HỘI THẢO

Nậm Đét - giàu từ trồng quế

Ngày đăng: 28 | 06 | 2010

AGROINFO - Dọc đường vào Nậm Đét (Bắc Hà) những ngày đầu tháng 6, vỏ quế phơi thành dãy dài hàng cây số, hương thơm nồng. Trên những đồi quế ven đường, nhân dân Nậm Đét hối hả thu hoạch quế.

 
 Phơi vỏ quế. (Ảnh: Báo Lào Cai)

Thêm một vụ quế thắng lớn

Đưa chúng tôi đi thực tế rừng quế, Bí thư Đảng ủy xã Triệu Kim Vảng, cho biết: "Toàn xã hiện có 820 ha cây quế, trong đó 600 ha đang cho thu hoạch. Thị trường tiêu thụ quế năm nay khá ổn định, giá bán vỏ quế khô loại 1 từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, loại 2 từ 12.000 - 13.000 đồng/kg và loại 3 giá khoảng 10.000 đồng/kg. Hiện xã đã thu hoạch và bán trên 70 tấn quế khô, thu trên 800 triệu đồng, dự kiến năm nay toàn xã sẽ thu được trên 100 tấn quế khô, trị giá 1,5 tỷ đồng".

Anh Triệu Văn Quyên, thôn Tống Thượng, cho biết: "Gia đình trồng 5 ha quế, từ bán quế, có tiền đầu tư phân bón, giống, phục vụ sản xuất vụ mùa, mua được xe máy, có tiền lo cho con ăn học". Vụ quế năm nay, toàn xã Nậm Đét có nhiều gia đình thu từ 10 - 50 triệu đồng, điển hình như hộ: anh Bàn A Ton, Triệu Kim Hin, chị Triệu Thị Ké…

Ở xã Nậm Đét, gia đình ông Triệu Kim Vảng sở hữu chục cây quế cổ thụ trên 35 năm tuổi, có chất lượng tinh dầu tốt, giá trị kinh tế cao. Ông Vảng cho biết: "Năm 1975, bà Triệu Mùi Pham, Bí thư Chi bộ xã Nậm Đét xuống huyện Văn Yên lấy quế giống, vận động bà con người Dao trồng quế, gia đình tôi tham gia trồng mấy chục cây… hiện cây quế sinh trưởng và phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trung bình mỗi năm, gia đình ông Vảng bóc tỉa quế thu về trên 30 triệu đồng. Trong đó, năm 2007 và 2008 thu được 100 triệu đồng từ bán vỏ quế khô. Ông Triệu Kim Vảng khẳng định: 35 năm qua, cây quế thực sự là cây chủ lực xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, làm giàu cho người dân Nậm Đét. Chính vì vậy, trong chương trình phát triển kinh tế, UBND xã chỉ đạo các thôn mở rộng diện tích trồng quế, trung bình mỗi năm, xã trồng mới được từ 70 - 80 ha, riêng năm 2009 trồng được 70 ha.

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

Ông Triệu Kim Vảng, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Đét tự hào: "Có được thành quả hôm nay, mỗi người dân Nậm Đét luôn nhớ công lao bà Triệu Mùi Pham, nguyên Bí thư chi bộ xã từ năm 1963 - 1993. Trở lại thôn Nậm Đét, chúng tôi gặp bà Pham, bà chậm rãi kể: Qua tìm hiểu, biết ở huyện Văn Yên (Yên Bái) có nhiều hộ làm giàu từ cây quế, tôi cùng chi bộ bàn, thống nhất ra nghị quyết trồng quế, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, cùng chính sách ưu đãi, diện tích cây quế được mở rộng tại 7/7 thôn. Đến nay, toàn xã đã có trên 800 ha quế, riêng nhà bà Pham có hơn 5 ha. Nậm Đét trở thành "thủ phủ" vùng chuyên canh trồng cây quế của tỉnh. Từ năm 2003 đến nay, mỗi năm người dân trong xã thu trên dưới 1 tỷ đồng từ bán vỏ quế, riêng năm 2009 thu gần 1,2 tỷ đồng. Thấy được hiệu quả trồng quế ở xã Nậm Đét, người dân các xã Bảo Nhai, Nậm Khánh, Nậm Lúc, Cốc Lầu, Bản Cái... đã học cách trồng, chăm sóc và thu hoạch quế. Nhờ vậy, nhiều hộ gia đình thoát nghèo, có thu nhập ổn định, một số gia đình đã vươn lên làm giàu từ trồng quế, hàng năm thu nhập 40 - 50 triệu đồng.

Hiệu quả từ mô hình "Vườn quế hạnh phúc"

Học tập kinh nghiệm trồng quế, những năm qua, tuổi trẻ xã Nậm Đét đã xây dựng và phát triển mô hình "Vườn quế hạnh phúc". Đến thăm anh Bàn A San, thôn Nậm Đét, nguyên Bí thư đoàn xã từ năm 1990 - 2003, người có công "phát kiến" mô hình "Vườn quế hạnh phúc", trong căn nhà khang trang, anh San tâm sự: Mình sinh ra trong gia đình nghèo, nhờ Đoàn xã, đặc biệt là cụ Pham đã động viên, giúp đỡ gia đình khai hoang đất trống, đồi trọc để trồng quế. Hiện gia đình có đồi quế rộng trên 5 ha đang cho thu hoạch, trung bình mỗi năm thu trên 30 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn vận động, giúp đỡ thanh niên trong thôn, xã cùng trồng quế. Đoàn thanh niên xã đã xây dựng mô hình "Vườn quế hạnh phúc" và xin quỹ đất của xã, tranh thủ lúc nông nhàn khai hoang, phát cỏ, ươm trồng cây quế, đồng thời vận động thanh niên nghèo, mới lập gia đình vay vốn phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Hầu hết các gia đình, đoàn viên, thanh niên xã Nậm Đét đều tích cực tham gia trồng quế, các chi đoàn thôn, bản của xã có "Vườn quế hạnh phúc". Mỗi chi đoàn có vườn quế rộng từ 4 - 5 ha, riêng chi đoàn thôn Nậm Đét có 2 vườn quế, mỗi vườn có diện tích 5 ha. Những năm qua, Đoàn xã đã thu trên 1 tỷ đồng từ mô hình này, hỗ trợ trên 100 lượt hộ gia đình thanh niên nghèo vay vốn không lấy lãi để đầu tư phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Lê Huê (Theo Báo Lào Cai)

NỘI DUNG KHÁC

Sản xuất hạt giống lúa lai: Đối mặt với sự bất thuận của thời tiết

24-6-2010

AGROINFO - Ea Kar từng được đánh giá là vùng sản xuất giống lúa lai đạt năng suất cao nhất nước, nhưng vụ đông xuân 2009 – 2010, sản xuất giống lúa lai ở đây phải đối mặt với sự biến đổi của thời tiết, có đến 20% diện tích năng suất giảm và ảnh hưởng đến chất lượng.

Vấn nạn rác thải ở Trung tâm huyện Ea Súp

24-6-2010

AGROINFO - Nhiều năm qua, ngay giữa trung tâm huyện Ea Súp, nhiều bãi rác thải vẫn tồn tại ngang nhiên, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và cuộc sống của người dân.

Động vật hoang dã - xu hướng chăn nuôi mới

22-6-2010

AGROINFO – Những năm qua, tỉnh Đak Lak đã phát triển chăn nuôi một số loài động vật hoang dã quý hiếm như: nhím, nai, chồn hương, cá sấu, heo rừng. Đây là hướng đi mới đem lại lợi nhuận cao cho nhiều hộ chăn nuôi.

Giải pháp tăng năng suất cao su ở Tây Nguyên

22-6-2010

AGROINFO - Theo thống kê, hiện nay diện tích vườn cây cao su kiến thiết cơ bản có các giống mới ở khu vực Tây Nguyên chiếm 15,4%, hứa hẹn tiềm năng tăng năng suất vào những năm tiếp theo khi diện tích này được đưa vào khai thác.

Nông dân Dak Lak giàu lên nhờ cây ăn quả

21-6-2010

AGROINFO - Cuối năm 2001, cây vải thiều Hải Dương, nhãn Hương Chi bắt đầu xuất hiện trên vùng đất khô cằn xã Ea Sô, huyện Ea Kar. Từ đó đến nay loại cây này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Lào Cai – tiềm năng phát triển cây lâm sản ngoài gỗ

21-6-2010

AGROINFO - Ở Lào Cai, cây lâm sản ngoài gỗ(CLSNG) đang mang lại việc làm ổn định, giá trị kinh tế cao cho người dân ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Nông dân Bát Xát xóa nghèo nhờ dưa hấu

21-6-2010

AGROINFO – Dưa hấu chỉ là một loại cây trồng phụ ở Bát Xát. Tuy nhiên, năm nay dưa hấu đã góp phần đáng kể giúp cho nhân dân các dân tộc Bát Xát xóa đói, giảm nghèo.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lào Cai cùng nông dân làm giàu

17-6-2010

AGROINFO – Nhờ có nguồn vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NH NN&PTNT) Lào Cai, hơn 80 hộ đã phát triển việc thu mua nông sản với thu nhập cao. Quan trọng hơn, nguồn vốn đó đã giúp nông dân thay đổi nhận thức, lề lối canh tác theo hướng thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hình thành vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa.

Lào Cai mở rộng vùng nguyên liệu gắn liền với chế biến nông, lâm sản

17-6-2010

AGROINFO – Những năm qua, Lào Cai đã có nhiều hoạt động đẩy mạnh việc phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến đạt hiệu quả cao, góp phần thực hiện thắng lợi Đề án Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Nước sạch về với vùng cao Lào Cai

15-6-2010

AGROINFO - Lào Cai là tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, những năm qua, luôn nỗ lực vượt qua những khó khăn để đưa nước sạch về những vùng khó khăn.

Khóc – cười chuyện liên kết trồng rừng ở Krông Bông

15-6-2010

AGROINFO - Có những diện tích rừng đã đến chu kỳ khai thác, nhưng người trồng không biết phải định đoạt thế nào; nhưng cũng có không ít những diện tích rừng còn non thì lại bị người dân chặt bán với giá rẻ, đó là thực trạng “dở khóc dở cười “ trong liên kết trồng rừng của người dân ở huyện Krông Bông với Công ty Cổ phần Nghiệp Lâm (CTNL) TP. Hồ Chí Minh.

Rừng đặc dụng Đray Sáp ngày càng nghèo kiệt

15-6-2010

AGROINFO – Trong năm 2008, Đội quản lý bảo vệ rừng và lực lượng kiểm lâm huyện Krông Nô đã phát hiện được 52 vụ phá rừng tại Đray Sáp. Rừng đặc dụng Đray Sáp đang ngày càng trở nên nghèo kiệt, nhiều loại cây gỗ quý hiếm đã bị khai thác, tàn phá nghiêm trọng.