây vải thiều Hải Dương, nhãn Hương Chi bắt đầu xuất hiện trên vùng đất khô cằn xã Ea Sô, huyện Ea Kar. Từ đó đến nay loại cây này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Lào Cai – tiềm năng phát triển cây lâm sản ngoài gỗ

21-6-2010

AGROINFO - Ở Lào Cai, cây lâm sản ngoài gỗ(CLSNG) đang mang lại việc làm ổn định, giá trị kinh tế cao cho người dân ở nhiều địa phương trong tỉnh.