TIN TỨC-SỰ KIỆN

Sàn giao dịch đường - Còn nhiều dấu hỏi

Ngày đăng: 01 | 04 | 2010

Sau một số nông sản khác, từ ngày 30/3, đường cũng đã lên sàn giao dịch. Đây là một tin vui, nhưng đang gây ra khá nhiều lo ngại.

Sàn giao dịch đường do Cty CP Giao dịch Hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom-STE) thực hiện. Muốn giao dịch trên sàn đường, các nhà đầu tư phải mở tài khoản tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và phải ký quỹ nhằm đảm bảo giao dịch được thanh toán. Bên bán, bên mua sẽ thực hiện giao dịch theo hai dạng hợp đồng là hợp đồng giao ngay và hợp đồng tương lai (tối đa trong vòng bốn tháng). 4 loại sản phẩm đường được đưa lên sàn giao dịch gồm: RE1, RE2, RS1, RS2. Mỗi loại sản phẩm này đều được ghi rõ các chỉ tiêu quy định chất lượng về độ tro dẫn điện, độ ẩm, độ màu đơn vị ICUMSA, độ Pol, hàm lượng đường khử…

 
 Thị trường có nhiều loại đường chứ không chỉ 4 loại như sàn giao dịch

Tuy nhiên, khi biết chỉ có 4 loại đường trên, nhiều DN đã tỏ ra lo ngại vì trên thực tế thị trường hiện nay đang tồn tại không phải 4 mà là hàng chục sản phẩm đường, và đương nhiên cũng có nhiều mức giá khác nhau. Theo ông Nguyễn Thành Long, TGĐ Cty CP Đường Cần Thơ, chỉ riêng đường RS1, đã được phân chia làm RS1 hạt lớn và RS1 hạt nhỏ. Giá chênh lệch giữa hai loại hạt này là 400 đồng/kg. Tương tự, đường RE1 và RE2 cũng vậy. Giá bán trên thị trường của từng loại đường này không chỉ căn cứ vào những tiêu chuẩn chất lượng, mà còn dựa trên các yếu tố về độ óng ánh, đồng đều, sắc nét, góc cạnh hạt đường.

Hơn nữa giá đường còn tuỳ thuộc vào thương hiệu của nhà sản xuất. Chẳng hạn, cùng một loại đường nhưng giá của Cty Bourbon luôn cao hơn so với giá của đường Cần Thơ. Trong khi đó, do yêu cầu bảo mật của các lệnh mua bán trên sàn giao dịch đường, nên bên mua sẽ không thể biết được mình đang đặt mua đường của NM nào.

Sacom-STE mới chỉ có 3 kho ở TP HCM, Bình Dương và Long An, để nhà đầu tư trên àn giao dịch đường có thể ký gửi hàng hóa, với khối lượng tối đa khoảng 30.000 tấn. Hệ thống kho chỉ đặt quanh TPHCM như trên sẽ khiến cho các NM ngoài miền Bắc, miền Trung hay ĐBSCL ngần ngại vì tốn nhiều chi phí vận chuyển nếu tham gia mua bán qua sàn giao dịch đường.

Theo quy định của Sacom-STE, nếu muốn bán đường qua sàn đối với hợp đồng giao ngay, DN phải ký quỹ toàn bộ giá trị lô hàng tại kho của sàn. Với quy định này, nhiều DN cho rằng sẽ khiến họ phải gánh thêm chi phí vận chuyển đường vào kho, phí lưu kho (58.000 đ/m2/tháng hoặc 17.000 đ/tấn/tháng), phí bốc xếp (15.000 đồng/tấn/lần) thêm. Nếu DN để đường tại kho thì vẫn bị Sacom-STE lấy tiền phí lưu ký bằng việc cử người xuống kho để quản chấp số đường đăng ký giao dịch (khoảng 5 triệu đ/người/tháng).

Lại nói về chuyện bảo mật của lệnh mua bán, nhiều DN tỏ ra lo ngại vì khi đặt lệnh mua, họ sẽ không biết đường nguồn đường đó của NM nào, do đó sẽ không thể biết chi phí vận chuyển ra sao. Nếu một DN ở Sài Gòn mà lỡ mua phải lô đường của một NM tận ngoài Bắc thì chi phí chắc…chết. Trong khi đó, theo quy định của Sacom-STE, phí vận chuyển là do bên mua chịu. Chính vì thế, việc bảo mật các lệnh mua bán trên sàn giao dịch đường đang được cho là một sự đánh đố đối với nhà đầu tư.

Phạm Khánh (Theo Sơn Hà / Báo Nông Nghiệp)

NỘI DUNG KHÁC

24 tỉnh, thành bị nhiễm bệnh lùn sọc đen: Khẩn trương cứu lúa

1-4-2010

KTNT - Bệnh lùn sọc đen đã phát sinh, gây hại tại 24 tỉnh, thành. Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT), tính đến thời điểm này có hơn 20.000ha lúa bị nhiễm bệnh lùn sọc đen, đã xử lý khoảng 17.555ha. Mối nguy về vụ mùa thất bát đang khiến nông dân như ngồi trên lửa.

751 ngư dân Việt Nam đang bị bắt giữ tại nước ngoài

1-4-2010

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Malaysia đang bắt 450 người, Indonesia giữ 280 người, Philippines giữ 21 ngư dân Việt Nam.

Thương hiệu cho nông sản miền núi: Bài toán nan giải

31-3-2010

KTNT - Xây dựng thành công và gìn giữ thương hiệu nông sản mang lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, công tác này hiện vẫn còn bị bỏ ngỏ, bởi người dân cũng như chính quyền địa phương chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu nông sản. Nhất là ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có nhiều đặc sản nhưng dường như khái niệm xây dựng thương hiệu vẫn còn rất mơ hồ.

Không nên lạm dụng trồng ca cao xen canh

31-3-2010

KTNT - Ca cao thuộc nhóm cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Hiện, nhiều nhà vườn ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giàu lên nhờ loại cây này. Vì thế xuất hiện trào lưu trồng xen ca cao trong vườn cây ăn trái. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cảnh báo, trồng xen ca cao với dừa hay một số cây trồng khác có thể làm lây lan nhiều loại nấm bệnh, ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng vườn cây

Xuất khẩu cá tra vào Mỹ: Khó khăn nối tiếp khó khăn

31-3-2010

Từ khi cá tra VN xuất khẩu vào thị trường Mỹ, hết khó khăn này tới rào cản khác cứ diễn ra. Đầu tiên là vào năm 2003, cá tra VN không được mang tên catfish như thông lệ quốc tế vốn đã quen sử dụng. Tiếp theo, cá tra bị quy bán phá giá, theo đó là việc áp các mức thuế phức tạp, kéo dài. Mới đây là những quy định về trọng lượng tịnh. Sắp tới, càng khó hiểu hơn khi bị rào cản: Điều kiện nuôi cá tra ở VN phải giống với ở bên Mỹ (!?).

Phát sóng kênh truyền hình dành riêng cho nông dân

25-3-2010

Lần đầu tiên, Việt Nam có một kênh truyền hình chuyên biệt về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Kênh này dự kiến chính thức phát sóng từ ngày 22/4 tới.

Hỗ trợ mua tạm trữ nông sản: Nên trực tiếp

25-3-2010

TP - TS Vũ Trọng Bình, Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn (Viện Chính sách và Chiến lược NN&PTNT) cho rằng, cần hỗ trợ trực tiếp cho nông dân thay vì hỗ trợ qua doanh nghiệp...

Nông nghiệp Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO: Chưa phát huy được thuận lợi

23-3-2010

Đó là những gì mà ông Trịnh Văn Tiến, Trưởng phòng nghiên cứu phát triển - Trung tâm Thông tin phát triển Nông nghiệp nông thôn - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (IPSARD) trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị...

Hội thảo: Giải pháp phát triển hệ thống canh tác bền vững ở miền núi phía Bắc Việt Nam.

22-3-2010

Ngày 20/3 vừa qua, tại Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên đã diễn ra cuộc hội thảo: “ Giải pháp phát triển hệ thống canh tác bền vững ở miền núi phía Bắc Việt Nam”.

Bát Tràng mong có nhà thiết kế mẫu gốm sứ

19-3-2010

Nếu nhìn nhận làng gốm sứ Bát Tràng là làng nghề thủ công thuần tuý thì không cần phải bàn thêm. Nhưng nếu nhìn làng nghề này là thủ công mỹ nghệ về mặt hàng gốm sứ thì tôi so sánh nó như một xưởng may.

Vỡ nợ cà phê tại Đăk Lăk: "Chó cắn áo rách"

17-3-2010

Hàng trăm hộ dân xã Ea Kênh, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk đã đặt toàn bộ tài sản cá nhân vào một đại lý ký gửi cà phê chỉ bằng “lời hứa”. Đến khi chủ tuyên bố vỡ nợ, cùng với giá cà phê “bết bát” đã đẩy họ vào bước đường cùng.